*
Notes



1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11














Trao đổi giữa người viết và bạn đọc

           Qua trao đổi email với BBT, tôi được biết một số ý kiến của vài bạn đọc trong diễn đàn Ô Thước. Tôi xin ghi lại nguyên văn một email của bạn đọc:
Gởi BBT VHNT,
Ý kiến của vài bạn đọc trong diễn đàn OT cho thấy tác giả NQT thỉnh thoảng gây ngộ nhận với phương pháp trích dẫn trong các bài viết của ông: tỉ dụ như có bạn phải hỏi lại xem câu văn là trích hay của tác giả NQT v.v.
Ngay trong bài viết về Chân Dung và Đối Thoại của Trần Đăng Khoa, ông cũng làm tôi hoang mang không biết lúc nào là văn TDK, lúc nào chuyển sang NQT. Xin lỗi về sự kém cỏi về tầm hiểu biết của người đọc nhưng nếu trích dẫn mạch lạc thì kém mấy cũng hiểu được vấn đề hơn. 

Về dịch thuật, khi chuyển ngữ câu La littérature est "invention" = Văn chương là "bịa đặt". Dù đúng theo lối dịch từng chữ nhưng sai lạc trong cả câu văn. Đọc nguyên câu bằng Pháp ngữ, tôi thấy Nabokov muốn nâng văn chương lên cao hơn ý tác giả trình bầy.
Xin góp ý với ông NQT và BBT".
            Trước hết, tôi (NQT) rất cảm ơn bạn đọc đã theo dõi những bài viết của tôi trên VHNT. Những thắc mắc hoàn toàn liên quan tới văn chương, cho thấy nhu cầu trao đổi giữa người viết và người đọc là cần thiết, và có tác dụng tốt cho cả người viết lẫn độc giả. Tôi đã trả lời riêng cho độc giả trên, nhưng suy đi nghĩ lại, thấy đây là một vấn đề cần bàn thêm, với sự tham gia của nhiều độc giả khác nữa. Như vậy, chúng ta (bạn đọc, BBT, người viết) sẽ càng gần gũi nhau hơn.
            Xin trả lời v/v trích dẫn.
            Trong quá khứ, tôi đã hơn một lần được bạn đọc, và một số bạn văn, góp ý về v/v trích dẫn. Đây không phải là vấn đề "nhập nhằng" giữa viết và dịch, mà là do lười biếng, không chịu phân đoạn rõ rệt. Một phần ỷ y, người đọc nếu chú tâm một chút, sẽ nhận ra. Tôi lấy thí dụ, trong bài viết "Văn chương sám hối?", một độc giả hỏi đoạn: "Trần Đăng Khoa sinh ngày... y chẳng đam mê gì, và nói chung, y là một gã vô tích sự", là trích dịch, hay là của NQT. Ngay trước đó, tôi đã viết: "Xin ghi lại Chân Dung Tự Họa để độc giả tiện bề theo dõi." Nhưng tôi đã sơ ý không dùng ngoặc kép để phân biệt, và chấm dứt phần trích dẫn. Thứ nữa, nếu là một văn bản in, tôi có thể dùng chữ in nghiêng (italic), để phân biệt, nhưng trên VHNT, không thể sử dụng hai kiểu chữ (font) khác nhau.
Tôi nhắc lại, ở đây, không có "sự kém cỏi về tầm hiểu biết của người đọc", mà chỉ có "sự ẩu tả của người viết". Xin nhận lỗi, và cố gắng khắc phục.
            "Về dịch thuật, khi chuyển ngữ câu La littérarure est "invention" = Văn chương là "bịa đặt". Dù đúng theo lối dịch từng chữ, nhưng sai lạc trong cả câu văn. Đọc nguyên câu bằng Pháp ngữ, tôi thấy Nabokov muốn nâng văn chương lên cao hơn ý tác giả đã trình bày".
            Ở đây, tôi hoàn toàn không đồng ý với tác giả email.
            Trước hết, lại nói về trích dẫn. Tôn trọng Nabokov, khi trả lời, tôi không hề để chữ invention vào trong ngoặc, như là bạn đã "tự ý" đặt vào. Và đây là một lầm lẫn, đưa đến lầm lẫn thứ nhì, khi bạn viết: "Đọc nguyên câu bằng Pháp ngữ, tôi thấy Nabokov muốn nâng văn chương lên cao hơn ý tác giả (NQT) đã trình bày."
            Như trong bài trích dẫn, "Người đọc tốt và người viết tốt" (trong Văn Chương tập I, bản tiếng Pháp, nhà xb Fayard, loại sách bỏ túi), Nabokov phân biệt giữa văn chương (giả tưởng, bịa đặt), và sự thực. Ông đã viết một cách thật là "nặng nề": Văn chương là bịa đặt. Giả tưởng là giả tưởng. Gọi câu chuyện là "chuyện thực", là làm nhục cả nghệ thuật lẫn sự thực. (La littérature est invention. La fiction est fiction. Appeler une histoire "histoire vraie", c'est faire injure à la fois à l'art et à la vérité.) Vì sự thực liên quan tới hiện thực cho nên ông giải thích thêm: Thiên Nhiên không ngừng đánh lừa. (La Nature trompe sans cesse). Ông viết: "Mọi nghệ sĩ lớn đều là ảo thuật gia lớn, và cũng thế, Thiên Nhiên là tổ sư đại bịp.... Nhà văn của giả tưởng chỉ việc đi theo con đường Thiên Nhiên đã vạch ra"  (Tout grand écrivain est un grand illusionniste, mais telle également est l'architrompeuse Nature.... L'écrivain de fiction ne fait que suivre la voie tracée par la Nature.)
Người viết hy vọng trong một số tới, sẽ cống hiến bạn đọc VHNT bản chuyển ngữ bài viết của Nabokov, và chúng ta sẽ bàn luận thêm về giả và thực, trong văn chương.
Một lần nữa, xin cảm ơn tất cả.
NQT
Bài này mới tìm được trong đống hầm bà làng documents, vni_font
Nhân tiện, xin độc giả Tin Văn tha lỗi, vì bài vở loạn xà ngầu không làm sao theo dõi được, như một độc giả than phiền.
Sẽ nhờ người sửa sang nhà cửa.
Sorry abt that.
NQT
Note: Bài này, chắc cũng xưa lắm rồi Diễm ơi, từ cái thuởi Tin Văn còn ăn nhờ ở đậu VHNT của PCL

Cái mẩu sáng tác đầu tiên, khi tới xứ lạnh, Ký Ức Còn Mãi, Gấu viết theo ‘order’, của một đệ tử của NTV, tay này lúc đó phụ trách một đặc san sinh viên học sinh Mít, Gấu nhớ đại khái.
Cô bạn là người đầu tiên đọc bản thảo, than, anh đâu phải là tôi, anh đâu phải là đàn bà, mà sao anh đọc ra hết lòng dạ của tôi, như thế?
Còn Gấu Cái, thì bực lắm, và, lẽ dĩ nhiên, chê, đúng là thứ văn cải lương, vãi lệ!
Mẩu văn sau mất tiêu luôn cùng tờ báo, và Gấu viết lại, nhưng, mất mát, phiêu lạc, quên lãng, tất cả, chỉ còn một câu độc nhất:
Tôi cứ tưởng tượng ra một người đàn bà, sau khi làm hết bổn phận với chồng với con, với cuộc đời nặng nề này, trong đêm khuya, đợi cho người thân yên giấc, lặng lẽ thả từng cánh hoa xuống lòng giếng sâu là hồn mình, rồi hồi hộp, âu lo, đợi chờ tiếng vọng của một thời nào đã xưa, đã cũ…(1)
Câu độc nhất còn nhớ lại được đó, sau này Gấu lại sử dụng, để viết về một… cô gái khác, khiến "cô khác" này hiểu lầm, ‘chú viết như vậy không được kín đáo’, cô viết mail than phiền.
Ấy là vì, cô, dung nhan, phong thái y hệt cô bạn ở trong Cõi Khác, và trong Ký Ức Còn Mãi. Cái cô than thở, anh đâu phải là tôi, mà sao đọc ra lòng dạ của tôi, tại sao bao nhiêu năm rồi, mà những tình cảm của anh dành tôi ngày nào vẫn y như vậy?
Cái cô bạn, mà Gấu những ngày còn trẻ, khi, vừa nghe nói tên một cái, là đã đinh ninh, đây là một nửa linh hồn của mình, vậy mà vẫn muộn màng, không kịp với số mệnh, số mệnh theo nghĩa, đến thần thánh, Thượng Đế, ma quỉ… bất cứ cái gì gì cũng phải cúi đầu khuất phục!
Ngay cả Gấu Cái, lần đầu tiên nhìn thấy cô sau, cũng giật mình, sao mà giống ’cô phù dâu’ ngày nào thế!
(1) Câu văn, mãi sau này, Gấu tìm ra nguồn của nó, là của một nhà văn nước ngoài, nói về chuyện in thơ ở Mẽo, cứ như thả một cánh hoa xuống Grand Canyon, rồi đợi tiếng vọng của nó, đại khái như vậy.
Thú thực, không hiểu, Gấu viết câu của Gấu, rồi mới đọc câu của người, hay ngược lại.
Tuy nhiên, đọc kỹ, ngửi ra mùi hiện sinh, Camus, trong Người đàn bà ngoại tình. Truyện ngắn này, hay đúng hơn, toàn cõi văn của Camus là đều chỉ để nói về Lưu đầy và Quê nhà: Quê nhà là cõi đã mất kia.
Tôi xa người xa môi rất tham
Em như gió núi, như chim ngàn
Em xa xôi quá làm sao biết
Tôi âm thầm như cơn mê hoang
Tôi xa người xa không hờn oán
Vườn tôi trăng lạnh đến hoang tàn
Nhớ ai buồn ngất trên vai áo
Mưa ở đâu về như vết thương...
Ui chao, già rồi mới thèm ơi là thèm, giá có tí kỷ niệm như trên với Thánh Nữ:
Tôi xa người xa môi rất tham!
Quê Nhà chắc là cõi Môi Người đã mất kia?
*
Nhớ ai buồn ngất trên vai áo
Mưa ở đâu về như vết thương...
DTL
Tuyệt cú! Thần cú!
Nhưng, tuyệt ở đâu, thần ở đâu?
Gấu tưởng tượng ngày nào em gục đầu trên vai anh mà khóc, mà mếu, mà nũng nịu, mà, mà, mà..
Thành ra mới ra cái cảnh buồn ngất trên vai áo.
Và những giọt mưa ở đâu về vào lúc này, làm tấy lên những giọt nước mắt trên vai ngày nào!
Thì cứ tàm tạm như vậy!
*
Khi tới được trại tị nạn Thái Lan, vào năm 1989, nhìn tờ báo của nhóm kháng chiến thấy tên nữ văn sĩ TD trên măng sét, Gấu vội vàng viết ngay lá thư cầu cứu. Khi đó, bà đang được một cái học bổng nghiên cứu về Trung Hoa lục địa, và trong thư trả lời, bà cho biết cái thư của Gấu đã phải đi hơn một nửa vòng trái đất mới tới bà. Bà than giùm Gấu, sao đi muộn thế? Hết mùa vượt biển từ đời nảo đời nào rồi.
May mà bà không rủa, sao không ở lại với VC luôn cho được việc?
Nhưng rủa thì rủa, bà cũng viết thư cho ông chủ PEN Mít hải ngoại, và sau đó, Gấu nhận được cái thư của ông Trùm PEN Mít hải ngoại, thư gửi cho bà TD, đại ý, bà yêu cầu tôi can thiệp cho một nhà văn nào đó [chữ này của ông Trùm PEN, Gấu còn nhớ rõ], nhưng lại không cho biết địa chỉ, làm sao tôi can thiệp. Thế là Gấu theo địa chỉ, gửi thư cho ông Trùm. Ông trả lời sau đó ít lâu, kèm cuốn sách của ông, viết bằng tiếng Anh, và kèm lá thư can thiệp của ông, với Cao Uỷ và nhà nước Thái Lan.
Chẳng ai gửi cho một đồng nào.
Giá có tí tiền còm kèm tin vui thì thật là tuyệt, Gấu nghĩ thầm!
Người gửi tiền đầu tiên cho Gấu, là Nguyễn Đông Ngạc. Gấu đoán là, nhờ NDN mà ông Trùm đã sốt sắng giúp Gấu. NDN gọi phôn đi tứ lung tung, nào DN, nào VL, nào…. Tất cả những bè bạn được gọi đó bèn phôn tiếp cho ông Trùm PEN, nhờ can thiệp cho Gấu.
Cái sự Gấu có được địa chỉ của NDN thì thật là tuyệt vời. Nếu không, chắc thua nặng.
*

"Je serai ta femme". LH [sinh nhật Gấu 16.8.1967]
... sự sống sót của chàng là một điều xúc phạm tới tình yêu thiêng liêng: Chàng vẫn sống và nàng đã chẳng tới được nhà thương đêm đó.
Thời gian
Hình Gấu, chụp tại Đài Liên Lạc VTĐ số 5 Phan Đình Phùng Sài Gòn. Bàn giấy ông trưởng đài, có cái bảng tên của ông: TBT.
*
Cuộc Tình Bỏ Đi  kết thúc không đến nỗi bi thảm như Một Chủ Nhật Khác.
Cô Thùy, tức Nicole của Scott, sau tái giá.
Nàng nói với ông chồng sau:
-Tôi yêu Kiệt và chẳng bao giờ quên anh ấy.
Ông chồng sau trả lời:
-Lẽ dĩ nhiên là như vậy. Làm sao em quên anh ấy? Mà tại làm sao mà em phải quên anh ấy?
Đà lạt
*
Không ai kèn cựa với người đã chết.
Mà em muốn nhắc để cám ơn anh.
Đã rèn luyện em trong cay đắng của đời.
Và đã thương yêu em như một Bà Trời.
Văn Tế
"C'est l'âge où tout le monde avait vingt-six ans," ["Đó là thời mà đứa nào cũng 26 tuổi"], Gertrude Stein diễn tả những năm tháng tuyệt vời băng đảng Mẽo của bà, những Fitzgerald, Hemingway, Pound... ở Paris.
Gấu cũng thể nói như vậy, về thưở mới lớn của mình, thập niên 1960, và của băng đảng 'tiểu thuyết mới' ở Sài Gòn.
Thời của Stein là 'thế hệ bỏ đi', bị cuộc chiến chê, còn của Gấu, sắp bị cuộc chiến làm thịt.
Thế hệ bỏ đi, cuộc tình bỏ đi.
Thế hệ bỏ đi, như Hemingway kể lại, trong Paris là một ngày hội, gốc gác của nó, là của một tay chủ gara, nơi Stein thường sửa xe. Một lần, "em" mang xế tới, thằng thợ trẻ tỏ ra không sốt sắng lắm trong vụ phục vụ người đẹp. Thế là em méc tay chủ. Tay này mắng thằng nhóc.
Stein sử dụng đúng từ này để đập Hemingway, đám viết lách cà chớn như mấy ông là một thế hệ vứt đi, vì đã được thải ra từ cuộc chiến, theo nghĩa:
-Tụi mày cứt quá, nên cuộc chiến đếch thèm giết.
-Tụi mày tuy sống sót cuộc chiến, nhưng thế nào cũng có bộ phận bị thương tổn, không còn hoạt động được nữa.
Ui chao, xém một tí, là súng của Gấu cũng bay vào hư vô, trong vụ ăn hai trái mìn claymore ở bờ sông Sài Gòn!
*
Hình như là Fitzgerald, nói về mình và về Hemingway: Ông nổi tiếng vì thành công, còn tôi, vì thất bại.
Hề Charlot cũng đã từng nói tương tự, về ông và Einstein: Ông nổi tiếng vì chẳng ai hiểu ông, còn tôi, ai cũng hiểu.
*
Happy Birthday. Chúc đại ca viết càng ngày càng bảnh. NLV
Tks. Tiện đây, xin thông báo: Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, đều chỉ để sử dụng với tính cách cá nhân, [for personal use] và đều "free", xài vô tư, thoải mái.
Vì Gấu cũng trên bẩy bó rồi, nếu tính tuổi ta, thành thử cứ coi đây như là, "cho chắc ăn", sau những cú báo động hoảng như vừa rồi. NQT

Gấu dùng chữ "những", là vì bạn bè Gấu bị "hơn một cú" như cú vừa rồi. Cú trước khủng khiếp hơn nhiều, xẩy ra ngay sau khi Bông Hồng Đen ra đi. Một ông bạn, trong nhóm bạn ở Cali, thương tình, bèn mail cho Gấu biết tin. Tin Văn bèn đi một đường ai tín, khiến Gấu Cái càng thêm bực mình. Và bèn mail trả lời ông bạn, cho biết, ngay sau khi Gấu được ai tín, bèn xỉu, sẵn bịnh tim chơi bồi thêm, bèn phải chở đi nhà thương cấp cứu!
Anh bạn hoảng quá, và cũng ân hận, lỗi ở mình, nhưng bán tin bán nghi, bèn phôn cho một anh khác nữa, rất rành về mối tình của Bông Hồng Đen và Gấu.
Anh này gật gù, chắc đúng như thế đấy. Tao biết, thằng cha Gấu hồi đó mê BHĐ khủng khiếp lắm.
[Chính em LH cũng xác nhận chuyện này, bởi vì có lần Gấu hỏi, tại sao "iêu" Gấu, em trả lời, tại vì anh thương em nhiều quá, thành thử... tội nghiệp!]
Để tăng thêm trọng lượng cho lời tiên đoán của mình, anh kể chuyện, một lần Gấu nhờ anh trao giùm thư cho BHĐ, thời gian Gấu bị ông bô của em cấm cửa. Gấu dặn, vô, trao thư xong xuôi, rồi ra liền, báo cho tao biết, rồi có muốn ở lại tới giờ nào thì ở.
Anh ta vô, trao thư xong, gặp ông anh của LH, mải trò chuyện, rồi quên luôn thằng cha Gấu ở bên ngoài, khủng khiếp chờ đợi, cứ như chờ án tử hình!
Anh ta, lúc nhớ ra, thì đã ba, bốn giờ chiều, tức là lúc sửa soạn ra về.
Anh kể lại, tao ra ngoài đường, thấy mày ngồi trên chiếc xe đạp, tóc tai dựng đứng, trông thê lương không thể nào tưởng tượng được.
Nghe anh kể, Gấu nhớ ra liền. Hai thằng ăn sáng xong, là đi. Tới ngã tư gần nhà em, phía vườn Tao Đàn đi xuống gặp Gia Long, Gấu ngồi trên xe đạp chờ tới...  chiều.
Bữa đó, không chỉ mình Gấu lo, mà luôn cả anh bạn. Anh nói, tao đưa thư cho nó, nó không thèm cất đi, mà lại để ngay trên bàn, rồi ra lệnh, đó là lúc đang dọn nhà, từ Phan Đình Phùng lên, anh V. phụ em một tay, khiêng cái giường. Tao vừa sợ, vừa bực. Sợ ông via của nó bất chợt vô, vồ liền cái thư. Bực, vì em của mày coi tao như thằng hầu. Phụ một tay, khiêng cái giường cho em! Láo thế!
Sao không trao cái bực đó cho tao? Gấu thèm thuồng, hỏi lại!
*
Tao thèm được như mày! Anh kết luận.
Thèm cái cảnh, râu tóc rựng ngược, mặt mày méo xệch?
Sướng chưa!
Gấu nhà văn