*























Thơ mỗi ngày


*

DECEMBER

It snows
and still the derelicts
go
carrying sandwich boards- 

one proclaiming
the end of the world
the other
the rates of a local barbershop.

Charles Simic: The Voice at 3.00 AM

Tháng Chạp

Trời tuyết
vậy mà vẫn có hai đấng không nhà
đi ở ngoài đường phố
tay cầm cái hộp giấy đựng bánh mì sandwich

một đấng tuyên bố tận thế rồi
đấng kia
giá biểu cắt tóc
ở một tiệm gần đó.

Charles Simic: Tiếng nói lúc 3 giờ sáng

Note: Bài này mở ra tập thơ trên
*

*


THE SOUL HAS MANY BRIDES

In India I was greatly taken up
With a fly in a temple
Which gave me the distinct feeling
It was possible, just possible,
That we had met before.

Was it in Mexico City?
Climbing the blood-spotted, yellow legs
Of the crucified Christ
While his eyes grew larger and larger.
"May God seat you on the highest throne
Of his invisible Kingdom,"
A blind beggar said to me in English.
He knew what I saw.

At the saloon where Pancho Villa
Fired his revolvers at the ceiling,
On the bare ass of a naked nymph
Stepping out of a lake in a painting,
And now shamelessly crawling up
One of Buddha's nostrils,
Whose smile got even more secretive,
Even more squint-eyed.
Charles Simic: The Voice @ 3. AM

Linh hồn có nhiều cô dâu


Ở Ấn Ðộ, tôi làm quen
với con ruồi ở trong một ngôi đền
Và nó cho tôi một cảm tưởng
chúng tôi đã từng gặp nhau trước đó 

Ở Mexico City chăng?
Khi bò trên chân màu vàng có vết máu
Của Chúa Ky Tô bị đóng đinh thập tự
Trong khi mắt của Người mỗi lúc một mở lớn.
“Cầu Chúa đặt ngươi ngồi trên ngôi cao
nơi Vương Quốc vô hình của Ngài”
Một người ăn xin mù nói với tôi bằng tiếng Anh
Anh ta biết, tôi đã nhìn thấy gì. 

Tại một quán rượu, nơi Pancho Villa
bắn súng lục lên trần nhà
Vô đít trần của một nàng nymph khỏa thân
Bước ra khỏi một cái hồ trong một bức tranh,
Và lúc này, chẳng hổ thẹn một chút nào bò vô
Một lỗ mũi Ðức Phật
Nụ cười của Ngài mới bí ẩn,
Ăn mảnh
Lé xệch làm sao. 


Liệu “Qua môi em tôi thở biết bao đời” dịch sang tiếng Anh, là:
“Linh hồn tôi thì đầy… bươm bướm” [The soul has many brides]?

Theo Nabokov, trên đời chỉ có hai lạc thú tuyệt vời, xứng với con người nhất, là săn bướm và viết văn.
DTL bảnh hơn Nabokov: Bạn ta săn bướm và làm thơ “nịnh” bướm!

Câu phán của Nabokov tuyệt lắm, GNV không nhớ chính xác, bữa nào rảnh, lục, lọi, trình, sau.
Ẩn dụ "đội", hay "nịnh" bướm này, chỉ DN mới hiểu nổi, (1) và đã từng áp dụng vào bạn quí của GNV.
Xin lỗi sử dụng tên tắt ở đây, để tránh hậu họa!

(1) Bà gọi là, “đội dĩa”, và cho biết, partner của nó, là “nâng bi”, thành 1 cặp.

*
[To A]
I shall miss you so much when I'm dead
The loveliest of smiles
The softness of your body in our bed
My everlasting bride
Remember that when I am dead
You are forever alive in my heart and my head
Harold Pinter
[Granta 100. Winter 2007]

Nineteen Thirty-Eight 

That was the year the Nazis marched into Vienna,
Superman made his debut in Action Comics,
Stalin was killing off his fellow revolutionaries,
The first Dairy Queen opened in Kankakee, Ill.,
As I lay in my crib peeing in my diapers.
“You must have been a beautiful baby,” Bing Crosby sang.
A pilot the newspapers called Wrong Way Corrigan
Took off from New York heading for California
And landed instead in Ireland, as I watched my mother
Take a breast out of her blue robe and come closer.
There was a hurricane that September causing a movie theater
At Westhampton Beach to be lifted out to sea.
People worried the world was about to end.
A fish believed to have been extinct for seventy million years
Came up in a fishing net off the coast of South Africa.
I lay in my crib as the days got shorter and colder,
And the first heavy snow fell in the night.
Making everything very quiet in my room.
I believe I heard myself cry for a long, long time.

Một Chín Ba Tám

 Đó là năm binh đoàn Nazi tiến vào Vienna,
Siêu nhân lần đầu xuất hiện trên báo hình Action Comics,
Stalin làm thịt cựu chiến hữu,
Tiệm Dairy Queen khai trương tại Kankakee, Ill.,
Còn tớ thì nằm trong máng cỏ, tè ướt đẫm tã.
“Mi hẳn sẽ là 1 đứa bé cực đẹp”, ca sĩ Bing Crosby thổi tớ.
Một viên phi công mấy tờ báo gọi là “Corrigan Lầm Đường”
cất cánh tại New York, nhắm California
nhưng lại hạ cánh tại Ireland,
trong lúc tớ ngắm nghía bà mẹ của tớ lấy cái vú đầy ứ sữa ra khỏi áo
và đưa nó xuống gần miệng tớ.
Có một trận bão khủng vào Tháng Chín,
nhấc lên cả 1 rạp hát ở Westhampton Beach và thẩy xuống biển.
Dân chúng lo lắng sắp tận thế.
Một chú cá tuyệt chủng từ 70 triệu năm về trước,
bèn xuất hiện, và lọt lưới 1 anh thuyền chài ở phía bên ngoài bờ biển Nam Phi.
Tớ nằm trong máng cỏ trong khi ngày tháng cứ thế kéo dài lê thê,
ngày một ngắn hơn, và lạnh hơn.
Và một trận tuyết nặng nề đầu tiên sẽ rơi xuống đêm nay.
Làm mọi thứ trong căn phòng của tớ càng thêm im ắng.
Và tớ nhớ là, tớ đã khóc, đã khóc, một thời gian thật lâu.

Note: 1938 là năm sinh của Charles Simic
GNV, trong thế vì khai sinh, sinh năm 1838, nhưng thực ra là sinh 1937.

*

Hôtel La Louisiane, dans la chambre qu'occupèrent Sartre et Beauvoir.

*

DANS LA RUE DES BLANCS-MANTEAUX 

Ecrite par Sartre pour l'un des personnages de Huis clos, cette chanson fut ensuite interprétée par
 Juliette Gréco sur une musique de Joseph Kosma.

Dans la rue des Blancs-Manteaux
Ils ont élevé des tréteaux
Et mis du son dans un seau
Et c'était un échafaud
Dans la rue des Blancs-Manteaux

Dans la rue des Blancs-Manteaux
Le bourreau s'est levé tôt.
C'est qu'il avait du boulot
Faut qu'il coupe des Généraux
Des Evêques, des Amiraux,
Dans la rue des Blancs-Manteaux

Dans la rue des Blancs-Manteaux
Sont v'nues des dames comme il faut
Avec de beaux affûtiaux
Mais la tête leur f’sait défaut
Elle avait roulé de son haut
La tête avec le chapeau
Dans le ruisseau des Blancs-Manteaux.
*

*

Còn đây là BHD của... GNV!

Bông Hồng Đen, Tiếng Hát Của Im Lặng.
… cette ‘’rose des ténèbres’’.
Cette "musicienne du silence"?
C’est grâce à elle, et pour voir mes mots devenir pierres précieuses, que j’ai écrit des chansons.
Nhờ nàng, và cũng để nhìn thấy những từ ngữ của mình biến thành những viên ngọc quí mà tôi viết những lời ca
JEAN-PAUL SARTRE
Si vous entendez une voix qui est l’appel de l’ombre, c’est celle de Gréco.
Nếu bạn nghe tiếng hát liêu trai, tiếng hát gọi bóng tối, thì đó là của Gréco.
PIERRE MAC ORLAN

*

Me xừ Tướng Về Hưu của NHT, sau khi góp phần xây dựng xong xuôi Địa Ngục ở trên Trái Đất, trước khi về hưu, bèn ghé thăm Sài Gòn. Tâm trạng cô đơn, không còn việc gì để làm, miền nam làm thịt xong rồi, đói no thì đã có cô con dâu lo, "phúc lợi" trông vào việc nuôi heo bằng thai nhi... không khí đó, "Tôi gục đầu lên nỗi buồn", có cái "air" văn chương miền nam. Không phải tự nhiên mà có người nhận xét, không làm thịt được miền nam, không có những ông như NHT.
Khúc chót, chỉ gồm toàn những mẩu, những đoạn, những tờ thư lả tả... của Nỗi Buồn Chiến Tranh khiến độc giả miền nam tự hỏi, không hiểu Bảo Ninh đã từng ghé mắt đọc Tiếng Động của Thanh Tâm Tuyền?
Thiếu, là thiếu một tiếng hát, thí dụ như của... Gréco, "sang nhất", hoặc "hèn hơn một tị", của Khánh Ly, của Lệ Thu... , ở trong NHT. Có thể, tiềm thức của tác giả nhận ra thiếu...  một giọng hát, bèn nhớ ra tiếng hát thuỷ thần, tiếng hát Trương Chi...



*

NYRB August 12, 1999

A.O. Scott: Looking For Raymond Carver 

"And did you get what
you wanted from this life, even
so?
I did.
And what did you want?
To call myself beloved, to feel myself
beloved on the earth. "

 

 

I fished alone that languid
autumn evening.
Fished as darkness kept coming
on.
Experiencing exceptional loss and
then
exceptional joy when I brought a
silver salmon
to the boat, and dipped a net
under the fish.
Secret heart! When I looked into
the moving water
and up at the dark outline of the
mountains
behind the town, nothing hinted
then
I would suffer so this longing
to be back once more, before I
die.
Far from everything, and far from
 myself

("Evening")

Chiều tối

Tôi câu cá 1 mình
vào buổi chiều tối mùa thu tiều tụy đó,
Màn đêm cứ thế mò ra.
Cảm thấy,
mất mát ơi là mất mát
và rồi,
vui ơi là vui,
khi tóm được một chú cá hồi bạc,
mời chú lên thuyền
nhúng 1 cái lưới bên dưới chú.
Trái tim bí mật!
Khi tôi nhìn xuống làn nước xao động,
 nhìn lên đường viền đen đen của rặng núi
phiá sau thành phố,
chẳng thấy gợi lên một điều gì,
và rồi
tôi mới đau đớn làm sao,
giả như sự chờ mong dài này,
lại trở lại một lần nữa,
trước khi tôi chết.
Xa cách mọi chuyện
Xa cả chính tôi.
*

At night the salmon move
out from the river and into town.
They avoid places with names
like Foster's Freeze, A& W,
Smiley's
but swim close to the tract
homes on Wright Avenue where
sometimes
in the early morning hours
you can hear them trying
doorknobs
or bumping against Cable TV
lines.
We wait up for them.
We leave our back windows open
and call out when we hear a
splash.
Mornings are a disappointment.

("At Night the Salmon Move")

Vào đêm bầy cá hồi chuyển động 

Đêm xuống là đàn cá hồi dời sông
vô thành phố.
Chúng tránh những chỗ với những cái tên như
Foster's Freeze, A& W,
Smiley's
Và bơi gần đến dải nhà ở đại lộ Wright Avenue
nơi đôi khi vào những giờ sáng sớm
bạn có thể nghe chúng loay hoay với mấy cái núm cửa
hay đụng vô mấy sợi cáp TV.
Chúng tôi đợi chúng.
Và để mở những cánh cửa sổ phía sau nhà,
Và gọi chúng khi nghe có tiếng “quẵng” 1 cái.
Sáng bạch ra rồi thì chán lắm.


Enright on Carver

Raymond Carver's 'Fat' is simple but deadly, says Anne Enright
Giản dị, nhưng chết người, đó là truyện ngắn Fat, của RC

"Fat" is a great example of how little a short story has to do in order to work – the entry wound is so small, you could say, and the result so deadly. Like many of Raymond Carver's stories, this one seems very simple. An unnamed waitress tells her friend, Rita, about serving a very fat customer. She likes the guy, despite his girth. She likes serving him. Their relationship, though ordinary, and brief, and formal, is quite tender – and, like a love story, it happens in the face of opposition from the rest of the world. The small love the waitress feels – this moment of empathy she has for the fat man – becomes briefly amazing later that evening, when she is in bed with her boyfriend, Rudy, and the waitress is left with an uneasy, hopeful intimation of change. 

I ask often ask students to read "Fat" because it also seems to talk about what a story is. A story is something told – as the waitress tells her friend Rita about the fat man – it is something that really needs to be said. But though we feel its force and resonance, it is often hard to say what a story means. The most we can say, perhaps, is that a short story is about a moment in life; and that, after this moment, we realise something has changed.
*

And what did you want?
To call myself beloved, to feel myself
beloved on the earth. "

Rất nhiều nhà văn được ngưỡng mộ, vinh danh, mô phỏng… nhưng ít người như RC, trong bài thơ Last Fragment, gọi họ là những người được yêu thương.
Một điều chắc chắn, RC, người viết truyện ngắn được yêu thương nhất của thời chúng ta, trước hết, và, như ông ao ước, là một nhà thơ. “Tôi bắt đầu như 1 nhà thơ”, ông viết, “tác phẩm được in đầu tiên của tôi, là 1 tập thơ. Bởi vậy, tôi sẽ thật vui khi tấm bia mộ của tôi được ghi như sau: ‘Nhà thơ, và nhà viết truyện ngắn, và thỉnh thoảng, nhà viết tiểu luận’, theo trật tự như thế đó.”
*

19. Văn xuôi. Tản văn.
Anh thấy gì ở đó chứ? Xuôi nghĩa là thuận chiều, không nghịch lại. Văn xuôi là văn thuận chiều. Tự trong hành vi của anh khi viết đã là tự thỏa thuận. Không thể khác. Anh phá phách trong sự thỏa thuận.
Tản văn. Nhưng chữ tản này mới thật đúng. Tản là ly tan. Tản văn là ly tan. Đó là ảnh tượng của thế giới ngày nay. Cái thế giới của ly tan. Anh ngồi xuống viết, anh bắt đầu khởi cuộc sự ly tan. Và anh cầm bút viết… Anh hãy dòm lại xem?
TTT 

Carver, ngược lại, coi câu của Pound như là 1 thứ kinh nhật tụng:
“Thơ, ít ra thì cũng phải cố viết cho thật bảnh như là văn xuôi”! 

"In the anthology," Carver recalls, "there was serious talk about 'modernism' in literature, and the role played in advancing modernism by a man bearing the strange name of Ezra Pound. Some of his poems, letters and lists of rules-the do's and don'ts for writing-had been included in the anthology." Among the most consequential of Pound's rules was that poetry should be at least as well written as prose, a piece of wisdom Carver seems to have taken to heart, whether or not he encountered it in the pages of The Little Review Anthology. Most of Carver's poetry is in fact indistinguishable from prose, and not always very well-written prose at that: 

I waded, deepening, into the dark
water.
Evening, and the push
and swirl of the river as it closed
around my legs and held on.
Young grilse broke water.
Parr darted one way, smolt
another.
Gravel turned under my boots as
I edged out.
Watched by the furious eyes of
king salmon.
Their immense heads turned
slowly,
eyes burning with fury, as they
hung
in the deep current.
("The River")

Lines like these are indeed "artless," but not in an especially complimentary sense. They are recognizable as verse only in their habit of lingering on images ("There was discussion and analysis of poetry movements [in The Little Review Anthology]; imagism, I remember, was one of those movements"), and in the unevenness of the right-hand margin. Some lines are end-stopped by punctuation marks, others break against the flow of the syntax, but there seems to be no consistent logic, either semantic or metrical, behind the line breaks. Carver had virtually no interest in rhyme or meter, and not much more in the other musical or rhythmic aspects of poetry -or even in its visual aspects, beyond the cascade of broken lines arrayed in variable stanzas (or, more accurately, verse paragraphs) down the page. "I hate tricks," he once wrote, and while he meant the formal experimentation fashionable among fiction writers in the 1970s, the evidence of his poetry suggests that for him "tricks" included figurative language, allusion, elevated diction, and anything else that might divert his words from the task of describing, with maximal fidelity and minimal fuss, the world as it is.


14.12.2010
@ Subway: It’s too cold and it’s free!
Trời lạnh quá, -25 độ, và
bức hình chụp lấy liền
thì khỏi phải trả tiền!

**

DECEMBER

It snows
and still the derelicts
go
carrying sandwich boards- 

one proclaiming
the end of the world
the other
the rates of a local barbershop.

Charles Simic: The Voice at 3.00 AM

Tháng Chạp

Trời tuyết
vậy mà vẫn có hai đấng không nhà
đi ở ngoài đường phố
tay cầm cái hộp giấy đựng bánh mì sandwich

một đấng tuyên bố tận thế rồi
đấng kia
giá biểu cắt tóc
ở một tiệm gần đó.

Charles Simic: Tiếng nói lúc 3 giờ sáng

Note: Bài này mở ra tập thơ trên
*

VOA: Quay sang "Khúc Thụy Du" xin anh cho biết là anh sáng tác bài thơ trong trường hợp nào?

Du Tử Lê: Bài "Khúc Thụy Du" tôi viết vào năm 1968, khoảng thời gian vừa xảy ra cái tết Mậu Thân. Hồi đó tôi làm phóng viên chiến trường, được cử đi tường thuật về một trận đánh mà tôi còn nhớ là ở trên đường ra Quang Trung. Khi tôi đi như vậy thì còn giới nghiêm, dọc đường gần như không có người. Tôi thấy những xác chết, những cánh tay, những phần thân thể bị văng lủng lẳng trên các dây điện. Tôi cũng nhìn thấy những con chó hoang vì chủ đã bỏ đi lánh nạn gậm những khúc xương người. Tôi bị chấn động trước cảnh tượng này và làm ra bài thơ. Khi về một người bạn của tôi ngày đó, anh Trần Phong Giao, làm tờ báo Văn, làm một số báo sau biến cố tết Mậu Thân, hỏi xin bài. Tôi đưa bài thơ đó cho anh. Tôi muốn nói "Khúc Thụy Du" là một bài thơ mới về chiến tranh. Nó hoàn toàn không phải là một bài thơ tình. Tình yêu trong "Khúc Thụy Du" của tôi chỉ là một điểm xuyết thôi. Tôi đặt vấn đề là trong một cuộc chiến tranh như vậy, chết chóc như vậy thì tình yêu nó sẽ như thế nào, nó sẽ thảm hại ra làm sao, và cuối cùng vẫn là định mệnh con người, cuộc sống của con người nó hoàn toàn vô nghĩa, nên bài thơ mới mở đầu bằng câu: "hãy nói về cuộc đời khi tôi không còn nữa." Nhưng năm 1983 khi anh Anh Bằng mua được cuốn thơ đó, lại chọn ra, tôi nói rõ, anh ấy chọn ra những câu thơ nói về tình yêu chứ không phải là những câu thơ nói về chiến tranh, mặc dù những câu thơ nói về tình yêu chỉ là 1/10 của bài thơ đó

Bài thơ Khúc Thụy Du, nếu không có những phát giác mới về nó, qua những dòng tâm sự trên đây, thì chúng ta cũng chỉ xếp nó vào “cũng” 1 dòng thơ ăn mày ăn xin tình yêu, sự thương hại, của 1 đấng đàn ông bị người yêu “bye bye, sang ngang, sang sông, lên xe hoa, theo bước về nhà ai…” vốn thường gặp trong thơ DTL, thí dụ, hai câu, “em đi áo mỏng mềm lưng phố/có động lòng thương kẻ cuối đường”, Gấu này đã từng gặp đúng cái cảnh như trên, và hiểu ra, nhà thơ làm hai câu thơ, vì biết rằng, thằng bạn của anh sẽ có ngày cần tới nó!

Tuy nhiên, ngay cả khi chấp nhận cùng 1 dòng như thế, thì người đọc thơ, kẻ nghe nhạc phổ thơ vẫn cảm thấy, bài thơ hình như quá thê luơng, và không chỉ nói về tình yêu, y hệt bài Tình Nhớ, mà nhà phê bình DT đã có lần phát bực, Tình Nhớ mà liên can gì tới phản chiến, và chúng ta cũng có thể mô phỏng ông, và phán, KTD thì liên can gì tới Mậu Thân.
Vậy mà cả hai đều được sáng tác từ những hình ảnh Mậu Thân, của hai kẻ, một trốn lính, và 1, không trực tiếp cầm súng tham gia cuộc chiến.

Những phát giác trên đây, có gì tương tự với Kinh Cầu của Akhmatova.
Một bài thơ than khóc cho số phận cá nhân, của 1 bà mẹ có con bị bắt, trở thành biểu tượng cho mọi bà mẹ đau khổ vì 1 chế độ độc tài.

Còn một bản nhạc nữa, cũng từ Mậu Thân mà ra, nhưng được viết trực tiếp từ những kẻ tham dự cuộc chiến, và có lần GNV đã coi nó, chẳng thua gì Kinh Cầu, là Rừng Lá Thấp

Những phát giác trên đây, có gì tương tự với Kinh Cầu của Akhmatova.
Một bài thơ than khóc cho số phận cá nhân, của 1 bà mẹ có con bị bắt, trở thành biểu tượng cho mọi bà mẹ đau khổ vì chế độ độc tài
*

Trước khi “Một ngày” xuất hiện, Akh. đã đọc nó, qua Kopelev, bạn của cả hai. “Hai trăm triệu người Nga phải đọc cuốn này”, bà nói với những người quen biết. Trong lần gặp gỡ liền sau khi cuốn sách xuất hiện, bà nói với Solz:
“Anh có biết, chỉ trong vòng 1 tháng anh là 1 người nổi tiếng nhất trên toàn cầu?”
“Tôi biết, nhưng nó không kéo dài lâu đâu”.
“Liệu anh chịu nổi danh vọng?”
"Thần kinh tôi cứng lắm, tôi chịu nổi những trại tù của Stalin”.
“Pasternak chịu không nổi. Thật khó chịu nổi danh vọng, nhất là khi nó đến muộn”

Mặc dù kính trọng lẫn nhau, cuộc gặp gỡ không ngon cơm. Solz có trình ra một số thơ của ông, và để đáp lại, Akh đưa ông đọc Kinh Cầu.

Chàng thanh niên 43 tuổi, với cuốn tiểu thuyết đầu tay, chỉ qua 1 đêm, trở thành nổi tiếng, sau đó nói với Kopelev:

"Một bài thơ tốt, tất nhiên. Đẹp. Nhưng nói cho cùng, cả một quốc gia đau khổ, hàng chục triệu con người, còn đây là 1 bài thơ về một trường hợp cá nhân, về 1 bà mẹ và đứa con trai… Tôi nói với bà là bổn phận của một thi sĩ Nga là viết về đau khổ của nước Nga, vượt lên đau khổ riêng tư, viết về nỗi đau của cả nước…”

Nhưng chính là 1 nỗi đau cá nhân, riêng tư, nhưng "đau cho tới nơi, tới bến", thì lại bật ra nỗi đau của những nỗi đau, của tất cả những nỗi đau!

Bài thơ KTD của DTL, được viết ra, theo “cách” đau đó. Mậu Thân, chàng lên đường làm nhiệm vụ, như là 1 gã phóng viên Tâm Lý Chiến, nhìn thấy người chết, chàng đau quá, và càng đau bao nhiêu, chàng càng rút sâu vào tình yêu bấy nhiêu, và bật ra KTD!

Đây là điều mấy ông thực sự cầm súng, mà “không thực sự cầm cây viết”, không hiểu được!

Trong chương Bearing the Burden of Witness: Requiem, tác giả cuốn "Chữ Đuổi Thần Chết Chạy Có Cờ", viết:

Kinh Cầu được sinh ra từ một nỗi đau riêng, và từ nỗi đau chung [tạm dịch: Requiem was born of an event that was personally shattering and at the same time horrifically common]: cú bị bắt và có thể bị giết, chẳng cần luật pháp, của 1 nguời thân trong gia đình. Như thế, nó là 1 tác phẩm hai chiều kích, cá nhân và công chúng, vừa là một bài thơ trữ tình, vừa một bài sử thi.
Làm sao cân bằng được cả hai chiều kích, đó là thiên tài thi ca của Akh.

Giả như DTL đừng bỏ đi cái phần cả Miền Nam đau khổ vì cú Mậu Thân, và chuyển nó vào thơ, làm cân bằng KTD, thì có lẽ bài thơ của anh còn bảnh hơn thế nhiều!

Phần số chăng?
Tài năng chăng?

No Star No! [Không sao hiểu!]

Trong cuốn "Chữ Đuổi Thần Chết" có 1 giai thoại thật thú vị liên quan tới Dr Zhivago: Bị sức ép của nhà nước, Pasternak phải gửi “mail” chính thức cho nhà xb ở Ý, ra lệnh ngưng in ấn, nhưng bằng 1 account riêng, ông nhắn, in lẹ lên; trước khi ngỏm, tớ chỉ mong được nhìn thấy nó!

Điều cả hai Tình NhớKTD không làm được, cả hai đều thiếu cái chiều kích sử thi, hay nói mẹ nó ra, đều thiếu nỗi đau của cả nước Miền Nam, là những câu sau đây, thí dụ:
Sao không hát cho những bà mẹ già…
Sao không hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua?

Cả hai ông TCS, 'xua' rồi, DTL, đều chưa từng giáp mặt Thần Chết, và đuổi nó chạy có cờ!

*

Poem Without a Hero

A Triptych
1940-1962 

Thay vì 1 lời tựa 

Một vài người thì không còn nữa, và những người khác thì đã đi xa.

Dòng thơ đầu đến với tôi tại căn nhà The House on the Fontanka, vào đêm 27 Tháng Chạp 1940, sau khi gửi 1 mẩu nhỏ (“Bạn từ chẳng đâu đâu mò tới Nga”, “You came to Russia out of nowhere”), như là khúc dạo, của mùa thu năm đó.
    Tôi vờ nó. Tôi cũng chẳng hề mong đợi nó, vào cái đêm lạnh lẽo, tối tăm của Mùa Đông Leningrad cuối cùng của tôi.
    Sự xuất hiện của nó thì đã có vài dấu hiệu tạp nhạp, vô nghĩa trước đó, nhưng khó mà coi đây là những điềm triệu.
    Đêm hôm đó, tôi viết ra được hai đoạn của phần đầu (“1913”), và “Dedication”.  Vào đầu tháng Giêng, kinh ngạc đến sững sờ, tôi viết ra được “Flip Side”, và ở Tashkent, (trong hai cú đột phát, in two bursts), tôi viết “Epilogue”, và nó trở thành phần thứ ba của bài thơ, và làm vài nét gia giảm, đưa vào hai phần đầu.
    Tôi dâng tặng bài thơ này tới hồi tưởng của hai người nghe bài thơ đầu tiên - bạn tôi và đồng hành, my friends and fellow - những công dân đã tàn tạ, perish, tại Leningrad, trong thời gian thành phố bị vây hãm.
    Tôi nghe ra giọng nói của họ, và nhớ, remember, tới họ, khi tôi cao giọng đọc bài thơ, và với riêng tôi, lần đọc chung bí mật đó, this secret choir, đã trở thành một minh chứng hoài hoài, a lasting justification, của tác phẩm.

April 8, 1943 

Những dư luận lèo nhèo, rumors, mới đây, cũng đã đến tai tôi, liên quan tới những dẫn giải sai lạc, và phi lý, về “Poem Without a Hero”. Một vài người còn đề nghị, advise, làm sao cho bài thơ dễ hiểu hơn.
    Chuyện đó thì tôi chịu thua!
    Bài thơ không chứa đựng bất cứ một cái nghĩa thứ ba, thứ bẩy, hay thứ hai mươi chín.
    Tôi sẽ chẳng bao giờ thay đổi, và cũng chẳng hề giải thích, explain, nó.
    “Cái gì tôi đã viết, tôi đã viết”
    “What I have written, I have written.”

November 1944
Leningrad
Akhmatova
*

Bài thơ sau đây, được viết ra, từ Mậu Thân, đúng hơn, từ… 1 chiếc dép râu của 1 anh VC, trong trận đánh Đài Phát Thanh, Sài Gòn, của GNV.
Một, trong dúm thơ Gấu có được, nhờ gặp lại cô bạn, nơi xứ người ngay những ngày mới qua.
Gửi cho một đấng học trò học tiếng Anh, còn kẹt ở Trại, thơ bị ngâm đâu cả tháng, mới cho nhận! 

Hát ở đâu đâu... 

Ngoảnh nhìn lại quãng nửa nhà nửa chợ
Nỗi buồn vạch một nét dài (1)
Không phải tiếc cuộc đời đã sống
Mà một đời bỏ lỡ
Nhớ hoài.

Đêm mở ra giấc mộng cũ
Chỉ có tôi, tôi, và tôi
Cô bạn thân ơi, nẻo về tuyệt lối
Hồn tôi điên cuồng réo gọi. 

Mùa thu ở đây đẹp não nùng
Rừng dưng không đỏ rực
Lá rũ rượi
Rủ nhau cùng chết
Sực nhớ chữ: Chiêu như thanh ty
Mộ thành tuyết

Giấc mộng cũ vậy là giấc mộng cuối
Hát ở đâu đâu...

Cô bạn thân ơi, những ngày tháng đó
Chạy xe như điên trên đường phố
Cho kịp giờ giới nghiêm
Suốt Chợlớn-Sàigòn
Chỉ mong kịp chuyện trò cùng những hồn ma Mậu Thân
Trong nhà xe Đài Phát Thanh
Người lính Dù dùng làm nơi chất thây những người chết
Những hồn ma từ đó thức dậy
Quẳng bỏ súng
Vẫy tay cho tôi đi 

Trong vương quốc của những người đã chết
Tôi vẫn thường thơ thẩn đi về...

Hát ở đâu đâu giấc mộng cuối (2)

 (1)... that lonely halfway house which we call life
André Malraux (Anti-Memoirs)
(2) thơ Thanh Tâm Tuyền