*

























Thơ mỗi ngày

Thơ mỗi ngày

JULIA HARTWIG 1921-

Expectation of an imminent calamity. Many people have lived through such a moment, but they haven't left poems about it. Yet those moments are an integral part of history, of many cities and countries.

Ngửi thấy mùi thảm họa. Nhiều người Mít đã trải qua một khoảnh khắc như thế, nhưng họ quên không để lại 1 bài thơ.
Tuy nhiên, những khoảnh khắc này là 1 phần toàn thể của lịch sử, của nhiều thành phố và xứ sở.

ABOVE US

Boys kicking a ball on a vast square beneath an obelisk
and the apocalyptic sky at sunset to the rear
Why the sudden menace in this view
as if someone wished to turn it all to red dust
The sun already knows
And the sky knows it too
And the water in the river knows
Music bursts from the loudspeakers like wild laughter
Only a star high above us
stands lost in thought with a finger to its lips

Translated from the Polish by Stanislaw Baranczak and Clare Cavanagh

Czeslaw Milosz giới thiệu, trong A Book of Luminous Things

Đầu năm mà đọc bài thơ này thì hơi bị nhảm.
Nhưng biết đâu đấy, đúng là dịp đọc nó?

Ở bên trên chúng ta

Trẻ con chơi đá banh ở một công viên rộng lớn
bên dưới Đài Kỷ Niệm Điện Biên
và bầu trời tận thế thì đỏ mọng,
‘không gian bỗng đỏ rực, rồi đêm xuống trùm lên tất cả’
Tại sao cái sự hăm dọa bất thần như thế
Như thể có 1 người nào đó ao ước biến tất cả thành bụi đỏ
[Có phải đốt sạch Trường Sơn, thì cũng đốt]
Mặt trời biết điều đó
Bầu trời cũng biết điều đó
Nước sông Sài Gòn cũng biết luôn
Nhạc “Như có Bác H trong ngày vui như thế này”,
bỗng ré lên như 1 tiếng cười man rợ
từ chiếc loa của Ban Thông Tin Phường Bến Nghé
Chỉ có 1 ngôi sao ở thật cao trên đầu chúng ta,
thì vẫn như lạc lõng trong suy tư,
với ngón tay đặt lên đôi môi
*

BHD
[1947-28.8.2005]

L'adieu

Apollinaire (1880-1918)

J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends

Lời vĩnh biệt

(1)
Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó ...

(2)
Ðã hái nhành kia một buổi nào
Ngậm ngùi thạch thảo chết từ bao
Thu còn sống sót đâu chăng nữa
Người sẽ xa nhau suốt điệu chào
Anh nhớ em quên và em cũng
Quên rồi khoảnh khắc rộng xuân xanh
Thời gian đất nhạt mờ năm tháng
Tuế nguyệt hoa đà nhị hoán tam

(3)
Mùa thu chiết liễu nhớ chăng em ?
Ðã chết xuân xanh suốt bóng thềm
Ðất lạnh qui hồi thôi hết dịp
Chờ nhau trong Vĩnh Viễn Nguôi Quên
Thấp thoáng thiều quang mỏng mảnh dường
Nhành hoang thạch thảo ngậm mùi vương
Chờ nhau chín kiếp tam sinh tại
Thạch thượng khuê đầu nguyệt diểu mang
Xa nhau trùng điệp quan san
Một lần ly biệt nhuộm vàng cỏ cây
Mùi hương tuế nguyệt bên ngày
Phù du như mộng liễu dài như mơ
Nét mi sầu tỏa hai bờ
Ai về cố quận ai ngờ ai đi
Tôi hồi tưởng lại thanh kỳ
Tuổi thơ giọt nước lương thì ngủ yên

Bùi Giáng (1925-1998) dịch
(Ði vào cõi thơ, tr 80-82, Ca Dao xuất bản, Sàigon, Việt Nam)
Nguồn

Thơ dịch
THANH TÂM TUYỀN 

MALLARMÉ

Le vierge, le vivace et le bel aujourd’hui
Va-t-il nous déchirer avec un coup d’aile ivre
Ce lac dur oublié que haute sous le givre
Le transparent glacier des vols qui n’ont pas fui
Un cygne d’autrefois se souvient que c’est lui
Magnifique mais qui sans espoir se délivre
Pour n’avoir pas chanté la region òu vivre
Quand du stérile hiver a resplendit l’ennui
Tout son col secouera cette blanche agonie
Par l’espace infligée à l’oiseau qui le nie
Mais non l’horreur du sol òu le plumage est pris
Fantôme qu’à ce lieu son pur éclat assigne
Il s’immolise au songe froid de mépris
Que vêt parmi l’exil inutile le Cygne . 

Ngày trinh nguyên, phơi phới thắm tươi
Chừng đập cánh say sảng lộng rách
Hồ đặc quên dưới giá ẩn hiện
Gương băng cánh chim xưa không bay
Con thiên nga thuở cũ nhớ mình
Kỳ vĩ nhưng tự do vô vọng
Bởi chốn dung thân không hót tụng
Khi mùa đông trơ ánh chán chường
Vùng thoát giấc trắng xóa tiêu hồn
Không gian chim rẽ rúng hãm cầm
Nào rớt bùn nhơ thân vấy tởm
Ma quỷ tinh anh tự đọa trầm
Ngây sững chiêm bao lạnh khinh mạn
Lốt Thiên Nga ngày hão phiêu vong .

Aux arbres

YVES BONNEFOY

Vous qui vous êtes effacés sur son passage,
Vous qui avez refermé sur elle vos chemins,
Impassibles garants que Douve même morte
Sera lumière encore n’étant rien.
Vous fileuse matière et densité,
Arbres, proches de moi quand elle s’est jetée
Dans la barque des morts et la bouche serrée
Sur l’obole de faim, de froid et de silence.
J’entends à travers vous quell dialogue elle tente
Avec les chiens, avec l’informe nautonier,
Et je vous appartiens par son cheminement
A travers tant de nuit et malgré tout ce fleuve.
Le tonnerre profound qui roule sur vos branches,
Les fêtes qu’il enflamme au sommet de l’été
Signifient qu’elle lie sa fortune à la mienne
Dans la mediation de votre austérité.

Với cây rừng.

Rừng cây nhòa xóa trên lối ruổi
Rừng túa khép nẻo kín bóng nàng
Lầm lì chứng quyết nàng dù khuất
Vẫn là ánh sáng hiển nhiên không
Rừng tơ chất niềm mật trọng
Cây thân cận ta lúc nàng gieo mình
Xuống con thuyền đón vong linh miệng cắn
Miệng bát chan đói, rét, lặng thinh
Ta nghe qua rừng giọng nàng gắng đối đáp
Với lũ chó ngao, với quỷ sứ đưa đò
Và ta lụy hồn rừng theo bước đường lận đận
Ngất trải bao dặm khuya dù sông nước mịt mù
Sấm âm u dội rền đầu ngọn cành
Những hội đám sét thắp rực đỉnh hạ
Điềm báo mệnh nàng với mệnh ta gắn bó
Môi giới nhờ khổ hạnh kiếp rừng.

Thơ dịch

5 năm TTT ra đi

Fyodor Dostoevsky, Những Con Quỉ 

Như ngộ ra tình yêu, khám phá ra biển, sự khám phá Dos đánh một cái dấu ngày tháng quan trọng lên đời một người, và cú này thường xẩy ra khi vừa mới lớn; đám lớn tuổi mò tới những tác giả thanh thản hơn. Vào năm 1915, tại Geneva, tôi ngốn ngấu Tội ác và Hình phạt, qua bản dịch tiếng Anh rất dễ đọc của Constance Garnett. Cuốn tiểu thuyết này, mà những nhân vật của nó là một tên sát nhân và một em điếm, đối với tôi, có vẻ khủng khiếp chẳng thua gì cuộc chiến đang bủa vây quanh…
Borges 

Nếu chúng ta coi cuốn Buồn Nôn của Sartre được viết trên cái nền là khúc nhạc Jazz, Ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới, Some of these days, I will miss U, honey, thì cái bóng của cuốn Tội Ác và Hình Phạt, mà tay Đại khư khư cầm trên tay phủ lên toàn thể những ngày tháng ở Hà Nội, của Tâm, của Đại, "khủng khiếp chẳng thua gì cuộc chiến vây quanh" những ngày 1954,  và sau cùng là,“đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết.” 

Ngày 22 tháng 3 năm nay, 2010, là đúng 5 năm nhà thơ từ giã chúng ta. Trong những nhận xét về thơ của ông, có của Quỳnh Giao, theo người viết, thật độc đáo:

“Thơ Thanh Tâm Tuyền phải được đặt trong vị trí 'di cư' và 'chiến tranh' của một thành phố mở ra thế giới bên ngoài là Sài Gòn. Không có hoàn cảnh hay khung cảnh ấy, người ta khó cảm hay yêu thơ của ông.”

Năm năm đã qua, liệu đã đến lúc chúng ta giải phóng nhà thơ ra khỏi thời của ông, như cách nhìn của Steiner về nhà văn và thời của người đó, rằng, tất cả văn chương lớn thì giầu có hơn, và vượt ra ngoài vòng ôm của một thời, that all literature is richer than any single subsequent time could possibly appreciate in full. (1)

Đây cũng là ý của Bakhtin, khi ông trả lời một tờ báo Nga về tương lai của môn nghiên cứu văn học Nga: “Tác giả và những người đồng thời với họ nhìn, công nhận, và đánh giá, chủ yếu về điều gần gụi với những ngày của chính họ. Tác giả bị cầm tù bởi thời của anh ta, bởi sự hiện diện của chính anh ta. Thời tiếp thời và những thời kế tiếp nhau như thế sẽ giải phóng anh ta ra khỏi sự cầm tù, và giới học giả được vời tới để tham sự vào sự giải phóng này” (1)

(1) Reading George Steiner, [Đọc Steine], Nathan A. Scott, Jr. and Ronald A. Sharp biên tập, The Johns Hopkins University Press. 

Sở dĩ Gấu này phải đợi 5 năm nhà thơ ra đi, là để được hân hạnh tham dự vào cái công cuộc giải phóng nhà thơ ra khỏi câu phán tuyệt vời trên, nó đóng chặt nhà thơ vào thời của ông, và sự hiện diện của chính ông!
*

Dưới đây, là nhận xét của Ngài Tiên Chỉ VP, về cuộc di cư 1954:

Thật vậy, hiệp định đình chiến vừa ký kết, thì những điều khoản ngưng cuộc chiến tranh bấy giờ được họ [CSMB] thi hành đồng thời với những điều chuẩn bị cuộc chiến tranh sau. Đồng thời, không muộn hơn một ngày nào.
Lúc ấy chính quyền quốc gia lo đùm túm kéo nhau vào Nam, và tổ chức cuộc di cư cho đồng bào Miền Bắc. Di cư là đi cả nam lẫn nữ, cả già lẫn trẻ: công chức già thì vào theo nhà nước để lãnh hương hưu, các cụ cố thì theo con cháu vào để được nuôi nấng và chết giữa đám con cháu v.v...

Võ Phiến: Bắt Trẻ Đồng Xanh

Bài viết này GNV đọc ngay khi vừa ra lò, chỉ nhớ mài mại. Bây giờ, được đọc lại, mới hỡi ơi, vì cách nhìn của VP về cuộc chiến Mít, về chính quyền VNCH…, mới hạn hẹp làm sao.

Cả bài viết, nhằm mục đích tố cáo Miền Bắc, không hề bỏ qua 1 ngày nào, trong cái việc làm sao ăn cướp cho được Miền Nam, đồng thời tố cáo cái thái độ ‘nhảm nhí, tầm phào’, của VNCH, cả trong chiến địch di tản, di cư 1954, như những dòng trên cho thấy!

I had not thought there were so many
Whose sole delight in life
Was to bring misery to others.
How the crowds adore them!
How they cheer their endless wars!
It makes me lose my faith. 

Braving this January wind and snow,
After a night of bad dreams
And spells of anger at him
For dying young and leaving me here
To beat with raw fists
Against the padlocked cemetery gate,
Begging man or god to let me in.

Charles Simic: Master of Disguises

Cha ở trên Trời

Tớ đâu có nghĩ là có nhiều tên khốn kiếp đến như thế
Niềm vui độc nhất của chúng ở trên đời
Là đem đau khổ đến cho những người khác
Làm sao mà đám đông ngưỡng mộ chúng!
Làm sao mà đường ra trận lúc nào cũng đẹp lắm đối với tất cả một lũ đó!
Điều này làm tớ mất niềm tin 

Bất chấp Tháng Giêng này với gió và tuyết
Sau một đêm đầy những giấc mộng xấu
Trút hết giận dữ lên ông ta
Tại làm sao mà lại đi xa sớm như thế,
bỏ mặc tớ ở đây,
chống lại, chỉ bằng hai nắm tay trần,
cái khoá cổng nghĩa địa.

Năn nỉ, van xin, con người hay ông trời, hãy cho tớ vô bên trong đi

Ouvrez-moi cette porte où je frappe en pleurant !

Dust of Snow

The way a crow
Shook down on me
The dust of snow
From a hemlock tree
Has given my heart
A change of mood
And saved some part
Of a day I had rued.
Robert Frost

Bụi Tuyết

Cách con quạ
Giũ xuống người tôi
Bụi tuyết
Từ cành thông
Làm lòng tôi
Thay đổi
Một chút vui
Trong một ngày buồn 

Nhiều nhà thơ nổi tiếng của Hoa Kỳ đã làm thơ ca ngợi cây Giáng sinh trong đó có Robert Frost. Bài thơ về cây Giáng sinh của nhà thơ nổi tiếng này rất dài mà tôi thì không dám dịch thơ nên tôi xin thay thế bằng một bài thơ rất ngắn cũng nói về cây trong mùa Đông. Tôi thích bài thơ này vì cái không khí lạnh lẽo tĩnh lặng của nó.

Bản dịch của nhà văn Nguyễn Quốc Trụ post lên đây để bạn đối chiếu cho vui.

Cái cách mà con quạ từ trên cây thông rũ bụi tuyết xuống người tôi làm cho trạng thái của trái tim của tôi thay đổi, và, đã cứu được một phần nào đó của 1 ngày mà tôi hối tiếc.

Blog Hải Hà

* 

Trong nguyên tác, tác giả không hề cho chúng ta biết, là ông vui, hay là buồn.
Bản dịch của HH, theo tôi, có tính chủ quan ở chỗ đó,

Nhưng động từ ‘save’ này, khiến chúng ta đoán mò, rằng ông nhà thơ hối tiếc 1 ngày đã qua, và nhờ cái cách rũ tuyết của con quạ lên người ông, [cử chỉ đó làm thay đổi trạng thái của trái tim của ông], sự hối tiếc của ông về ngày hôm đó đỡ đi 1 phần nào.

Đó là "cách" của Gấu này hiểu bài thơ trên.

Trân trọng, và chúc mừng Năm Mới tới HH và gia đình.

NQT

Note: Bài thơ này cũng khó nhá lắm.
TV link 1 trang net, liên quan tới cách hiểu bài thơ:

Dust Of Snow Analysis

Theo như cái "còm" dưới đây, thì "hemlock tree" không phải là cây thông, mà là 1 thứ cây độc, và lời giải thích của tác giả cái “còm”, theo Gấu, thật tuyệt, và có lẽ, đúng nhất!

 Ashok Limaye from India
Comment 57 of 78, added on May 18th, 2007 at 1:51 AM.

Sincerely, this poem is one of the best poems I have ever heard of or read. There are so many interpretations to this poem that I could talk about it for ages, but instead of that, I’m going to explain the way I see it.

The way a crow – The crow represents the death and is a symbol of bad luck.
Since crows are dark, they represent the comparison of good (snow, white) against evil (crow, black). Not only is this understandable but something interesting is that “Black-Krow on Snow” is currently my “MSN” nickname and it has been so for a long time. In some way, Robert Frost and I share the same thoughts. It might be a reason for which I have become a fan of most of his work. He has probably gone through “dark, sad, black” parts of life, just like me, and then…

Shook down on me the dust of snow – The narrator receives “dust of snow” on him. The act of receiving represents a trigger. The dust of snow is another comparison of “good” against “evil” or “clean” against “dirty”

From a hemlock tree – This is the part that has exploded in my mind when I looked up in an Internet dictionary and learned that hemlock is a dangerous and venomous tree specie. Add this to the crow and you notice an extremely powerful coincidence and aura of death and bad luck. This creates an enormous sensation in me, just like anxiety. It pretty much describes the worst thing you would encounter. 

Has given my heart
A change of mood
And saved some part
Of a day I had rued –

This represents the reaction created by the trigger. It triggers a good feeling in the narrator because the all of this makes him realize that his “rued” day was nothing bad compared to this. In fact, it was so extreme compared to his bad day that finally, he notices that he has passed a great day and it changes his mood. This means that when Robert Frost went face to face with death, he changed his mind about his life and
became more optimistic and confident about it.

*

Quả là 1 bài thơ thần sầu. Bất giác Gấu nhớ tới bài thơ đầu tiên mà Gấu được đọc, của Frost, khi ở trại tị nạn Thái Lan: Dừng Ngựa Bên Rừng Chiều Tuyết Phủ.
Bài thơ này được 1 nhà xb lấy ra 1 mẩu, làm cái tít cho 1 cuốn sách dậy tiếng Anh. GNV học tiếng Anh từ cuốn này: "Promises To Keep", "Những lời hứa phải giữ".
Cái tay nào, hay, phái đoàn nào, hay Cao Uỷ Tị Nạn, khi dùng cuốn sách đó cho người tị nạn học tiếng Anh, quả là có tính tiên tri, vì nó cảnh báo:

Mi có nhiều lời hứa phải giữ lắm đấy, thay vì mặt dầy bò về!
Nhớ chưa, mấy anh mấy chị mấy ông mấy bà nhà văn tị nạn hải ngoại Mít?

Robert Frost

Stopping by Woods on a Snowy Evening

Whose woods these are I think I know.
His house is in the village, though;
He will not see me stopping here
To watch his woods fill up with snow.

My little horse must think it queer
To stop without a farmhouse near
Between the woods and frozen lake
The darkest evening of the year.

He gives his harness bells a shake
o ask if there is some mistake.
The only other sound's the sweep
Of easy wind and downy flake.

The woods are lovely, dark and deep,
But I have promises to keep,
And miles to go before I sleep,
And miles to go before I sleep

Dừng ngựa bên rừng buổi chiều tuyết rụng

Rừng này của ai tôi nghĩ tôi biết
Nhà ông ta ở trong làng
Làm sao ông ta thấy tôi ngừng ngựa
Ngắm tuyết rơi phủ kín rừng

Ngựa của tôi chắc thấy kỳ kỳ
Tại sao ngưng ở đây, chung quanh chẳng nhà cửa trang trại,
Chỉ thấy rừng và hồ nước đóng băng
Vào đúng chiều hôm cuối năm

Nó bèn khẩy khẩy cái chuông nhỏ
Như để nói với chủ của nó, này, chắc có chi lầm lẫn
Để đáp lại tiếng chuông ngựa,
Là tiếng gió thoảng và tiếng mỏng của hạt tuyết rơi.

Rừng thì đẹp, tối, và sâu
Nhưng tôi còn những lời hứa phải giữ
Và nhiều dặm đường phải đi
Trước khi lăn ra ngủ
Lăn ra ngủ
*

SMALL OBJECTS 

My contemporaries like small objects,
dried starfish that have forgotten the sea,
melancholy stopped clocks, postcards
sent from vanished cities,
and blackened with illegible script,
in which they discern words
like "yearning;' "illness;' or "the end."
They marvel at dormant volcanoes.
They don't desire light.

Chuyện nhỏ

Người cùng thời với GNV thích ba chuyện nhỏ,
sao biển khô, quên mẹ mất biển cả từ đời nảo đời nào,
những chiếc đồng hồ buồn ngưng chạy, những tấm bưu thiếp,
gửi từ những thành phố đã biến mất,
đen thui với những chữ không làm sao đọc được,
như ‘khát khao’, ‘bịnh’ hay, ‘sau cùng’.
Họ ngỡ ngàng trước những ngọn núi lửa đã nguội, và đang ngủ.
Họ đếch thích ánh sáng

LIFE IS NOT A DREAM

In the beginning, freezing nights and hatred.
Red Army soldiers fired automatic pistols
at the sky, trying to strike the Highest Being.
Mother cried, perhaps remembering
the sentimental stories of her childhood.

Coldwater Street ran beside the river
as if trying to outrace it-
or to reach its distant sources,
still pure beyond a doubt, recalling the dawn's joy. 

If life is a dream,
then the phoenix may actually exist.
But in Krakow life revived
under the sign of common pigeons:
in the Planty Gardens, alongside veterans
clad in the tattered uniforms
of at least three armies,
young beauties made appearances,
and music-loving plane trees donned
their finest new foliage outside Symphony Hall. 

Should one honor local gods?
A beggar at the marketplace in
Lucca
moved from stand to stand
garnering tributes-proud as Diana.
It's more difficult to find nymphs
where we live, though,
and great Pan didn't leave his calling card.
Important memories-stern monuments
to monotheism - were inscribed
only in the trees and on church walls. 

We tried courage, since there was no exit.
We tried cunning, but it failed.
We tried patience and fell asleep.
We wrote poems like leaflets and leaflets
like pages from burgeoning epics.
Dreams grew like hibiscus flowers.
Dark wells opened in the night.
We tried cynicism; some of us succeeded.
There was great joy, don't forget.
We tried time; it was tasteless, like water. 

Finally, much later, for unknown
reasons, the clocks began
to revolve ever faster above us,
as in archival, silent films.
And life went on, inevitable life,
so skeptical, so practiced,
coming back to us so insistently
that one day we felt the taste of ordinary failure,
of common tragedy upon our lips,
which was a kind of triumph.
 

Đời thì không phải là 1 giấc mơ 

Vào lúc thoạt đầu, thì là những đêm lạnh giá, và hận thù
Hồng Quân bắn súng lục như điên
Lên bầu trời, tính hăm dọa Thượng Đế.
Mẹ khóc, có lẽ nhớ những câu chuyện làm mủi lòng khi còn là 1 cô bé
Con phố Coldwater Street chạy kế bên con sông,
Như muốn vượt lên nó –
hay là tới được những nguồn xa xôi,
vẫn trinh nguyên, vượt quá hồ nghi, gợi nhớ niềm vui rạng đông 

Nếu đời là 1 giấc mơ,
thì chim phượng hoàng hẳn là có thực.
Nhưng cuộc sống ở Krakow đã sống lại
dưới dấu hiệu của những con chim bồ câu chung:
tại công viên, dọc theo những cựu chiến binh,
trong những bộ quân phục rách bươm, của ít nhất là ba thứ quân đội,
những em xinh như mộng khoe nhan sắc,
và những cây tiêu huyền mê âm nhạc
xúng xính trong những tàng lá đầu tiên tuyệt vời của chúng,
ở phía bên ngoài Viện Âm Nhạc Hòa Tấu.

Liệu ai đó có nên vinh danh những vị thổ thần?
Một đấng ăn mày ở Chợ Bến Thành nhích nhích,
từ 1 chỗ lạy ông đi qua, tới 1 chỗ lạy bà đi lại,
thu gom những đồng bạc Cụ Hồ,
ấy chết xin lỗi, những lời vinh danh, tưởng niệm – hãnh diện như Diana.

Tuy nhiên, thật quá khó, để mà tìm những nàng ‘nymphs’,
và vị thần Pan vĩ đại thì lại quên không để lại tấm thẻ gọi điện thoại.
Những kỷ niệm quan trọng – những đài tưởng niệm lạnh lùng thờ độc thần –
thì chỉ được khắc ở trên cây hay trên tường nhà thờ.

Chúng ta thử can đảm, kể từ khi không còn lối ra.
Chúng ta thử bịp, nhưng thất bại.
Chúng ta thử kiên nhẫn, và ngủ gục.
Chúng ta làm thơ như những tờ rơi, tờ rớt
như những trang sách từ những sử thi, hùng ca đang nở rộ.
Những giấc mơ mọc lên như những bông dâm bụt.
Những cái giếng âm u mở vào ban đêm
Chúng ta thử trò đểu giả; có vài tên thành công
Có niềm vui lớn, đừng quên
Chúng ta thử thời gian; nó nhạt thếch như nước lã.

Sau cùng, mãi thật lâu sau đó,
Không hiểu vì những lý do gì, những cái đồng hồ tích tắc trở lại,
nhưng chạy ngược chiều, nhanh như chưa từng như thế, ở trên đầu chúng ta,
Như trong những cuốn phim câm, ch
ứa trong kho.
Và cuộc đời lại tiếp tục, cuộc đời không thể nào tránh được,
Thật nản, thật thực dụng.
Nó trở lại với chúng ta thật nhẫn nại, thật nài nỉ, dai như điả đói
đến một ngày nào đó, chúng ta cảm thấy mùi của sự thất bại bình thường,
của bi kịch chung,
ở trên môi của chúng ta,
giống như là 1 thứ chiến thắng.

Adam Zagajewski: Eternal Enemies



It seems that the voice we humans own
Will never sound, never celebrate,
Only a wind from the age of stone
Keeps on knocking at the black gate.
And it seems to me that under the sun
I alone remain-this honor's mine,
Simply because I was the first
Who wanted to drink the deadly wine.
1917
Akhmatova

  Có vẻ như cái thứ tiếng người mà chúng ta có đó
Nó sẽ chẳng bao giờ kêu lên
Chẳng bao giờ ăn mừng
Chỉ là tiếng gió từ thời kỳ đồ đá
Liên tục gõ lên chiếc cổng đen
Và hình như chỉ còn tôi, đơn độc dưới ánh mặt trời
Và đây là niềm vinh quang của tôi
Giản dị, ấy là vì tôi là người đầu tiên
Muốn uống ly rượu độc
 

THE LAST TOAST 

I drink to the house, already destroyed,
And my whole life, too awful to tell,
To the loneliness we together enjoyed,
I drink to you as well,
To the eyes with deadly cold imbued,
To the lips that betrayed me with a lie,
To the world for being cruel and rude,
To God who didn't save us, or try.
1934
Akhmatova

Bữa nhậu chót

Ta uống mừng căn nhà đã hoàn toàn bị tiêu huỷ
Mừng trọn đời ta, thật dễ sợ nếu phải kể ra
Mừng nỗi cô đơn mà ta và mi cùng chia sẻ
Mừng mi nữa chứ, làm sao không?
Mừng đôi mắt lạnh lùng chết người
Mừng cặp môi thốt lời dối trá
Mừng thế giới quá tàn nhẫn, thô bạo
Mừng Ông Trời đếch thèm cứu vớt,
và cũng chẳng thèm thử cứu vớt,
chúng ta.

Như một đề tài, cái chết là một thứ thuốc thử mầu tốt để xét nghiệm đạo hạnh của một nhà thơ. Thể loại ‘ai điếu’ thì thường được sử dụng để rèn luyện trò thương thân, hay dành cho những chuyến đi siêu hình nhằm thể hiện tính cao ngạo ngầm của kẻ sống sót đối với nạn nhân, của đa số (những kẻ còn sống) đối với thiểu số (những người đã chết). Anna Akhmatova không mắc mớ gì đến chuyện này. Bà chăm chút đến cái tư riêng của những người đã nằm xuống, thay vì biến họ trở thành những trường hợp chung, kể từ khi bà chỉ viết về 1 thiểu số, và như vậy, thật dễ dàng cho bà, khi phải nhận dạng trong bất cứ trường hợp. Bà giản dị viết về họ, coi họ như là những cá nhân mà bà đã từng quen biết, và là người mà bà cảm thấy sẽ không bị sử dụng như là điểm khởi đầu cho bất cứ một hướng đi nào, cho dù đặc biệt ra sao.
Lẽ đương nhiên, những bài thơ như thế không thể được in ra, ngay cả chuyện viết ra mặt giấy, hay là chép lại, thì cũng không. Chúng chỉ có thể được ghi vào trí nhớ, bởi nhà thơ, hay cùng lắm, bởi dăm ba bạn thân, kể từ khi mà bà không thể nào tin tưởng được cái trí nhớ của riêng bà. Đôi khi, gặp 1 người bạn thân như vậy, tại 1 nơi chốn riêng tư, bà sẽ nói, này, này, đọc lại một cách lặng lẽ bài này, hay bài kia, hay cái sự chọn lọc đó, như là 1 cách thức để sắp xếp cái ngăn kéo của hồi nhớ, dành riêng cho thơ. Đừng bao giờ nghĩ, đây là 1 thứ trò chơi quá trớn, hay cường điệu, hay thái quá: con người ở đây có thể bị biến mất, biệt tăm biệt tích, mãi mãi, chỉ vì những điều còn nhỏ nhặt hơn là 1 mảnh giấy với vài hàng chữ trên đó. Ngoài ra, bà không sợ, quá nhiều, cho riêng bà, hay cho cậu con trai đang ở tù, mà bà quá tuyệt vọng dõng dã 17 năm trời, chờ mong ngày nhận được giấy phép ra trại. Một mẩu giấy với vài hàng chữ trên đó gây mất mát, tổn hại rất nhiều, đối với người chủ của nó, hơn là đối với bà, một người chỉ còn có thể mất hy vọng, hay là mất luôn cái đầu, nghĩa là, trở thành điên loạn.
Hỡi ơi, những ngày của cả hai, - mất hy vọng và điên cái đầu - sẽ đếm được, khi nhà cầm quyền kiếm thấy “Kinh Cầu”, một vòng những bài thơ diễn tả tình cảnh, sự thử thách, của 1 người đàn bà, con trai bị bắt, và đứng đợi dưới chân những bức tường nhà tù với gói đồ thăm nuôi, hay chạy hối hả từ những nha sở này, tới nha sở khác để có được tin tức về số phận của con. Bây giờ, thời gian chung quanh bà, thì mang tính tự thuật, đúng như thế, tuy nhiên, sức mạnh, quyền uy, của “Kinh Cầu” thì hệ tại ở điều, là, 1 tự sự, 1 tự thuật, một nói về mình, như của Akhmatova, là của chung, ai ai thì cũng xêm xêm như vậy, [chồng con cải tạo, mẹ hay vợ đi thăm nuôi…, cả Miền Nam là như thế, và đó là tự thuật]. “Kinh Cầu” cầu nguyện cho những người cầu nguyện, khóc than cho những người khóc than: mẹ mất con, vợ biến thành góa phụ, đôi khi thành cả hai, như trường hợp của tác giả. Đó là bi kịch khi bản đồng ca cứ thế tàn tạ, cứ thế lịm đi trước nhân vật.
Joseph Brodsky