Tô Thùy Yên tên thật là Đinh
Thành Tiên sinh năm 1938 tại Gò Vấp, Gia Định, học
qua Petrus Ký và Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, cấp
bậc Thiếu Tá trong
quân đội Miền Nam trước 1975. Sau 1975 ông đã bị giam giữ cải tạo hơn
mười năm.
Hiện ông sống tại Houston (Mỹ).
Tô Thùy Yên, Mai Thảo, Thanh
Tâm Tuyền, cùng với các họa sĩ Duy Thanh, Ngọc Dũng, là những người
nòng cốt
của nhóm Sáng Tạo. Một nhóm sáng tác đã từng được biết đến với phong
trào khai
sinh "Thơ Tự Do" trên văn đàn
Miền Nam
vào thập niên 1960. Cả hai tập thơ Tuyển Tập Thơ Thùy Yên (1995) và
Thắp Tạ
(2004) đều được xuất bản ở Mỹ sau khi ông đến định cư ở quốc gia này
vào năm
1993.
Bài thơ Trường Sa hành Tô
Thùy Yên viết tháng 3/1974, chắc là sau một chuyến hành quân công vụ
của ông ra
vùng đảo này. Xin nhớ là, hai tháng trước thời điểm bài thơ ra đời,
Trung Quốc
đã cho quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (19/1/1974). Chính quyền Việt
Nam Cộng
Hòa khi đó đã điều quân đội ra đánh trả. Máu binh lính Việt Nam đã đổ xuống trên vùng biển vùng đảo
của tổ
quốc để quyết giữ trọn vẹn giang sơn bờ cõi Việt Nam.
Trường Sa hành
Toujours
il y eut cette
clameur
toujours il y eut cette
fureur... (1)
Saint-John Perse: Exil
Trường
Sa! Trường Sa! Đảo
chếnh choáng!
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn
bề.
Lính thú mươi người lạ sóng
nước,
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi
đi.
Mùa
đông bắc, gió miên man
thổi
Khiến cả lòng ta cũng rách
tưa
Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh Lớn
Mà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ.
Đảo
hoang, vắng cả hồn ma
quỷ,
Thảo mộc thời nguyên thủy lạ
tên
Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn
lạnh
Lên xác thân người mãi đứng
yên.
Bốn
trăm hải lý nhớ không tới
Ta khóc cười như tự bạo hành
Dập giận, vác khòm lưng nhẫn
nhục,
Đường thân thế lỡ, cố đi
nhanh.
Sóng
thiên cổ khóc, biển tang
chế.
Hữu hạn nào không tủi nhỏ
nhoi?
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu
lệ
Nên tưởng trùng dương khóc
trắng trời.
Mùa gió
xoay chiều, gió khốc
liệt,
Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi.
Đám cây bật gốc chờ tan xác
Có hối ra đời chẳng chọn nơi?
Trong
làn nước vịnh xanh lơ
mộng
Những cụm rong óng ả bập bềnh
Như những tầng buồn lay động
mãi
Dưới hồn ta tịch mịch long
lanh.
Mặt
trời chiều rã rưng rưng
biển
Vầng khói chim đen thảng thốt
quần,
Kinh động đất trời như cháy
đảo...
Ta nghe chừng phỏng khắp châu
thân.
Ta ngồi
bên đống lửa man rợ,
Hong tóc râu, chờ chín miếng
mồi,
Nghe cây dừa ngất gió trùng
điệp
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi.
Chú em
hãy hát, hát thật lớn
Những điệu vui, bất kể điệu
nào
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu.
Ai hét
trong lòng ta mỗi lúc
Như người bị bức tử canh
khuya
Xé toang từng mảng đời tê
điếng
Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê.
Ta nói
với từng tinh tú một
Hằng đêm tất cả chuyện trong
lòng
Bãi lân tinh thức, âm u sáng
Ta thấy đầu ta cũng sáng
trưng.
Đất
liền, ta gọi, nghe ta
không?
Đập hoảng Vô Biên, tín hiệu
trùng.
Mở, mở giùm ta khoảng cách
đặc.
Con chim động giấc gào cô
đơn.
Ngày.
Ngày trắng chói chang
như giũa.
Ánh sáng vang lừng điệu múa
điên.
Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ
Kêu giòn như tiếng nứt hoa
niên.
Ôi! Lũ
cây gầy ven bãi sụp,
Rễ bung còn gượng cuộc tồn
sinh,
Gắng tươi cho đến ngày trôi
ngã
Hay đến ngày bờ tái tạo xanh.
San
hô mọc tủa thêm cành
nhánh
Những nỗi niềm kia cũng mãn
khai
Thời gian kết đá mốc u tịch
Ta lấy làm bia tưởng niệm
Người.
3. 1974
(Tạp chí Văn, Sài Gòn)
[Blog Phạm Xuân Nguyên]
(1)
Luôn luôn tiếng la ó đó
Luôn luôn, cơn
giận dữ đó
Saint-John Perse: Lưu Vong
When
Saint-John Perse named one
of his poems Exile, Blanchot says, "he named the poetic
condition as well... The poem is exile and the poet who belongs to it
belongs to the dissatisfaction of exile. He is always lost to himself,
[hors de lui-même], outside, far from home [hors de son lieu natal]; he
belongs to the foreign, the outside which knows no intimacy or limit,
and to the separation which Holderlin names when in his madness he sees
rythm's infinite space.
Khi Saint-John Perse đặt tên một trong những bài thơ của ông, là Lưu
Vong, Blanchot giải thích, đó là ông còn đặt tên cho số phận thơ…
Thơ là lưu vong và thi sĩ thuộc về sự bất bình lưu vong. Anh ta luôn
luôn ở ngoài anh ta, ở ngoài nơi sinh, thuộc cõi lạ, cõi ngoài, một cõi
không thân quen hay giới hạn, thuộc về sự chia lìa, phân ly, Hiu Quạnh
Lớn như là Holderlin gọi, khi, trong cơn điên, nhà thơ nhìn thấy cõi vô
cùng của nhịp điệu.
[Cái note này, thấy trong hồ sơ cũ, chỉ có vậy… Gõ Google, ra trang
này]
Có vẻ như những dòng trên, viết về Thơ Ở Cõi Ngoài, Xứ Xở Của Kẻ Lang
Thang Thi Sĩ, Đêm Khác, Other Night, là, để 'giải thích' bài thơ của
TTY?
Nhưng, liệu ông có tiên tri ra được nỗi tù đầy, và lưu vong sau đó, khi
đứng trước cơn la hét, giận dữ của biển, và chắc hẳn, còn là của ông?