*
























Thơ mỗi ngày


Sonnet XLIII - Edna St. Vincent Millay

Đăng ngày: 07:56 26-01-2011

Sonnet XLIII

What lips my lips have kissed, and where, and why,
I have forgotten, and what arms have lain 
Under my head till morning; but the rain
Is full of ghosts tonight, that tap and sigh
Upon the glass and listen for reply,
And in my heart there stirs a quiet pain
For unremembered lads that not again
Will turn to me at midnight with a cry.
Thus in the winter stands the lonely tree,
Nor knows what birds have vanished one by one,
Yet knows its boughs more silent than before:
I cannot say what loves have come and gone.
I only know that summer sang in me
A little while, that in me sing no more.
Edna St. Vincent Millay

Bài sonnet Bốn Mươi Ba

Đôi môi nào tôi đã hôn, ở nơi nào, và vì sao,
Tôi đã quên, và cánh tay nào 
tôi gối lên đến sáng; nhưng cơn mưa
chứa đầy những bóng ma đêm nay, gõ cửa thở dài
trên cửa sổ chờ nghe câu trả lời
Trong tim tôi khuấy nhẹ một nỗi đau thầm lặng
Cho những người bị lãng quên không trở lại
Tìm tôi nửa đêm với tiếng khóc
Vì thế, cái cây đứng cô đơn trong mùa đông
Không biết loài chim đã lần lượt biến mất
Tuy biết rằng cành của nó đã im lặng hơn lúc trước
Tôi không thể nói tình yêu nào đã đến rồi đi
Tôi chỉ biết cái mùa hè đã ca hát trong tôi
một ít lâu, không còn hát nữa. 

Son-nét là thể thơ 14 câu, mỗi câu có 10 chữ.
Edna St. Vincent Millay, nhà thơ Hoa Kỳ, sinh ngày 22 tháng Hai, 1892 mất ngày 19 tháng Mười, 1950. Ngoài làm thơ bà còn viết kịch, và cũng là nhà tranh đấu cho nũ quyền. Bà là người phụ nữ thứ ba được giải Pulitzer về thơ. Thi sĩ Richard Wilbur quả quyết bà là người viết những bài son-nét hay nhất trong thế kỷ.

Nguồn trích dẫn (0)

Top of Form

1 Lời bình

Ẩn lời bình Hiện lời bình

cúc quỳ

15:06 26-01-2011

hì hì. Đọc mấy cái này em chẳng hiểu mấy, chắc tại vì trình độ văn hóa em lùn bằng ngoại hình của em nên nó thế chị Lì ạ! Mà hôm nay 23 thì ở bên đó chị có thả cá tiễn ông táo lên trời không chị?

Vua Lì

16:24 26-01-2011

Thật tình chị cũng chẳng hiểu nhà thơ nói gì dù chữ nào trong bài thơ chị cũng biết. Ở đây chị đang chuẩn bị đón một cơn tuyết nữa, chừng 2 tấc tuyết.

*

Bài thơ này, theo thiển ý của GNV, làm nhớ đến bài hát của TCS, “Môi nào có còn thơm, cho ta phơi cuộc tình…” …  cả hai đều nói về những cuộc tình đã qua, bây giờ còn lại chỉ là nhớ nhung, nuối tiếc.
Với riêng GNV, bài nhạc của TCS hay hơn nhiều, ấy là vì GNV này có tí kỷ niệm y chang, “có sợi tóc nào bay trong trí nhớ nhỏ nhoi”!

 


*

Trần Trọng San: Thơ Đường



*

Kafka của tôi

Vialatte là người đầu tiên giới thiệu Kafka tới độc giả Pháp, và nước Pháp cũng là nước đầu tiên biết tới Kafka.
Thành thử Pierre Assouline mới phán: Kafka vĩ đại, OK, nhưng nếu thiếu nhà tiên tri về ông, là Vialatte, thì sao?

Câu phán của Vialatte về Kafka mà chẳng bảnh sao: Những tác phẩm lớn lao của ông là những cơn ác mộng của sự đắn đo, được viết bởi một tay tiếu lâm, hài hước, và bởi một ông vua ẩn dụ, ám dụ, và bằng một cái tông của một biên bản tòa án.
Tuyệt!

Những nhận xét của TTS về hai đấng thi thánh, thi tiên khiến chúng ta cảm thấy, Kafka có vẻ làm bạn được với Đỗ Phủ:
Đỗ Phủ bày ra mối hệ lụy nhân sinh. Lý Bạch xa ta, muốn theo không được; Đỗ Phủ gần ta, muốn dứt không xong.... Nghệ thuật sáng tác của Đ
Phủ rất tinh tế, xảo diệu. Ông dùng hết mọi thể thơ mà không thể thơ nào mà ông không giỏi.

Bởi thế mà Kafka mới phán, kỹ thuật là linh hồn của văn chương!

GNV này cũng có tật, chưa viết đã hăm he sửa! Gấu chẳng đã từng kể chuyện, hồi viết cho Văn Học của NMG, ông, mỗi lần nhận được bài viết, là delete, chờ đến ngày hôm sau đưa báo đi in, thì mới s dụng cái bản “text revised” sau chót, vừa mới nhận được!

Ui chao lại nhớ SCN: Em đăng bài nhé, mà đừng có sửa nữa đấy nhé!

Hách nhất là ông KT: Nè, lần sau ông đừng phiền tôi như thế. Ông cứ viết đi viết lại, tha hồ, nhưng khi đã gửi cho tôi rồi thì thôi, đừng sửa nữa!

"Vào năm 1926 (...) tôi tưởng mình lăng-xê một trong những ông hoàng hóm hỉnh. Hoá ra là một Ông Hoàng của Đêm Đen [Prince des ténèbres]."
Alexandre Vialatte, người đầu tiên dịch Kafka ra tiếng Tây, tuyên bố cách đây 20 năm.

Kafka của tôi là cuốn mới ra lò của Vialatte, viết về "le Chouka", tức Kafka trong tiếng Tiệp, tập hợp những bài viết trước đó, thêm 1 số bài mới: Tác phẩm [của Kafka] thì độc nhất từ bao lâu nay, ở cái chừng mức mà nó triển khai, dưới hình thức ám dụ, của một nghệ thuật hoàn tất, một quan điểm siêu hình về hiện hữu, và sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn uyên nguyên, không chừng mức chung với những thế giới khác"


Fri, January 21, 2011 2:25:39 PM
From:
To: 

Note: Hồi hôm ngồi buồn dịch chơi.
 

Những người gypsies* đã nói gì với Bà tôi khi bà còn nhỏ

Chiến tranh, bệnh tật và nghèo khó khoái dùng mi làm cháu ruột
Mi sẽ giống như con mù ngồi xem một phim câm
Mi sẽ băm hành và luôn cả tim mi
trên cùng một chảo nóng
Con cái mi sẽ ngủ trong cái hòm rương cột thắt bằng dây
Chồng mi sẽ hôn ngực mi hằng đêm như thể đó là hai bia mộ
Chưa chi mà mấy con quạ đã rỉa lông rỉa cánh chờ mi và dân mi
Con trai cả của mi sẽ nằm với đám ruồi bu trên miệng,
không cười, không nhấc nổi bàn tay
Mi sẽ ganh tị với mỗi con kiến mi gặp trong đời, và với ngay cả ngọn cỏ dại bên đường
Thân mi, và linh hồn mi sẽ ngồi trên hai thềm nhà cách xa nhau mà nhai cùng một miếng kẹo cao su
Này bé xinh, mi có bán thân không ? Quỷ sứ sẽ hỏi mi
Gã chủ nhà hòm sẽ mua một món đồ chơi cho thằng cháu nội ngoại của mi
Tâm trí mi sẽ như đang nằm trong tổ ong vò vẻ ngay cả lúc mi sắp chết
Mi sẽ lạy xin Thượng Đế, nhưng Thượng Đế sẽ trao bảng 'cấm không được quấy rầy'
Đừng hỏi chi thêm nữa .
Ta chỉ biết vậy thôi .

* Dân du mục, thường hay làm nghề bói toán

Tks. Many Tks. Chúc Tết luôn, cả hai. NQT
*

MY FAITHFUL MOTHER TONGUE

Faithful mother tongue,
I have been serving you.
Every night, I used to set before you little bowls of colors
so you could have your birch, your cricket, your finch
as preserved in my memory. 

This lasted many years.
You were my native land; I lacked any other.
I believed that you would also be a messenger
between me and some good people
even if they were few, twenty, ten
or not born, as yet. 

Now, I confess my doubt.
There are moments when it seems to me I have squandered my life.
For you are a tongue of the debased,
of the unreasonable, hating themselves
even more than they hate other nations,
a tongue of informers,
a tongue of the confused,
ill with their own innocence.

But without you, who am I?
Only a scholar in a distant country,
a success, without fears and humiliations.
Yes, who am I without you?
Just a philosopher, like everyone else. 

I understand, this is meant as my education:
the glory of individuality is taken away,
Fortune spreads a red carpet
before the sinner in a morality play
while on the linen backdrop a magic lantern throws
images of human and divine torture.

Faithful mother tongue,
perhaps after all it's I who must try to save you.
So I will continue to set before you little bowls of colors
bright and pure if possible,
for what is needed in misfortune is a little order and beauty.

Berkeley, 1968

Czeslaw Milosz

Note: Bài thơ vinh danh tiếng mẹ đẻ của nhà thơ Ba Lan, Czeslaw Milosz:
a tongue of the debased, of the unreasonable, hating themselves even more than they hate other nations,
a tongue of informers, a tongue of the confused,
ill with their own innocence:
thứ tiếng nói của đám cặn bã, ngu ngốc, cứng đầu, không cần biết lẽ phải là gì, thù hận lẫn nhau còn hơn thù người nước ngoài
thứ tiếng nói của tụi cớm,
của tụi lầm lạc,
phát bịnh lên vì cái ác của chúng!
Ui chao, sao cứ nghe như là ông ta đang vinh danh tiếng Mít!

*

Treatise on Theology

Czeslaw Milosz

Note:
Đọc bài thơ trên, sợ quá, phải đi thêm bài này, coi như quà Tết gửi tới ‘bạn của K’, cùng những độc giả TV và là tín hữu Ky Tô.
NQT

6. IN VAIN

Either gods are omnipotent and, judging by the world they created, not good; or they are good, and the world slipped from their hands, and so they are not omnipotent.
- THE SCHOOL OF EPICURUS

Six years old. I felt horror at the stony order of the world.

Later on, in vain, I sought shelter in colorful pictures of birds when I was the round-faced secretary of the Circle of Nature Lovers.

Charles Darwin, a clergyman-to-be, announced with regret his theory of natural selection, for he saw that it served the devil's theology

By proclaiming the triumph of the strong and the defeat of the weak, which is and has always been the devil's program, which is why he is called the Prince of This World.

Everything that creeps, runs, flies, and dies is an argument against the divinity of man. 

I turned to anti-nature, i.e., to art, in order to build our home, along with others, out of the sounds of music and paint on canvas and the rhythms of speech. 

Threatened at every moment, we marked our days on a calendar of stone or of paper. 

Ready to be caught by a cold hand reaching out of the abyss to pull us down together with our unfinished task.

Yet we believed that some of us had received a gift, a grace, to spite the force of gravity.
 

14. YOU WHO WERE BORN

You who were born this night
To tear us from the Devils might
- TRADITIONAL POLISH CAROL 

Whoever considers as normal the order of things in which the strong triumph, and the weak fail, and life ends with death, accepts the devil's rule.

So Christianity should not pretend it looks favorably upon this world, for it sees at the core of it the sin of desire, or Universal Will, to use the term introduced by the great philosopher of pessimism, Schopenhauer, who found in Christianity and Buddhism a common trait: compassion for the inhabitants of earth, this vale of tears.

Whoever places his trust in Jesus Christ waits for His coming and the end of this world, when the first heaven and the first earth pass, and death is no more.



EVENING CHESS

The Black Queen raised high
In my father's angry hand.

Charles Simic: The Voice at 3:00 AM

Cờ Đêm

Nữ Hoàng Đen được dâng lên cao
Trong bàn tay giận dữ của ông già của tớ

*

WHAT THE GYPSIES TOLD MY GRANDMOTHER
WHILE SHE WAS STILL A YOUNG GIRL

 War, illness and famine will make you their favorite grandchild.
You'll be like a blind person watching a silent movie.
You'll chop onions and pieces of your heart
into the same hot skillet.
Your children will sleep in a suitcase tied with a rope.
Your husband will kiss your breasts every night
as if they were two gravestones.

Already the crows are grooming themselves for you and your people.
Your oldest son will lie with flies on his lips without smiling or lifting his hand.
You'll envy every ant you meet in your life and every roadside weed.
Your body and soul will sit on separate stoops chewing the same piece of gum.

Little cutie, are you for sale? the devil will say.
The undertaker will buy a toy for your grandson.
Your mind will be a hornet's nest even on your deathbed.
You will pray to God but God will hang a sign that He's not to be disturbed.
Question no further, that's all I know.

Charles Simic: The Voice at 3:00 AM

Note: Bài thơ dễ sợ. Đọc mà không dám dịch!
*

Bác Trụ đăng bài này nói kèm là bác không dám dịch có lẽ bác sợ làm mất cái hay của bài thơ. Thôi kệ mình làm người điếc không sợ súng. Dịch để có cái bác chê cho vui kẻo bác cứ đi chê những người nổi tiếng, lỡ hôm nào gặp người dữ dằn có ngày người ta đốt nhà bác. Dịch bậy bạ cho vui mà bác, chỉ là chữ nghĩa thôi, có lợi lộc gì đâu mà gây thù chuốc oán bác ơi. Bài này hay thật. Thảo nào người ta chọn Simic làm thi sĩ vinh danh Hoa Kỳ.

Những Điều Người Du Mục Kể Cho Bà Tôi Nghe Khi Bà Còn Trẻ


Chiến tranh, bệnh hoạn và đói kém sẽ biến bạn thành đứa cháu cưng của chúng.
Bạn sẽ như kẻ mù xem phim không lời.
Bạn sẽ băm củ hành và những mảnh tim của bạn
chiên cùng trong một chảo.
Đám con của bạn sẽ ngủ trong va-li bị trói cột bằng dây.
Chồng của bạn sẽ hôn lên ngực bạn hằng đêm
như hôn hai bia mộ.
Lũ quạ đã rỉa cánh dọn mình chờ bạn và đồng bào của bạn.
Thằng con cả của bạn sẽ nằm ruồi bu trên môi không nụ cười hay nhắc nổi bàn tay
Bạn sẽ hờn ghen với tất cả mọi người bạn gặp trong đời và ngay cả cỏ dại bên đường.
Thể xác và tâm hồn của bạn sẽ ngồi ở hai chỗ khác nhau, cùng nhai một mảnh kẹo cao su.
Bé cưng kia, bé có là hàng đem bán hay không? Quỉ sứ sẽ hỏi.
Người có trách nhiệm sẽ mua đồ chơi cho thằng cháu của bạn.
Tư tưởng của bạn sẽ là tổ vò vẽ ngay cả khi bạn ở trên giường hấp hối.
Bạn sẽ cầu nguyện với Chúa nhưng Chúa sẽ treo bảng Đừng quấy rầy Ta.
Đừng hỏi gì thêm, Ta chỉ biết có thế.

Blog Hải Hà

Tks. NQT

Tôi sợ bài thơ, vì nó u ám quá, dù hay.
Còn chuyện sửa thơ văn dịch, cho đúng hơn, cho hay hơn, thì cần thiết, không liên quan tới thù oán.

Bài thơ này, tôi chưa dịch, 1 phần còn là do không hiểu được 1 câu trong đó:

You'll envy every ant you meet in your life and every roadside weed.
Bạn sẽ hờn ghen với tất cả mọi người bạn gặp trong đời và ngay cả cỏ dại bên đường. [HH]

Câu này dịch là:
Mi sẽ thèm số phận của mọi con kiến mà mi gặp, hay nhánh cỏ dại bên đường.

Tks. NQT

Bài thơ này, và bài “Những Người Tị Nạn”, là cùng 1 air. Cùng nói về số phận tị nạn của thế kỷ
*

Những nhận xét về dịch thuật của GNV không có nghĩa là chê, mà phải nói ngược lại: Bản dịch chưa tới, chưa đạt.

TV cũng đã nhận được rất nhiều những góp ý như thế, đâu có sao? Chúng ta phải cám ơn người đã đọc mình, và hơn thế, còn mất công góp ý, sửa giùm những lỗi, trong khi viết, hay dịch.

Dịch bậy bạ cho vui mà bác, chỉ là chữ nghĩa thôi, có lợi lộc gì đâu mà gây thù chuốc oán bác ơi.
HH

Đâu có đơn giản như vậy, nếu không, Nabokov đã không coi đó là ba bước tới địa ngục! Nếu không, Steiner không coi đây là phận người!
Thơ của xứ Mít chúng ta, cho tới nay, chưa hề có mặt những nhà thơ nước ngoài. Có dịch đấy, nhưng nó chưa thấm vào hồn thơ Việt, theo GNV. Cả 1 tiểu luận trứ danh về thơ của Thầy Cuốc, không hề có một dòng về thơ thế giới, ngoài vài bài ca dao đọc chơi, vài bài thơ tiền chiến, và nhất là, bài thơ con cóc, mà Thầy Cuốc coi là thần sầu!
Nhìn lại Miền Bắc, thử coi, cái thứ thơ dịch thấm vào lòng Bắc Kít, là thứ thơ Cách Mạng của Nga, và đây là 1 phần, cắt nghĩa, tại làm sao họ thắng cuộc chiến.

Đâu phải tự nhiên mà 1 ông thợ dịch sửa thơ Brodsky, biến ông thành 1 tên Bắc Kít xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, diệt được không biết bao nhiêu là Mỹ Ngụy!

Thơ là phải “Bóp cổ họng nhân loại”, “Bàn tay vô sản ghì chặt lấy yết hầu thế giới”! (1)

(1)              
Những câu văn ngay từ đầu cuốn sách này đánh thức trí nhớ tôi đến một câu thơ của Maiakovski:
“Bàn tay vô sản ghì chặt lấy yết hầu thế giới”
Không chỉ vì và không chỉ là nhịp điệu. Mà bởi cái bên trong cốt lõi của nó: sức thấu thị từ một cái nhìn thơ ca, sức khai mở từ một kinh nghiệm nghệ thuật xuyên qua tâm trí, gây rung động từ các cấu tạo làm bộc lộ chân tướng

NCH 

Với 1 nhà thơ như Charles Simic, hay Adam Zagajiewki, là thứ thơ ngược hẳn lại.
Charles Simic, đâu chỉ làm thơ?
Ông là nhà tiểu luận văn học, nhà bình luận chính trị lừng danh, rất quan tâm đến số phận của con người, đâu có phải thứ người, thứ thơ xúi người ta giết người như mấy ông Maia.
*

Trở lại với bài thơ “Những người tị nạn” Adam Zagajewski

Bác Trụ dịch:

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt:
Họ cứ thế nhích nhích, lê từng bước chầm chậm, rất ư chầm chậm,
về một xứ sở của chẳng đâu đâu,
về một thành phố của chẳng một ai
về một con sông của chẳng bao giờ.

Bác chỉ giúp là câu chót bản dịch của tôi sai. Cám ơn bác đã chỉ dùm. Tôi đăng bản dịch của bác lên cho các bạn đối chiếu. 

Không dám bất kính với bác, nhưng xin thưa với bác thế này: theo như cách HH hiểu về bài thơ là dòng người đi lặng lẽ, mệt mỏi, đi vào một nơi xa xăm (country of nowhere), vắng vẻ hoang tàn vì chiến tranh (city of no one). Họ đi vô định như một dòng sông chảy hoài không ngừng.

Vì thế HH xin sửa như thế này nhé: 
lê chân
họ bước chậm, rất chậm
về một nơi xa xăm
trong thành phố hoang tàn
như dòng sông vô định.

Nguồn trích dẫn (0)

Top of Form

1 Lời bình

Ẩn lời bình Hiện lời bình

Rong bay

20:48 20-01-2011

Em ko biết tiếng Anh nhưng có vẻ đoạn thơ cuối ông Trụ dịch thật khó nhai cho người đọc. Có vẻ thơ dịch của ông kén người thưởng thức ? Đoạn cuối bài thơ chị dịch dễ nhập tâm , dễ cảm hơn.

Vua Lì

17:44 21-01-2011 Bottom of Form

Cám ơn Rồng, nhưng nói thế e bác Trụ tự ái đấy.

* 

Phúc đáp:
Tôi không tự ái, nhưng nhân tiện, viết thêm. NQT

@ Rong bay:

Tôi post lại nguyên văn tiếng Anh, thì bạn mới hiểu ra vấn đề, và cùng với nó, là cái khó của việc dịch, chỉ có đoạn này, đúng ra, nên để cả phần tiếng Anh, để dễ so sánh:

Shuffling their feet,
they move slowly, very slowly
toward the country of nowhere,
and the city of no one
on the river of never.

Trong nguyên tác, có 1 sự lập đi lập lại, để nhấn mạnh:

[toward] the country of nowhwere
[and] the city of no one
[on] the river of never

Dịch như HH, là làm mất hết sự nhấn mạnh, nói lên thân phận của 1 kẻ tị nạn, lê bước tới 1 xứ sở ‘nowhere’[không ở đâu đâu, không ở nơi nao- chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà - sau xứ sở thì tới thành phố], 1 thành phố của "không ai", và trên [on, "trên", không thể dịch là "như"] dòng sông của "chẳng bao giờ", là dòng đời của họ, dịch là "vô định", theo tôi cũng được, nhưng chưa hết cái ý "never".
Thành thử đành giữ nguyên, dòng sông của chẳng bao giờ, vì nó còn làm nhớ đến từ ‘nevermore’ lừng danh trong bài thơ Con Quạ của Poe!

Có thể, Zagajiewki có nghĩ đến "nevermore" của Poe, khi trước tác bài thơ này!

Đây là cái nhịp của đoạn thơ:

No. No. Never.


EVENING CHESS

The Black Queen raised high
In my father's angry hand.

Charles Simic: The Voice at 3:00 AM

Cờ Đêm

Nữ Hoàng Đen được dâng lên cao
Trong bàn tay giận dữ của ông già của tớ


Darkened Chessboard

With the night already fallen,
It's hard to see who is playing,
Who is watching the game
At the little table in the park
Where no one says a word,
Engrossed as they are in the next move.
Their dinners are getting cold.
The wives they left behind
Are worrying themselves sick
While they dither here
On the lookout for the white queen
Last seen snatching a black pawn.

Charles Simic: Master of Disguises

Cờ Đêm

Đêm xuống rồi,
Chẳng còn nhìn ra ai đang chơi cờ,
Ai ngồi chầu rìa
Ở cái bàn nhỏ ở công viên
Chẳng ai nói một tiếng,
Tất cả đều đắm đuối vào nước cờ tới,
Chưa phạng ra.
Bữa ăn chiều thì cũng đã nguội lạnh.
Mấy bà vợ bị bỏ rơi ở phía sau
Lo lắng đến phát bịnh
Trong khi họ ở đây, do dự
Về bước đi sắp tới của nữ hoàng trắng
Lần chót nguời ta nhìn thấy, bà vồ được 1 con tốt đen.

The Absent One

Someone's late coming home.
The lamp left for him in the window
Burns as the day breaks,
 And will burn for months after.
Our small street is dark at night.
The birdcages are covered early.
The goldfish barely stir in their jars.
Even the porch lights are off,
Leaving only his window lit
For moths to pay their respects
 Until the weather turns cold
And the roofs are white with snow.

 Charles Simic: Master of Disguises

Kẻ vắng mặt

Một người nào đó về nhà muộn
Ngọn đèn dành cho người này thì được để ở cửa sổ
Cháy tới sáng.
Và sẽ cháy nhiều tháng sau đó
Con phố nhỏ của chúng tôi thì tối về đêm.
Những cái lồng chim được phủ lại từ lúc còn sớm
Mấy chú cá vàng cựa quậy tí tí trong mấy cái chậu của chúng.
Ngay cả mấy ngọn đèn ở cổng nhà, cũng được tắt đi,
Chỉ để sáng, 1 ngọn đèn, ở cửa sổ của người đó
Để cho bầy thiêu thân bày tỏ lòng thổn thức của chúng
Cho đến khi tiết trời trở lạnh
Và mái nhà, tuyết phủ trắng.

Note: Chúng ta gặp con thiêu thân, trong bài thơ của Lưu Hiển Ba, trong bài thơ "đường ra trận mùa này đẹp lắm" (1) và bây giờ, chúng ta gặp một bầy thiêu thân, đi thăm viếng, tỏ lòng tri ân tới 1 kẻ vắng mặt.

Câu cuối theo GNV thật tuyệt.
Làm nhớ cái gì gì, 'vòng khan tang', của nhà thơ 'đường ra trận mùa này đẹp lắm'.
Cũng may còn tí an ủi!

(1)

RYSZARD KRYNICKI 1943-
The history of the twentieth century has been largely a history of mass crimes. Yet it has also witnessed the heroism of idealistically motivated men and women who were ready to offer their lives for the causes they believed sacred. This poem compares that faith in ideas to the urge of a moth to fly toward a candle, toward its destruction. By an ironic twist, in reality the poet praises the constant striving of people toward a dangerous goal.
Cái thế kỷ 20 quả đúng là thế kỷ của những tội ác tập thể. Tuy nhiên, nó còn cho thấy chủ nghĩa anh hùng, chết vì nghĩa cả, khiến đám đông rủ nhau lao và lửa. Bài thơ dưới đây so sánh cái niềm tin đó, với cái sự thôi thúc lao vào ánh nến, lao vào huỷ diệt của con thiêu thân..

I CAN'T HELP YOU 

Poor moth, I can't help you,
I can only turn out the light.
[Con thiêu thân đáng thương, ta không thể giúp mi
Ta chỉ có thể tắt ánh sáng đèn]

Translated from the Polish by Stanislaw Baranczak and Clare Cavanagh
Czeslaw Milosz tuyển chọn & giới thiệu

Tình cờ làm sao, GNV vớ được bài này, cũng nói về cái vụ thiêu thân lao vào lửa, và cũng nói về những cái vụ tàn sát, tù đầy… của thế kỷ.
Bài thơ của LHB có vẻ như đồng nhất được cả hai hành động của ông, hy sinh thân mình cho nghĩa cả [tự do, dân chủ cho TQ], nhưng lại coi cái hành động thiêu thân lao vào lửa đó, là để ‘vẽ dáng em’, và lửa đây là lửa vĩnh hằng, khác thứ lửa cách mạng của đám VC/TQ!

Tuyệt!
*



The Diction Teacher Retires From The Theater School

Tall, shy, dignified
in an old-fashioned way,

She bids farewell to students, faculty,
and looks around suspiciously.
She's sure they'll mangle their mother tongue
ruthlessly and go unpunished.

She takes the certificate (she'll check
for errors later). She turns and vanishes offstage,

in the spotlights' velvet shadows,
in silence.

We're left alone
to twist our tongues and lips.

Adam Zagajewski: Eternal Enemies

Cô giáo dạy ăn nói nghỉ dạy trường kịch nghệ

Dáng người cao, có vẻ rụt rè, e lệ, và rất ư là có phẩm cách
theo cái kiểu ngày xửa ngày xưa

Cô chào vĩnh biệt sinh viên, nhà trường,
Và nhìn quanh có vẻ hồ nghi.
Cô chắc chắn đám sinh viên của cô sẽ nói ngọng tiếng mẹ đẻ
một cách thật là thô lỗ, mà cũng chẳng hề bị phạt.

Cô cầm tờ chứng nhận của nhà trường
(cô sẽ coi lại những lỗi chính tả sau)
Cô quay đi, và biến mất khỏi sàn diễn,
trong những khoảng tối mầu nhung,
của ánh đèn sân khấu,
trong yên lặng.

Còn lại lũ chúng tôi,
vặn vẹo luỡi và môi.


REFUGEES

Bent under burdens which sometimes
can be seen and sometimes can't,
they trudge through mud or desert sands,
hunched, hungry,

silent men in heavy jackets,
dressed for all four seasons,
old women with crumpled faces,
clutching something-a child, the family
lamp, the last loaf of bread?

It could be Bosnia today,
Poland in September '39, France
eight months later, Germany in '45,
Somalia, Afghanistan, Egypt. 

There's always a wagon or at least a wheelbarrow
full of treasures (a quilt, a silver cup,
the fading scent of home),
a car out of gas marooned in a ditch,
a horse (soon left behind), snow, a lot of snow,
too much snow, too much sun, too much rain,

and always that special slouch
as if leaning toward another, better planet,
with less ambitious generals,
less snow, less wind, fewer cannons,
less History (alas, there's no
such planet, just that slouch).

Shuffling their feet,
they move slowly, very slowly
toward the country of nowhere,
and the city of no one
on the river of never.

Adam Zagajewski: Without End

Những người tị nạn

Oằn người dưới những gánh nặng đôi khi nhìn thấy,
đôi khi không,
họ lê bước qua bùn hay cát sa mạc
như những tên gù, đói,

những người đàn ông câm lặng
trong những chiếc áo bốn mùa, nặng nề,
những bà già với bộ mặt nhàu nát,
khư khư, cố níu, ghì chặt một cách gì đó -
một đứa bé, một ngọn đèn bàn thờ gia đình, hay mẩu bánh cuối cùng?

Có thể là Bosnia ngày hôm nay,
Ba Lan vào Tháng Chín, 1939, Pháp,
8 tháng sau đó, Đức 1945,
Somalia, Afghanistan, Egypt.

Luôn có 1 cái xe gooòng, hay ít ra, một cái xe cút kít,
chất đống trên đó, là hằng hà kho tàng
(chăn, mền, ly bằng bạc, và một cái mùi của nhà mình,
sao thật xa vời, mỗi lúc 1 thêm nhạt nhòa)
một cái xe hết xăng bỏ lại tại một con mương
một con ngựa (chẳng bao lâu để lại phía sau),
rất nhiều tuyết,
 rất nhiều tuyết, rất nhiều nắng, rất nhiều mưa.

và luôn luôn, là cái tư thế đặc biệt,
như muốn dướn tới 1 hành tinh khác, tốt đẹp hơn,
ít những ông tướng VC đầy tham vọng,
ít tuyết,
ít gió, ít đại bác,
ít Lịch sử hơn
(than ôi, làm đếch gì có 1 hành tinh như thế, ngoài chỉ 1 cái này)

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt:
Họ cứ thế nhích nhích, lê từng bước chầm chậm, rất ư chầm chậm,
về một xứ sở của chẳng đâu đâu,
về một thành phố của chẳng một ai
về một con sông của chẳng bao giờ.

Ui chao, gần Tết mà đọc bài thơ này, thì mới thấm cái mùi nhà Mít xa vời vợi!

Hà, hà!
Hu, hu!
*

Note: Ghé blog Hải Hà, thấy có dịch bài này, post lại ở đây, và mạo muội có ý kiến như thế này:

NQT tôi hay góp ý về dịch, để mong có được 1 bản dịch hay hơn, như lần góp ý HH về bài thơ dịch Frost, thí dụ.
Còn cái chuyện 'chê' dịch dở, là với những đấng không biết phục thiện, dịch dở, dịch sai, nhưng cứ như bố người ta, dịch sai, GNV góp ý, chẳng thèm cám ơn, nhưng lẳng lặng sửa, hay cố tình dịch sai để nâng bi VC, thì phải chửi, thôi.
Chửi, chứ không chê.

Tks. NQT

DÂN TỊ NẠN

Oằn người dưới gánh nặng cuộc đời, những thứ đôi khi
ta thấy và nhiều khi không thể thấy
họ lặn lội trong bùn lầy hay sa mạc
cúi gập người, đói,

những người âm thầm trong áo khoác dày cộm nặng nề
mặc suốt bốn mùa
những bà cụ da nhăn nheo
giữ khăng khăng trong tay – một đứa bé, cái đèn di sản,
hay ổ bánh mì cuối cùng?

Cảnh tượng này có thể ở Bosnia hôm nay
hay Poland tháng chín năm 39, Pháp
tám tháng sau, Đức năm 45
Somalia, Afghanistan, Egypt.

Bao giờ cũng thấy có một cỗ xe bò, hay một chiếc xe cút kít
chất đầy gia tài (cái mền vải ghép, cái cúp bạc,
mùi hương của tổ ấm đã nhạt nhòa),
một chiếc xe hết xăng chúi vào trong rãnh
con ngựa (không mấy chốc bị bỏ lại sau lưng), tuyết, tuyết ngập ngụa
tuyết tràn trề, nắng ê hề, mưa dầm dề

và luôn luôn có một thế ngồi không lẫn vào đâu được
như thể muốn dựa vào một hành tinh khác tốt đẹp hơn
nơi các nhà đại tướng ít tham vọng hơn
ít tuyết hơn, ít gió hơn, ít hơn những viên đại bác
ít chuyện Lịch sử (ối giời, làm gì có
cái thứ hành tinh này, chỉ có thế ngồi mệt mỏi).

lê chân
họ bước chậm, rất chậm
về một nơi không có tên trên bản đồ
thành phố không người
hoài không dứt

Adam Zagajewski: Bất Tận

Bài thơ này dịch từ trang web mục thơ mỗi ngày của nhà văn Nguyễn Quốc Trụ. Mạo muội nha, ông này hay chê ỏng chê eo. Ai dịch ông cũng chê nhưng ông chê thì kệ, miễn có công dịch là tốt rồi  Còn ông muốn sửa cho đúng cho hay thì xin cứ tự nhiên. Ông đăng bài thơ mà không nói gì, tôi đoán bài thơ làm ông liên tưởng đến thân phận người Việt Nam thời chiến tranh và hậu chiến (vượt biên).
HH
*

Note: GNV coi lại, thấy mỗi bản dịch, có tí sai.

Bản của HH, sai, câu sau cùng.
Và, ít Lịch sử # ít chuyện Lịch sử [viết hoa]

Bản của GNV, lầm từ "just that slouch", với hành tinh, planet:

Sửa lại là:
Làm đếch gì có hành tinh khác, mà chỉ có cái thế dướn người về nó mà thôi!
*

Update:
Đoạn cuối của bài thơ, nguyên văn:

Shuffling their feet,
they move slowly, very slowly 
toward the country of nowhere, 
and the city of no one
on the river of never.

Bác Trụ dịch:

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt:
Họ cứ thế nhích nhích, lê từng bước chầm chậm, rất ư chầm chậm,
về một xứ sở của chẳng đâu đâu,
về một thành phố của chẳng một ai
về một con sông của chẳng bao giờ.

Bác chỉ giúp là câu chót bản dịch của tôi sai. Cám ơn bác đã chỉ dùm. Tôi đăng bản dịch của bác lên cho các bạn đối chiếu. 

Không dám bất kính với bác, nhưng xin thưa với bác thế này: theo như cách HH hiểu về bài thơ là dòng người đi lặng lẽ, mệt mỏi, đi vào một nơi xa xăm (country of nowhere), vắng vẻ hoang tàn vì chiến tranh (city of no one). Họ đi vô định như một dòng sông chảy hoài không ngừng. Vì thế HH xin sửa như thế này nhé:

lê chân
họ bước chậm, rất chậm
về một nơi xa xăm
trong thành phố hoang tàn
như dòng sông vô định.

*

Phúc đáp: Cách hiểu của HH chính xác hơn, do cái từ 'on'. Tks. NQT
Bài thơ này làm nhớ đến Một Cõi Đi Về của TCS, nhất là câu, “Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà”.
Ui chao Canada mùa đông này khủng khiếp quá. Có khi còn tại già quá nữa, cũng nên.