Thơ mỗi ngày
Thơ mỗi ngày
VOA:
Thưa anh, từ năm 1975
đến nay ở hải ngoại thì sinh hoạt văn thơ khó có thể so với thời trước
năm 1975
ở quê nhà. Vậy anh nghĩ gì về những dòng thơ hải ngoại hiện nay, và nó
có còn
là môi trường để cho các nhạc sỹ phổ nhạc nhiều như xưa nữa hay không?
Du Tử
Lê: Câu hỏi rất hay.
Thưa chị, bằng cái cảm nhận của tôi, nghĩa là hoàn toàn chủ quan, tôi
cho rằng
lúc đầu tất cả những người viết văn, làm thơ của chúng ta ở quê người
thì họ
còn bị chấn động bởi cái tan tác, bởi cái đứt đoạn với tổ quốc, với quê
hương.
Tôi muốn nói đến những người tỵ nạn, những người vượt biên, những người
di tản.
Trong giai đoạn khoảng từ 5 đến 10 năm đầu, ảnh hưởng của nó còn lớn.
Khi tôi
nói ảnh hưởng lớn thì tôi muốn nói cái xúc động hay rung động nó có
thật, nhưng
từ khoảng năm 85 trở đi, đời sống người Việt của chúng ta ở quê người
bắt đầu
ổn định, đi vào nền nếp. Và chị cũng hiểu là đời sống ở Hoa Kỳ là một
đời sống
rất là khắc nghiệt và lạnh lùng, cho nên người ta chỉ có đủ thời gian,
đủ lo
nghĩ cho ngôi nhà chúng ta ở, cho những cái bills (hóa đơn) mà chúng ta
phải
trả. Và những rung động tình cảm, những rung động thành thật thì tôi
nghĩ là nó
không có. Cho nên mặc dù người ta vẫn làm thơ, vẫn viết văn nhưng những
cái
rung động thật thì nó gần như đã phai nhạt, nếu không muốn nói là nó
giả tạo.
Đó là lý do mà rất nhiều người làm thơ, viết văn ở thế hệ của chúng tôi
đã
không còn viết nữa. Cái thế hệ trẻ thì họ đông hơn, nhưng như tôi đã
nói, với
một bối cảnh như vậy thì nó không còn thích hợp cho văn chương nói
chung, và
cho thi ca nói riêng.
VOA
Thú
thực, cái câu trả lời của
‘bạn ta’ cực nhảm. Chứng cớ hiển nhiên, là nhà thơ Charles Simic, Adam Zagajewski, thí dụ. Mấy ông này cũng
dân bỏ chạy quê hương, qua Mẽo cũng mấy chục năm, và bây giờ vẫn làm
thơ, thơ vẫn
hay. Họ cũng có đủ những vấn nạn, về 1 nước Mẽo lạnh lùng khắc nghiệt,
chẳc
hẳn thế.
Thế thì
tại sao?
Theo
GNV, vấn đề này, là do
nhà thơ Mít nghèo nàn cảm xúc, thiếu sự biết ơn, dốt nát, lười biếng,
không làm
sao nhập vào được những vấn đề đang đẻ ra thơ ở bất cứ 1 xứ sở nào,
không chỉ ở
Mẽo.
Cái lý do rất nhiều người ở thế hệ DTL không làm thơ viết văn được nữa,
còn
nằm ngay ở trong thời gian khi còn viết được, nghĩa là, còn trẻ [nhà
văn nhà thơ
Mít toàn thứ chết non, chết trẻ, TTT đã từng nhận xét], và đẻ ra toàn 1
thứ thơ
ca, văn chương cần đến xúc động, thứ văn chương ăn mày nước mắt, ăn xin
tình cảm
của độc giả nữa!
Chỉ một
khi cảm xúc của bạn
vượt lên được những xúc động vị kỷ, vượt ra khỏi cái vòng tay, của chỉ
hai
người, thì mới có thơ văn thứ ra hồn , có hoài hoài được!
Sợ hấp hối, vẫn có 1 bài thơ
còn đang làm dở ở trong túi!
Note: Ý này mượn TMT. Cô Tú vẫn còn làm thơ đấy, bạn DTL ơi! Và đâu chỉ
1 cô
Tú?
Trong thơ TMT, không chỉ có hai người, mà còn có nhân loại, có nỗi đau
của
người khác, và, đôi lúc, giọng thơ quá chân thật, khiến có kẻ phán, bà
này làm
thơ theo kiểu luân lý giáo khoa thư, là thế. Nhưng, ở vào những giây
phút bất
thình lình, thơ, thứ tuyệt hảo, thứ chỉ "trao cho thi sĩ", bật ra!
*
Charles
Simic, sinh năm 1938,
chắc cũng tuổi DTL, là 1 trong những nhà thơ được kính trọng và yêu mến
nhất
trong những nhà thơ Mẽo đương thời. Ông đã từng đoạt giải thưởng
Pulitzer,
1990, cho cuốn thơ "The World Doesn't End: Prose Poems", [Thế giới đếch
chịu ngưng, thơ cũng thế], học bổng Mac Arthur, giải thưởng Wallace
Stevens Award trong số
những giải
thưởng khác.
Từ 2007, là nhà thơ nhà của nước Mẽo, the Poet Laureate, thứ
15.
Ông đã cho xb hơn 60 tác phẩm
Trên TV
cũng có tí thơ của ông,
và đang chuyển ngữ bài phỏng vấn được đăng trên báo Serbian, “Views”,
thực hiện
vào Tháng Tám 1991, ngay sau khi cuộc chiến tại cựu Yugoslavia bùng nổ.
Nay nhân cú phỏng vấn bạn ta
của VOA, dịch tiếp, cũng là 1 cách giải thích, tại làm sao mà “người
ta” thì làm
thơ viết văn được, mà Mít thì tịt ngòi!
Ông tới Mẽo khi còn là 1 đứa
con nít. Ông bật mí cho biết cái mánh hội nhập nó ra làm sao.
Phiến
diện mà nói, tôi hội
nhập cũng khá nhanh. Tiếng Anh cháo húp quanh, nhờ vậy mà đọc sách, có
thêm
bạn, lậm sâu thêm vô xã hội mới, văn hóa phổ thông... Cũng mất đâu
chừng hai,
ba năm. Cái còn lại thấm từ từ khi sống cùng 1 cái đời như người đương
thời.
Tôi vô quân đội, rồi thì Cuộc Chiến Mít [như ông Gấu nói], rồi thì thập
niên
1960 etc… 40 năm dòng dã tại xứ sở này, và tôi cảm thấy hoàn toàn ở nhà.
Ông nhận được bố cu giải
thưởng, kể cả Pulitzer. Nhiều như thế có ảnh hưởng gì tới ông?
Ảnh
hưởng khỉ gì. Thơ của tôi
bán bảnh hơn nhiều. Chúng xâm nhập nhiều trường trung học qua những
tuyển tập.
Mọi người nghĩ, thằng cha thi sĩ này rất láu cá. Thằng chả khôn lắm!
Không, tôi
không phải như vậy. Nói 1 cách rốt ráo, thì đúng như… châm ngôn: “Mọi
phép lạ
chỉ kéo dài được 3 bữa”
Tới một mức độ nào, ở Mẽo,
nếu nói về cái sự thăng bằng giữa 1 bên là những nguyên lý vật chất, và
1 bên
là những nguyên lý về tinh thần?
Chẳng
mắc mớ gì hai món đó,
nói rõ hơn, chúng không liên hệ với nhau. Mẽo không phải là 1 xứ sở; nó
là 1
đại lục được cư ngụ bởi chồng chất những truyền thống, văn hóa, tín
ngưỡng, một
nơi chốn đầy những mâu thuẫn, ngược ngạo. Cái mâu thuẫn, ngược ngạo
nhất, theo
tôi, là chúng tôi bằng 1 cách nào đó, cứ sống với nhau hoài hoài như
thế, nói
như ông VC nào đó, cầm tay nhau đi dưới bảng hiệu Mẽo quốc! Và đó là
cái viễn
ảnh hợp nhất độc nhất. Một lý tưởng về 1 dân tộc, thống nhất và khác
biệt.
Anna Akhmatova qua nét
vẽ của
David
Levine, NYRB.
Được
chụp hình, được họa nhiều nhất, trong các thi sĩ.
Nhìn
nghiêng, chỉ cần nhìn cái mũi, là nhận ngay ra Bà.
The word that
causes death's defeat.
Cái Từ Khiến Thần
Chết Cũng Phải Bỏ Chạy.
Cuốn
thơ của Brodsky, GNV mua
lâu rồi, ở 1 tiệm sách cũ.
Mua, và không có khi nào
nghĩ, sẽ có ngày đọc được nó, y hệt hồi mới lớn, tiếng Tây ăn đong vậy
mà tậu
gần như đủ tủ sách Nửa Đêm, những cuốn của Lukacs, như Lịch
sử và Ý thức giai cấp, hay Lý
thuyết tiểu thuyết. TPG có lần thấy GNV cầm cuốn của Lukacs, hất
hàm phán, ông
mua thứ này để nhát ma, hay nhát người, hay để thờ!
[Đây là cường điệu, nhưng ý của
nó thì đúng như vậy!]
Còn ông
Mít Butor, cũng có lần
rất ư là dè bỉu, khi GNV đề nghị dịch từ “mauvaise conscience”, ý thức
hư ngụy
[vẫn còn nhớ!], trong bài diễn văn Nobel văn chương của St John Perse, do ông
ta dịch, do GNV order, cho trang VHNT do GNV phụ trách, trên tờ Tiền
Tuyến.
Phải đến già, GNV mới nhớ ra
cặp mắt khinh thị của bạn quí!
Hồi đó, mê bạn, quí hay không quí, đều mê
quá, không nhận ra!
Còn cuốn "Chữ đuổi Thần Chết
chạy có cờ", mới tậu!
Quà Noel của GNV tặng GNV!
Sách bìa cứng. Xót quá!
Đọc
loáng thoáng, vớ được 1 đoạn
cũng thật thú.
Mặc dù Akhmatova, khi viết Kinh Cầu, khác hẳn Solz,
khi viết Gulag, một bên đặt mình vào vị trí chứng
nhân, một bên, chỉ là thảm kịch cá nhân, gia đình, theo nghĩa, bà chỉ
là chứng
nhân như là bà mẹ đối với đứa con của mình, và từ đó, trở thành biểu
tượng bà mẹ
Nga với những đau khổ, như bà đã đau khổ.
Và khi Một ngày của Solz được xb, Akhmatova “mừng
rơn”, vậy là Kinh Cầu cũng có cơ may ra mắt độc giả.
Nhưng Một ngày thì OK, Kinh Cầu thì never.
Không chỉ Kinh Cầu, Requiem,
trọn bài Poem Without a Hero cũng không
luôn, chỉ có những trích đoạn được xb. Trong nhật ký [notebook], năm
1962, bà “tếu
tếu” ghi lại những lý do của sự cấm đoán này:
Tựa đề
cho bài thơ Triptych [một cái tít khác của bài Poem Without a Hero]:
Bị cấm đoán, forbidden, by
the censor, bởi kiểm duyệt.
Bị dục bỏ, rejected, bởi: 13
tờ báo.
Không chấp thuận, not
accepted, bởi 7 biên tập viên của nhà xb, editor.
Và, sau khi đọc lại, upon
mature reflection, chính tácgiả vứt vô thùng rác, the author herself
renounced it!
Trong
tất cả những gì được viết
về Akhmatova, ngắn gọn nhất, tuyệt nhất, theo Gấu, là bài của Brodsky,
đề tựa tập
thơ của Bà.
TV thể nào cũng dịch bài này gửi tới độc giả.
Phải đọc nó, thì mới nhìn rõ ra
nền văn học "ai điếu" của Mít hải ngoại, ở giai đoạn đầu của nó, với
những nhà văn “hàng đầu”,
trong cái việc bỏ chạy!
Đọc lời
Tựa, của cuốn "Chữ Đuổi
Thần Chết Chạy Có Cờ", mới thấm thêm ra 1 điều về cái chuyện dịch văn,
với
việc dạy ngoại ngữ, như anh Tẩy mũi tẹt vỗ ngực tự hào, nó khác nhau
trời biển
như thế nào.
Trong lời Tựa, tác giả cuốn sách GNV mới tậu phán:
Ui chao
bao nhiêu sách, bao nhiêu
‘lèm bèm’ về nữ thần thi ca Nga rồi, hà cớ sao còn thêm cuốn này?
Ấy là vì cuốn này, dù dầy cộm, như thế, là chỉ trình ra, một cách đọc
khác,
không phải toàn cõi thơ, mà chỉ một bài thơ, Poem Without a Hero,
của
bà.
Ui chao, giả như sau này, hậu thế, viết cả 1 cuốn sách dầy cộm, chỉ để
bàn về 1
câu nhạc, 1 lời hát: Tình Yêu như Trái Phá của TCS?
Hay, về 1 bài tản văn, của GNV, "Cầm Dương Xanh”?
Why not
?
Three
Poems by
Charles Simic
Migrating
Birds
If only
I had a dog, these
crows congregating
In my yard would not hear the
end of it.
If only the mailman would
stop by my mailbox,
I'd stand in the road reading
a letter
So all you who went by could
envy me.
If only
I had a car that ran
well,
I'd drive out to the beach
one winter day
And sit watching the waves
Trying to hurt the big rocks
Then scatter like mice after
each try.
If only
I had a woman to cook
for me
Some hot soup on cold nights
And maybe bake a chocolate
cake
A slice of which we'd take to
our bed
And share after we've done
loving.
If only
these eyes of mine
would see better,
I could read about birds
migrating,
The vast oceans and deserts
they cross
And their need to return to
this shithole
After visiting many warm and
exotic countries.
Eternities
A child
lifted in his
mother's arms to see a parade
And that old man throwing
breadcrumbs
To the pigeons crowding
around him in the park,
Could they be the same
person?
The
blind woman who may know
the answer recalls
Seeing a ship as big as a
city block
All lit up in the night sail
past their kitchen window
On its way to the dark and
stormy Atlantic.
All
Gone into the Dark
Where's
the blind old street
preacher led by a little boy
Who said the world will end
next Thursday at noon?
Where's the woman who walked
down Madison Avenue
In the summer crowd, stark
naked and proud of herself?
Where's
the poet Delmore
Schwartz I once saw sitting
In Washington
Square Park gesturing
theatrically to himself?
Where's the young man in a
wheelchair pushed by his mother
Who kept shouting about wanting
to kill more Vietnamese?
Mr
Undertaker, sitting in a
window of a coffee shop
Chewing on a buttered roll,
you probably have a hunch-
Or are you, like the rest of
us, equally in the dark
As you busy yourself around
the newly arrived dead?
LONDON REVIEW OF BOOKS 9 SEPTEMBER 2010
Note:
Cả ba bài đều tuyệt!
Rảnh, GNV sẽ dịch hầu quí vị, sau!
Ui chao, đọc cái câu về anh
chàng thương binh ngồi ghế lăn, được mẹ đẩy, miệng hô làm thịt thêm VC
mà chẳng
‘lạnh’ sao?
*
Bài thơ
trên, TV post lên để
tặng “GNV và đồng bọn”, quá mê chơi cờ, và mê… Borges, đến mất mẹ nước
Mít!
Cao
Thủ Cờ Tướng
Tôi nghe nói, trong 1 cuộc
chiến ở Persia,
cuộc chiến nào tôi không rõ,
khi những kẻ xâm lăng tàn phá Thành Phố,
đàn bà la thét,
hai cao thủ cờ
tướng,
tiếp tục cuộc
cờ không chấm dứt của họ,
ở dưới bóng cây,
họ cắm mắt cắm mũi vào một cái bàn cờ cũ,
và bên cạnh là
một vại cuốc lủi,
thật trịnh trọng,
và luôn luôn sẵn sàng
làm dịu cơn khát của hai cao thủ, sau một nước cờ,
bèn ngửa người ra phía sau, tu một đường, chờ đối thủ đi nước cờ
của anh ta.
Nhà cháy, tường đổ, của cải bị
ăn cướp
Đàn bà bị hiếp,
bị trấn vô tường, để tiếp tục hiếp,
trẻ con bị đâm,
chém, đường phố đầy máu…
Nhưng hai cao
thủ vẫn bình chân như vại, ngay dưới chân thành phố,
tiếp tục chơi cờ,
trong tiếng
la hét từ phiá xa vọng tới.
Ngay cả khi,
trong tiếng gió thoảng, có tiếng la thét, và họ,
trong thâm tâm, thoáng có nghĩ
tới, những người đàn bà của họ,
những đứa con gái ngoan ngoãn của họ,
đang bị
hiếp,
chắc cũng không quá xa nơi họ đang chơi cờ,
và lông mày, lông mi của họ
có
thoáng âm u,
tâm tư của họ có nhầu nát, tí ti, thoáng 1 tí,
và họ
lại chú mục
vào cuộc chơi không chấm dứt,
trở về
một cách thật là vững tâm với cái bàn cờ cũ của họ.
Khi ông vua bằng
ngà trên bàn cờ cũ bị nguy hiểm, thì ai để ý làm gì tới
thịt rơi, máu
đổ, ở trên
đường phố,
biển máu biển miếc, bà mẹ, người vợ, đứa chị, con em
bị, hay
được…
giải phóng ?
Giải phóng hay ăn cướp thì
có
ăn thua gì tới
một đường thối của Bạch Hoàng Hậu?
Và một khi đi được một nước vừa
ý, đặt ông vua vào đúng vị trí,
thì những đứa trẻ đang chết ở xa xa kia, là cái
chó gì mà phải quan tâm?
Vargas
Llosa, hồi mới lớn mê Sartre, mê dấn thân,
nhưng cũng quá mê Borges, thế là cứ tối tối, khi thiên hạ ngủ hết thì
mới dám
lôi Borges để đọc. Trong cuốn mới xb của ông, có 1 bài về ông thầy thời
thơ ấu
này, TV sẽ giới thiệu, cùng với bài của Naipaul, và của Mantel, để độc
giả phán
đoán.
Cách đọc Borges của Martel (1), của Naipaul, theo Gấu, là của những
người còn
mang nặng gánh nặng nhân sinh, thành thử chịu không nổi Borges!
Cõi văn của ông
có gì đó giống như một cõi thơ Đường, và nếu như thế, có thể áp dụng
câu phán
của Lukacs: Tiểu
thuyết, theo Lukacs, là hình thức văn chương chính, la
principale forme littéraire, của một thế giới trong đó, con người cảm
thấy
không ở nhà của mình, mà cũng không hoàn toàn xa lạ. Chỉ có tiểu
thuyết, khi có
sự đối nghịch cơ bản giữa con người và thế giới, giữa cá nhân và xã
hội. Hùng
ca diễn tả sự tràn đầy của linh hồn và của thế giới, của bên trong và
bên
ngoài, đó là một vũ trụ mà những câu trả lời đã có sẵn, trước khi những
câu hỏi
được đặt ra, một vũ trụ có hiểm nguy, nhưng không có hăm dọa, có bóng
râm nhưng
không có tối mù... Dùng một hình ảnh của ông, giữa văn chương của tuổi
thơ và của
thời trai trẻ (hùng ca) và văn chương của ý thức và của cái chết (bi
kịch), tiểu
thuyết chính là thể loại văn chương của sự trưởng thành hùng tính (Le
roman est
la forme de la maturité virile).
Câu phán của
Lukacs còn giải thích lý do, tại làm sao Borges không viết được tiểu
thuyết.
(1)
Chính trị mới là đỉnh cao của…
văn chương.
Tây có câu, “cái còn lại là văn chương”, là để miệt thị thứ văn chương
bỏ qua
nỗi đau, nỗi khổ của người đương thời, mà chỉ đắm đuối trong cõi mộng,
trong
cõi chân thiện mỹ. Naipaul chửi Borges là cũng ý đó, ông ta lôi chữ
“bất tử”
ra, và cứ thế đùa nghịch với nó, quên mẹ mọi chuyện. Steiner phán,
những người
khóc khi coi truyện tình lãng mạn "Werther" hay nghe nhạc Chopin đâu
có biết rằng, họ đi qua địa ngục thực.
Đọc blog trong nước, của những nhà văn thứ thiệt, than thở, đừng nói
chuyện
chính trị, chán lắm, là cũng nghĩa đó.
Nên nhớ, vẫn nên nhớ, chẳng cần đến Steiner, văn học quốc tế, dân Mít
ngày xưa,
học TQ, cũng đã biết được ‘tu thân, tề gia, bình thiên hạ’.
Câu của Naipaul chửi Borges, có thể áp dụng vào trường hợp NBC: Ông
không hề
biết đến lũ Ngụy, vì còn mải mê trong cõi bất tử của những con số.
NKTV
Nhưng câu của Martel mới rõ ra
ý đó. Ông
viết về Borges:
Borges is often
described as a writer's writer. What this is supposed to mean is that
writers
will find in him all the finest qualities of the craft. I'm not sure I
agree.
By my reckoning a great book increases one's involvement with the
world. One
seemingly turns away from the world when one reads a book but only to
see the
world all the better once one has finished the book. Books, then,
increase
one's visual acuity of the world. With Borges, the more I read, the
more the
world was increasingly small and distant.
*
Vụ Án còn là một thứ chuyện
“Liêu Trai” có
tính tiên tri (un fantasme prophétique), như rất nhiều cuốn sách khác ở
trong
Bảng Phong Thần Cuối Cùng. Cuốn tiểu thuyết được in và xuất bản vào năm
1925,
nhưng Kafka đã viết nó mười năm trước, tức là năm 1914, trước khi có
cuộc cách
mạng Nga, Cuộc Đệ Nhất Thế Chiến, chủ nghĩa Quốc Xã Nazi, chủ nghĩa
Stalin: thế
giới được miêu tả ở trong cuốn sách, chưa hiện hữu, chưa “đi vào hiện
thực”.
Vậy mà ông nhìn thấy!
Liệu có thể coi ông là Ông Thầy
Bói
Nostradamus của thế kỷ 20? Không phải vậy: cái thế kỷ có tên là Goulag
đó chỉ
là một đứa trẻ ngoan ngoãn tuân theo lời phán bảo của ông thầy của nó,
mà
thôi.
Ở đây, là một giả thuyết, nghe
đến rởn tóc
gáy lên được, và cũng hoàn toàn có tính Kafkaien: Liệu tất cả những trò
kinh
tởm của thế kỷ: chiến tranh lạnh, những chuyện đấu tố, luôn cả bố mẹ,
hiện
tượng con người có đuôi, lò thiêu, trại tập trung cải tạo,
Solhzenitsyn,
Orwell…. tất cả là đều nảy sinh từ cái đầu của một anh chàng làm cho
một công
ty bảo hiểm ở Prague? Liệu hàng triệu triệu con người chết đó, là để
chứng minh
cho sự có lý, của một cái đầu chứa đầy những ác mộng?
NKTV
Bạn cứ thử
tưởng tượng ngược
lại: Tất cả
những khổ đau của dân Mít, là để chứng minh cho một cái đầu trong suốt,
thánh thiện,
không hề biết đến Cái Ác Bắc Kít, Lò Cải Tạo, Nguỵ… và cùng với
nó, là
giải Nobel Toán cao quý?
Bài thơ
trên, TV post lên để tặng “GNV và đồng bọn”, quá mê chơi cờ, và mê…
Borges, đến mất mẹ nước Mít!