Notes
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
|
Nghe tiếng mưa khi mưa
hãy còn xiêu xiêu ngoài sông, rồi mưa băng qua bờ lá có căn chòi hoang
ở phía Nam cồn, ào vào bãi đất xơ rơ những thân lau sậy cháy, giờ thì
mưa đã dội trên mái nhà, trượt theo những đuôi lá mục mưa thả mình vào
đất. Khe vách rách rã chẻ mỏng những ngọn gió ướt, chém ngọt qua người,
lạnh rởn từng lỗ chân lông.
Nguyễn Ngọc Tư: Khói trời lộng lẫy
Câu văn mở ra, [khởi đầu là
lời], mới lộng lẫy làm sao!
Bất giác nhớ đến câu văn mở ra
đời văn của Gấu:
Villa trông ra biển
Của Camus:
Bữa nay mẹ tôi mất.
*
Gấu viết Những con dã tràng, khi còn thằng em, tại căn nhà ở trong
một con hẻm,
đường Nguyễn Huỳnh Đức, Phú Nhuận.
Lấy một tờ giấy trắng, viết, Villa
trông ra biển, tắc tị, vò ném xuống gầm giường, lấy tờ khác, viết tiếp,
tắc tị
vò, viết, vò viết… chừng ngàn lần, có thể nói như vậy!
Thế rồi, một bữa, nó bật ra, tiếp:
Villa trông ra biển.
Tường
phía trước thấp. Gió từ biển tới, vượt khoảng vườn nhỏ, mang những
chiếc lá
vàng trải lên thềm nhà. Con đường nhựa đen đúi, lầm lì chạy mải tới
cuối thành
phố. Bên kia con đường, là bãi biển, cát trắng và nóng. Xa hơn, về phía
trái,
nơi bắt đầu con đường, con sông nhỏ đổ nước ra biển làm đỏ lờ đờ một
vùng. Xa
hơn nữa, cuối tầm nhìn, một ngọn núi nằm trơ trọi, hình dáng nặng nề,
thô kệch.
Buổi tối, những người dân thường đốt rừng làm rẫy, xa trông, như một
con rắn đỏ
lập lòe.
Một chiếc xe ngựa đậu
dưới
bóng cây lớn ở trước cổng ra vào.
Hai dẫy nhà nhỏ chạy dài
ra
vườn sau. Phòng H. ở cuối một dẫy.
Những cây phi lao đứng im
ở
ngoài vườn.
Những
con dã tràng
Tất nhiên, cũng trần ai khoai
củ, mới rặn ra được mẩu trên. Gấu nhớ là, khi viết đến những hàng phi
lao đứng im
ở ngoài vườn, là, kể như xong!
Một bữa, thằng em bò xuống
gầm giuờng, lôi ra cả một núi, những tờ giấy vò lại,
biểu ông anh, tại sao anh không lấy bất cứ một tờ nào, trong số này,
viết tiếp,
mà cứ phải lập đi lập lại câu “Villa trông ra biển” cả ngàn lần như
vậy?
Bây giờ Gấu hiểu được.
Mỗi lần viết, là mỗi lần mò
mẫm cái mối nối tiếp theo, mỗi lần viết là tưởng
tượng ra trước mắt cái bãi biển Nha Trang, và sau cùng, bức tường thấp
hiện ra,
nối kết cái villa với bãi biển phía trước.
*
Mát
Đồ mát
dây, dở hơi, cám hấp,
khùng…, đó là những từ để chỉ một người cái đầu không bình thường, hết
còn minh
mẫn. Mát, là từ tiếng Pháp, masse, bị mát dây tức là mạch điện bị chạm.
Đối với
cái đầu, nguy hiểm, nhất, đáng sợ nhất, là lúc nó biết rằng những dây
nối đã bị
lỏng, theo Roger Rosenblatt, trong bài tiểu luận trên tờ Time, số đề
ngày 3
tháng Chín, 2001.
Tác giả nhắc lại, trước đó
vài tuần, trên tờ The New York Times, ngay trang nhất, là bức hình tác
giả, và
sử gia William Manchester. Những nét “quằn quại” ở trên khuôn mặt cho
thấy, có
lẽ ông đang ở vào những giây phút sáng tạo dữ dằn nhất, [chắc giống như
người
đàn bà khi vượt cạn!]. Nhưng câu chuyện kèm theo bức hình, nói ngược
lại. Đây
là câu chuyện của một con người hết còn sáng tạo, nói nôm na, hết viết
được
nữa. Ở vào tuổi 79, liệt một bên chân do những cú strokes sau khi bà vợ
mất vào
năm 1998, ông nhận ra không thể hoàn tất tập ba của cuốn Con Sư Tử Cuối
Cùng,
viết về cuộc đời Winston Churchill. Độc giả đã chờ đón cuốn sách từ
nhiều năm
nay. Ông cho biết, “Tôi không thể sắp xếp mọi chuyện được nữa” (I can’t
put
things together). “Tôi không thể nối chúng lại” (I can’t make the
connections).
***
Trong tất cả những nỗi sợ mà
một nhà văn kinh nghiệm – và bởi vì nhà văn có nghĩa là cuộc đời của
mình bao
gồm từ 96% cho đến 100%, chỉ những sợ cùng lo, hay là niềm xao xuyến
sinh tồn,
angoisse, chữ thời trào lưu hiện sinh, – cái nỗi sợ không nối chúng lại
với
nhau được nữa, là khủng khiếp nhất. Cái đầu của nhà văn, khi nó còn
chịu chơi
(còn làm việc được), nó giống như chú thỏ của Alice, kéo người đẹp đi tới mọi hang
cùng ngõ
hẻm, với một lời hứa hẹn: Những nơi chốn bí ẩn và hấp dẫn này, ngay cả
trí
tưởng tượng của con người, cũng chưa từng biết tới! Niềm xao xuyến, nỗi
lo âu
của con thỏ: nó phải khám phá, và cùng lúc, phô bầy ra, cho người đẹp
thấy,
những thiên đường bí ẩn và hấp dẫn đó. Đây là một trong những “trách
nhiệm” lớn
lao nhất của nhà văn, theo người viết, làm sao cho độc giả cả thấy: đây
là bí
ẩn, đây là hấp dẫn, và đây là niềm vui: văn chương.
Hãy lấy một câu văn, của nhà
sử học Manchester đã dẫn ở trên, khi viết về tang lễ của Churchill:
“Khi chiếc
hòm trên phủ quốc kỳ của ông đi qua thành phố cổ, cùng với đội nghi lễ
hải
quân, cùng với những cư dân của thành phố London, đầu trần, run rẩy
trong giá
lạnh; họ tưởng niệm, không phải chỉ Churchill, không phải chỉ những gì
mà ông
ta đã làm được cho nước Anh, ông ta là gì đối với họ; nhưng họ còn
tưởng niệm,
những gì họ có được, chẳng còn nữa, và chẳng bao giờ lại được như xưa.”
Rõ ràng là, khi bắt đầu câu
văn, Manchester
chẳng thể nào biết được, nó sẽ dẫn ông ta tới đâu. Nó sẽ chấm dứt như
thế nào.
Có thể ông mơ hồ cảm thấy, rằng sẽ hấp dẫn lắm đấy, khi tới được nơi
chốn bí
ẩn: trạm cuối của câu văn, của cuộc hành trình. Nhưng… tuyệt vời thay,
khi câu
văn chấm dứt, là một câu văn khác bắt đầu, và chúng ta – người viết,
người đọc
– sẽ cứ thế mà chạy theo, không những một con thỏ, mà có thể hai, có
thể nhiều
hơn nữa, cùng một lúc!
***
Người viết cho rằng, cái yếu
tố quan trọng nhất, qua kinh nghiệm một câu văn ở trên là yếu tố thời
gian:
cùng một lúc. Thời gian mới là yếu tố quyết định của một câu văn.
Bạn hãy thử đọc câu văn sau
đây: “Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê,
nỗi nhớ
bám riết vào da thịt, thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết, theo
từng
cơn hấp hối của thành phố, cùng với tiếng hoả tiễn réo ngang đầu.”
(Nguyễn Quốc
Trụ: Cõi Khác, trong Lần Cuối, Sài Gòn, nhà xb Văn Mới, 1998)
Thời gian ở đây: Thành phố
Sài Gòn, những ngày Mậu Thân.
Nói rõ hơn, chỉ có ai đã từng
sống những giây phút đó, mới bắt được nhịp thở của câu văn, và cũng là
của
thành phố, trong những cơn hấp hối của nó.
Nói một cách khác, không phải
NQT, mà là Sài Gòn, những ngày Mậu Thân, mới là chủ nhân thực sự của
câu văn
trên.
Cũng vậy, câu văn của Manchester,
là của thành
phố Luân Đôn, những ngày ăn bom bay V1, V2… của Đức quốc xã.
***
Những câu văn như của
Manchester ôm lấy bạo động, hay là dấu ấn của thời gian, của lịch sử –
lịch sử
như là nơi chốn tự nhiên của bạo động, le lieu naturel de la violence -
rồi
biến nó thành niềm u hoài… liệu chúng ta có thể nói như vậy, khi phải
giải thích
những dòng chữ “hiền hoà” như trên?
Joseph
Brodsky lại đưa ra một lời
giải
thích khác, khi được hỏi, tại sao thiếu vắng cái gọi là “cảm xúc nói ra
lời
hung bạo” (biểu hiện bạo động của cảm xúc, violent expression of
emotion) trong
thơ của những nghệ sĩ phổ cập, đại chúng, như Pushkin, Mozart, thí dụ
vậy:
”Không có biểu hiện hung bạo của cảm xúc ở Mozart, bởi vì ông vượt
lên trên
cõi đó.”
“-Nhưng như vậy là thi sĩ muốn nhắm tới một thứ thơ “trung
tính”, vượt
lên trên mọi cảm xúc?”
Nhà thơ
trả lời, đây là vấn đề thời gian. “Cội
nguồn của
âm điệu [của thơ], là thời gian. Bạn chắc còn nhớ, tôi đã từng nói, bất
cứ một
bài thơ đều là thời gian được sắp xếp lại?… “Thời gian nói với từng cá
nhân
chúng ta bằng những giọng điệu thay đổi. Thời gian có giọng trầm bổng
của riêng
nó…”
(Trích “Trò chuyện với Joseph
Brodsky”, tác giả Solomon Volkov, nhà xuất bản Free Press, 1998, đoạn
Brodsky
bàn về thơ của nữ thi sĩ Nga, Marina Tsvetaeva).
Có thể,
một độc giả không ở
Sài Gòn, trong những đêm thành phố run rẩy chờ đợi những đợt pháo kích
bất thần
trút xuống, vẫn có thể cảm nhận được niềm lo âu xao xuyến, nỗi sợ bám
riết vào
da thịt… nhưng chắc chắn là qua một kinh nghiệm khác, về bạo động và
lịch sử….
NQT
Nguồn
Nghe tiếng mưa khi mưa
hãy còn xiêu xiêu ngoài sông, rồi mưa băng qua bờ lá có căn chòi hoang
ở phía Nam cồn, ào vào bãi đất xơ rơ những thân lau sậy cháy, giờ thì
mưa đã dội trên mái nhà, trượt theo những đuôi lá mục mưa thả mình vào
đất. Khe vách rách rã chẻ mỏng những ngọn gió ướt, chém ngọt qua người,
lạnh rởn từng lỗ chân lông.
Nguyễn Ngọc Tư: Khói trời lộng lẫy
Câu văn mở ra, [khởi đầu là
lời], mới lộng lẫy làm sao!
Bất giác nhớ đến câu văn mở ra
đời văn của Gấu:
Villa trông ra biển
Của Camus:
Bữa nay mẹ tôi mất.
*
Người mở truyện
hách nhất, có
lẽ là Camus.
Thử coi, có đúng không.
NOCES A TIPASA
Au printemps, Tipasa est
habitée par les dieux et les dieux parlent dans le soleil et l'odeur
des
absinthes, la mer cuirassée d'argent, le ciel bleu écru, les ruines
couvertes
de fleurs et la lumière à gros bouillons dans les amas de pierres.
LE VENT
A DJÉMILA
Il est des lieux où meurt
l'esprit pour que naisse une vérité qui est sa négation même. Lorsque
je suis
allé à Djémila, il y avait du vent et du soleil, mais c'est une autre
histoire.
L'ÉTÉ A
ALGER
Ce sont souvent des amours
secrètes, celles qu'on partage avec une ville. Des cités comme Paris, Prague, et
même Florence
sont
refermées sur elles-mêmes et
limitent ainsi le monde qui leur est propre. Mais Alger, et avec elle
certains
milieux privilégiés comme les villes sur la mer, s'ouvre dans le ciel
comme une
bouche ou une blessure. Ce qu'on peut aimer à Alger, c'est ce dont tout
le
monde vit: la mer au tournant de chaque rue, un certain poids de
soleil, la
beauté de la race. Et, comme toujours, dans cette impudeur et cette
offrande se
retrouve un parrfum plus secret. A Paris,
on peut avoir la nostalgie d'espace et de battements d'ailes. Ici, du
moins,
l'homme est comblé, et assuré de ses désirs, il peut alors mesurer ses
richesses.
Gấu,
khi mở ra Mùa
Hè Miền Nam, đã chắc mẩm, kể như xong, một truyện dài, chẳng
thua gì
Lumière
d’Aout của thầy Faulkner.
Hóa ra tẽn tò!
*
Mùa Hè Miền Nam
Căn nhà
gỗ, vách ván, nền
tráng xi măng, mái thấp, đứng ở ngoài hiên, hơi kiễng chân có thể lùa
tay dọc
theo con máng, lùa mớ lá khô, rồi sau đó, lấy rẻ ướt vét sạch lớp bụi
cát do
những chuyến xe đò chạy trên đường lộ lùa tới, lưu cữu dưới lòng máng
sâu, mùi
xăng nhớt lẫn trong luồng hơi nóng bị vách ván cùng những cánh cửa sổ
đóng kín,
ngăn chặn, quanh quẩn trong hiên, đánh thức những giấc ngủ trưa chập
chờn, bài
hoải trên chiếc ghế bố ở cuối hiên, đánh thức luôn những xúc động nhỏ
nhặt,
những ước muốn mơ hồ, không rõ rệt... Một lần giở một khúc máng gỉ nát
tính sửa
chữa, tình cờ tìm lại được cả một tập thư tình viết cho L.H. Những bức
thư tình
viết đầu tiên trong đời, trong đêm khuya, dưới ánh đèn lén lút chiếu
sáng vừa
đủ trang giấy, lo sợ, không phải ánh sáng đèn, nhưng mà là những xúc
động rồn
rập (nhiều lúc làm nghẹt thở), làm mọi người thức giấc; càng về khuya,
chữ càng
thêm năng nề, nhưng vẫn không thể nói hết, thỉnh thoảng viết được một
vài điều
thật cảm động, (những kể lể sướt mướt, những lời nói họa hoằn của nàng
vẫn còn
đọng lại, tiếng cười, cử chỉ của nàng khi vẫy tay từ giã, hẹn kỳ hè tới
sẽ gặp
lại...), vội vã tắt đèn, ngồi yên lặng trong bóng tối, sợ hãi chính nỗi
xúc
động của mình, chúng có thể gây nên những tiếng động lịch kịch như
tiếng bàn
ghế di chuyển, làm ngọn đèn cháy sáng trở lại, nỗi xúc động giống như
nỗi cô
đợn nhiều khi đột nhiên thái quá, làm ngây ngất, khó chịu. Những bức
thư viết
nhưng không bao giờ gửi, không phải sự sợ hãi, không phải quá rụt rè
khi gặp
nàng, nhưng mỗi lần tính đưa, thì một cử chỉ vô tình của nàng làm khựng
lại,
ngay chính người đưa thư cũng nhận ra sự vô ích, thừa thãi, nhưng tại
sao
vẫn.... Tưởng tượng nếu nàng đọc những bức thư đó, có cảm giác chết
cứng vì tủi
hổ, nỗi cô đơn đột nhiên bị tước đoạt, cảm giác trần truồng trước mặt
nàng,
trước người khác... Những bức thư được giấu kỹ trong đống sách vở, ở
dưới đệm
giường, ở dưới lòng máng, chỗ an toàn nhất không sợ chị Thu lục lọi
ngăn kéo
hộc bàn tìm mẩu viết chì, thỏi gôm, lật những cuốn tập, vô tình thấy,
tò mò
đọc, chắc chắn sẽ cười cợt, chế giễu, nhưng có thể sẽ thương hại; xấp
giấy được
giấu kỹ như những món quà, bánh được ba má chia đều cho hai chị em,
thường để
dành, tìm chỗ cất giấu, nhiều khi mải chơi, quên luôn, khi nhớ tìm lại,
kiến bu
quanh, hoặc chuột đã tha đi đâu mất tích, xấp giấy nay cũng bị gián
nhấp tả
tơi, chữ thiếu hụt, chỗ còn mất, nước mưa làm nhiều chỗ trở nên trắng
bệch, mất
cả buổi sáng tìm cách vá víu, chắp nối, nhưng không thể, quá khứ...
Mái lợp
ngói nâu, vẻ cũ kỹ,
mốc thếch, vườn cây vây quanh nhà, con kinh đào dẫn nước luân lưu khắp
vườn,
sau cùng đổ những trái dừa, trái cam hư thối ra nhánh sông sau nhà, một
chiếc
xuồng lập úp, vùi giữa đống lá dưới bóng một thân cây lớn, chủ nhật hay
ngày
lễ, nhất là vào dịp nghỉ hè, L. H. từ Sài Gòn lên vườn thăm chị Thu, sẽ
đưa
nàng đi chơi xuồng, cả hai len lỏi giữa những vùng trời nước im lặng,
tiếng mái
chèo đập nước làm át tiếng tim đập mạnh, giả đò thở hổn hển vì mệt chứ
không
phải vì quá xúc động... hoặc đậu xuồng dưới đám lá cây dầy đặc che hết
ánh nắng
(nàng bỏ kính che mắt, trong bóng mát, ánh mắt chợt long lanh, có thể
nàng
biết... tinh nghịch nhúng tay xuống nước, bóng nàng vỡ ra từng mảnh,
chụm dần
lại... biết tôi đang đăm đăm, ngơ ngẩn nhìn....), hoặc chìm mất giữa
đám sậy
nhỏ, những lần đi quá xa, tiếng chị Thu từ trên bờ gọi trở về dùng cơm
vọng
nước tới làm tắt ngấm những lời dự định nói, cuối cùng vẫn chỉ là những
lời vu
vơ, những hỏi han về việc học, về thành phố Sài Gòn đã lâu chưa có dịp
xuống
chơi, về một vài dự tính trong tương lai (nàng nói, sẽ học y khoa, chữa
bệnh
cho mọi người nhưng không cho riêng ai, tâm sự của mỗi người cũng chỉ
là một chứng
bệnh, rồi sẽ qua đi, chẳng cần chữa trị...), tất cả những gì còn lại
được giấu
kín như những bức thư chẳng bao giờ gửi, như những lần tự nhủ, trước
khi nhập
ngũ, sẽ gặp nàng một lần, và sau đó sẽ bỏ đi, sẽ mất tích trong cuộc
chiến,
hoặc cũng chẳng cần cuộc chiến, sẽ cố gắng quên hết, cố gắng làm lại từ
đầu,
giả sử như chưa từng gặp nàng, như những lần lang thang nơi khu phố
nàng ở,
(gần một ngã sáu, khu trung tâm thành phố, sinh hoạt đông đảo, một cửa
tiệm bán
sách vở, dụng cụ văn phòng, nàng thường ngồi sau một chiếc bàn lớn ở
gần phía
bên ngoài, gần cửa ra vào, phóng xe qua thật nhanh, hơi nhìn ngang, có
thể
thoáng thấy nàng ngồi chăm chú, viết, hoặc lơ đãng nhìn ra bên ngoài,
làm sao
nàng có thể nhận ra...), hoặc ghé xe bên lề đường, mua tờ báo, bao
thuốc, hoặc
ngồi uống cà phê ở quán Tầu phía bên kia đường, ngó những đứa trẻ đánh
giầy
chia nhau tiền bạc, giành giật khách, hay mẩu thuốc, khi ra về thường
quá
khuya, vòng xe qua con đường phía sau nhà nàng, ngó nhìn lên, có thể
bóng dáng
nàng sẽ hiện ra nơi khung cửa sổ trên lầu cao, che bớt ánh đèn lạnh
toát, thỉnh
thoảng bị mưa, ướt sũng, run lập cập, cần nhất là không bao giờ kể lể
than khóc
với nàng về ba chuyện đó, và nàng cũng chẳng bao giờ biết, hoặc hiểu
được, nàng
đến từ phía bắc, từ một thành phố có mưa phùn, có gió bấc, có rét mướt,
băng
giá, và nàng mang theo cùng với nàng chút giá băng, lạnh lùng, một chút
tẻ
nhạt, nàng đứng ở bên ngoài đời sống cô đơn, rực lửa, quạnh hiu của
tôi, ở
ngoài những nao nức, những băn khoăn, những mơ mộng của cả một thời
niên thiếu,
ở ngoài sự kiêu ngạo muốn đạp đổ tất cả, muốn xua đẩy nỗi giá băng,
lòng lo
lắng sợ sệt, muốn được nàng an ủi, vỗ về, nàng đứng ở đâu đó ở bên
ngoài cuộc
đời của tôi, như một người đứng ở chỗ sáng ngó vào chỗ tối, nàng không
thể
thấy, không thể biết, nhưng thôi, thôi, Ngọc, Ngọc, cố gắng quên đi, cố
gắng
đừng thủ dâm nữa, đừng nói gì cả....
Sơ
Dạ Hương.
Kỷ
niệm, kỷ niệm
1. Bây giờ điểm
lại người có uy tín nhất hiện nay là Nguyễn Hưng Quốc,
tiếp
theo là Đặng Tiến, Bùi Vĩnh Phúc, Thụy Khuê, Trần Hữu Thục, Nguyễn Vy
Khanh...
và một vài người khác nữa.
2. Khi kê khai mà thiếu bất kỳ ai thì chết với họ. Có khi kể họ sau
người khác
cũng không được. Mà chẳng lẽ kê khai đồng hạng cả thì cũng không được.
NMG
Hai câu trên coi bộ không ưa nhau, và không biết câu nào [ông nào] chết
với câu
nào [ông nào].
Gấu thực sự không tin, me-xừ ĐT, một người coi như "đàn anh" của Gấu,
ít ra về tuổi nghề, thí dụ vậy, lại chịu đứng số 2!
Khi Gấu còn đi học, ông đã nổi ơi là nổi rồi. Ông ta mà bàn về thơ là
hết xẩy
con cào cào. Gấu nhớ, có lần ông bàn về một câu thơ, đọc trên giấy,
cũng thường
thôi, nhưng ông phán, phải đọc nó lên, bằng cái thứ tiếng "Huệ"
[Huế], hay tiếng miền Trung thì mới tới chỉ của nó. Mà quả thế thật!
Sau này, đọc Người Kinh Tế, viết về nhà thơ Anh
Paul Paulin ông này
cũng nói y chang. Cái gọi là 'tiếng thơ' mới thật là quan trọng.
Nhưng chưa ghê bằng ông này. Ông nói:
Thơ phải được đọc lên, phải được nghe, như đây là định mệnh cuối cùng
của nó.
Định mệnh của một tiếng nói và cũng là định mệnh của hồi nhớ, của biết
bao
nhiêu con người. TTT
Ôi chao cái kinh nghiệm tiếng Huệ, đúng ra, tiếng Quảng Trị, đúng hơn
nữa,
tiếng Đông Hà, của con sông Thạch Hãn, mới "ấn tượng" làm sao ở nơi
Gấu, lần đầu tiên được nghe, thứ đúng hiệu con nai vàng. Nó đi vào tận
xương
tận tuỷ và trở thành một phần đời - phần đời tàn - của Gấu, nơi xứ
người!
Có lần viết mail, xin phép [tán tỉnh] Em, nếu có về dòng sông TH thăm
quê, thì
thả một ngọn nến xuống lòng sông giùm cho Gấu.
Như tục lệ ở nơi này....
Ôi
chao, thèm làm sao, được
là ông con rể, tò tò đi theo sau cô con gái, của mảnh đất, đến thăm
từng vết
thương, đến giờ này vẫn còn sưng tấy lên của nó.
Hay nói như ông này:
Thị xã Quảng Trị của tôi, xin mạo muội được nhận mình là đứa con của
Thị xã
Cục
Uất
*
Nói trắng ra là bộ môn phê bình ở miền Nam trước kia và hải ngoại
bây giờ
rất yếu...
NMG
Yếu, mà NMG muốn nói ở đây, là
nói theo Võ Phiến, khi VP cho rằng, những thời
phê bình sau này bói không ra một ông Vũ Ngọc Phan với bộ sách khổng lồ
Nhà Văn
Hiện Đại, và chính vì vậy, VP muốn lập lại cái kỳ tích đó, bằng bộ Văn
Học Sử
Miền Nam của ông.
Bộ sách của Vũ Ngọc Phan nếu khổng lồ là ở cái tâm khổng lồ của ông,
theo tôi.
Khen chê rất chủ quan, vì bắt buộc phê bình là phải như vậy, và chính
vì vậy mà
ông đã bỏ qua một số tài năng. Nhưng không hề có tiểu tâm, không hề có
tà ý.
Một khi bạn có tiểu tâm, là... vứt đi!
Đọc bộ sách của Võ Phiến, ngoài cái giọng huênh hoang về mình, còn cái
giọng dè
bỉu người khác.
Huênh hoang về mình, ngay cả khi ra vẻ khiêm nhường, thí dụ như đoạn
ông nói về
hồi ông mới xuất hiện ở Miền Trung, qua tờ Mùa Lúa Mới. Và ông rất
'ngạc
nhiên', khi nghe Thanh Nam
kể đã từng đọc VP từ hồi đó.
Từ Miền Trung vô Miền Nam,
nào có xa xôi gì, Gấu ngay từ hồi còn là học sinh đã đọc VP, cũng chính
từ tờ
Mùa Lúa Mới đó. Đọc Người Tù, ngay khi nó ra lò. Đọc và mê lắm. Mới
lớn, chạy
trốn cái đói của Miền Bắc, đọc những đoạn ông tả cách gắp thức ăn ở
trong Người
Tù - ngón tay chỉ mặt trăng, đôi đũa nhắm miếng thịt, đũa vênh là
hỏng
hết, chẳng thế mà có câu vợ dại không hại bằng đũa cong! - là Gấu thấm
liền.
Miếng ăn nó khủng khiếp nhường thế đấy!
Nhưng phải đến khi đọc Bếp Lửa, mới nhận ra cái phần thiếu sót của VP
đối với
những thế hệ đàn em: Ông không hề nói cho họ biết, ông đã đau khổ với
chủ nghĩa
cộng sản như thế nào.
Người ta cứ coi VP là nhà văn chống cộng. Tôi nói, không. Nếu có chống
là sau
này.
Ông sợ cộng sản, quá sợ cộng sản, chứ không phải chống cộng.
"Nói chung,
bộ trường thiên lấy khung cảnh thời Tây Sơn, thế kỷ 18 và khởi đầu là
sự nghiệp
của anh em nhà Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ và chấm dứt
khi
Nguyễn Huệ mất. Đây là thời gian có nhiều biến động. Quan trọng là qua
những
biến động đó, cái thử thách dành cho người đương thời, nhất là những
nho sĩ,
những người viết lách, những người có trình độ trí thức cao, phong phú
lắm. Mỗi
người một thái độ phản ứng khác nhau."
"Một thời đại mà tất cả biến động của lịch sử và cái phức tạp của đời
sống
hiện ra trọn vẹn, giống như những phức tạp hiện ra trong thời kỳ cộng
sản ở
Việt Nam
vậy, giống nhau lắm. Và vì giống như vậy, thay vì trực tiếp viết về
cộng sản,
tôi chuyển qua hai thế kỷ trước viết về thời Tây Sơn. Có nhiều hoàn
cảnh mà tôi
suy từ thời mình bây giờ sang thời trước."
NMG
Như vậy, việc NMG viết Sông Côn Mùa Lũ thật rõ ràng. Ông mượn thời Tây
Sơn để
nói về thời của ông. Và nếu như thế, cái thử thách, phong phú lắm đó,
mỗi người
một thái độ phản ứng khác nhau đó, là cũng dành cho người đương thời -
thời
"Quốc Cộng"- trong có ông.
Ông chọn thái độ nào, ông phản ứng ra sao, trước cái thử thách đó?
Có vẻ như ông chẳng có phản ứng gì, qua bài trả lời phỏng vấn của ông.
Qua nhận
định của ông về văn học hải ngoại.
Khi ông viết bộ SCML, với ý định như trên - viết về thời Tây Sơn để nói
về cái
cú ăn cướp miền nam của VC - rồi đưa cho VC in, là tính nhắm đánh lừa
tụi nó?
Mấy thằng ngu này làm sao nhận ra thâm ý của tao?
Chẳng lẽ viết cả một bộ sách như thế chỉ vì một mục đích đen tối như
thế? Và cái
đó có phải là... chính trị?
Chắc không, bởi vì chính ông đã từng đi tour khi về nước và nhắn nhủ
đám đàn em
trong nước: "Nhà văn nào nổi bật nhờ sự khác biệt của chế độ chính trị
thì
thường không bền...".
*
Một cách nào đó, chúng tôi đã không "ôm lấy" cuộc chiến đó, cả trong
ý nghĩa, "chống lại" nó. Chúng tôi tởm nó, trong khi chúng tôi chỉ có
nó, như là phần đời đáng thương nhất, và cũng đáng yêu nhất, của chúng
tôi.
Thử tính lại đi, bao nhiêu bạn thân, người thân, đã nằm xuống, vì nó?
NQT: Thư
gửi bạn ta 2
Thú thực, đã 'hơn một lần', Hai Lúa 'tấn công' hai bộ trường thiên tiểu
thuyết
của NMG, nhưng, lần nào cũng vậy, cứ kéo pháo ra là lại kéo pháo vô!
[Hình ảnh
'kéo vô kéo ra' này, chôm của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, khi ông nói về
trận
đánh Điện Biên Phủ].
Một cách nào đó, ở trong đó, có cái phần đời khốn kiếp nhất, đáng
thương nhất,
và cũng đáng yêu nhất, của cả đám chúng tôi.
Viết
tới đây, Hai Lúa bỗng nhớ
đến một cái mail của một thằng bạn của
thằng em
trai đã tử trận.
Anh ta viết:
Đọc Gấu cứ thấy bùi ngùi, vì có cả phần đời của cả đám tụi này, ở trong
ấy, qua
ông em của Gấu, bạn thân của tụi này.
*
Cái vụ NMG chơi VC một cú ra trò làm Gấu nhớ đến Câu
chuyện trên tầu thuỷ,
của Thế Lữ, trong Bên Đường Thiên Lôi thì phải, về một
anh đại bợm, đúng vào lúc đang bị tổ
chác, thì có tin từ quê, bà vợ tấm cám đang đau nặng. Nhẩy vội tầu về,
lên tầu
mắt cú vọ kiếm mồi, toàn một lũ nhà quê nhếch nhác, đành nhắm mắt cố dỗ
giấc
ngủ. Bỗng nghe có tiếng quát tháo, hé mắt hí hí, thấy một ông nhà quê
đang lạy
van ông soát vé tha cho cái tội đi lậu. Nghe lải nhải, đại bợm bực mình
móc mấy
đồng quẳng ra cho xong chuyện.
Anh nhà quê rối rít cám ơn, tiện thể nâng bi ân nhân, xin hãy gối đầu
bằng cái
mo cau này, chỉ là mấy bộ đồ rách, cho dễ ngủ.
Sáng hôm sau, tới một nhà ga, anh nhà quê đánh thức ân nhân, mời tới
nhà để
được tạ ơn. Thoái thác cỡ nào cũng không được.
Xuống sân ga, anh nhà quê đưa cái mo cau cho một người bà con. Thấy
cách đưa có
vẻ quan trọng, anh đại bợm tỏ ra ngạc nhiên. Anh nhà quê lúc đó mới
nói, chuyến
này về là để lo chức lý trưởng cho thằng em. Chỉ có cách đóng trò như
tối qua
thì mới qua mắt được đại bợm. Và anh ta cười:
Nếu không làm thế thì làm sao may mắn gặp được ân nhân?
Thế Lữ chắc là đã đọc Lá Thư Mất Trộm của Edgar Poe. Nguyên lý của nó:
vật tìm
kiếm có khi ở ngay trước mắt, vậy mà không thèm để ý tới. Phạm Cao Củng
cũng đã
từng mượn ý trên, khi cho thám tử Kỳ Phát đi kiếm một cái dĩa cổ. Tay
chôm được
cái dĩa, chắc chắn đã đọc Poe, bèn sơn nó đi, và dùng để đựng cơm cho
anh chàng
Kỳ Phát xơi. Anh xơi cơm xong, bỏ đi, lượm luôn cái dĩa theo.
Ấy là vì cơm nóng, làm bong lớp sơn mỏng, lộ bảo vật ra.
Lớp sơn mỏng bị nóng làm chảy ra phải chăng cũng giống như những dòng
"tự
thú trước bình minh" của NMG?
Hay là lừa được thằng đại bợm, sướng quá, bèn xì ra?
TIN VĂN:
nguyễn
quốc
trụ & jennifer tran
phụ trách:
1.
Chào mừng một diễn đàn bạn:
Talawas-Forum
*
nơi nao?
Linda Lê
trích
từ "VOIX"
(TIẾNG NÓI)
Đinh Linh giới
thiệu
dịch từ Pháp ngữ bởi Nguyễn Đăng Thường
VÀI Ý KIẾN
CỦA VĂN HỮU:
Tôi thử
đọc, khó vào quá, chắc chắn không phải vì LL, mà vì bản dịch…
Vừa đọc
vào đã gặp những câu, từ khó chấp nhận. Không phải vì chúng Tây, mà vì
chúng
thiếu tự nhiên và sinh động, không toát lên một giọng riêng, một mầu
sắc, một
mùi vị gì đáng để ý. Còn nếu đó là dụng ý của người dịch hòng trung
thành với
văn bản thì lại thiếu triệt để, chưa đủ cách điệu. Chúng đơn giản là
văn dịch,
văn nhân tạo.
Phạm
Thị Hoài
Tôi đang
đọc bản dịch. Sướng quá! Hay tuyệt vời. Mọi người sẽ phải cám ơn anh đã
bỏ công
làm một việc cực kỳ ích lợi này…
Đã đến lúc độc giả Việt Nam
có cơ hội thưởng thức một tài năng rất hiếm có đã xuất phát từ đất Việt.
Đinh Linh
Bản dịch
thật hay và thi vị. Đó không những là truyện mà còn là thơ, một bài thơ
với
nhịp điệu mới mẻ, làm ngạc nhiên những nhà thơ.
Khế
Iêm
Trên đây là
vài lời nhận xét thẳng và thật của văn hữu mà người dịch rất trân trọng
và hết
lòng cám ơn hầu khắc phục những yếu điểm cuœa mình. Dù sao thì cũng chỉ
là một
bản dịch thử nghiệm để cống hiến cho độc giả trong giai đoạn này và để
dọn
đường cho những bản dịch mới đặc sắc hơn. NĐT
*
Ui
chao, cái
thuở ban đầu nưu nuyến ấy!
Buổi sáng, [25.11.09], tà tà đi ra quán
cà phê ngã tư đầu đường, dưới bầu trời ẩm đục, cặp theo một số báo TLS
cũ, 25.1.08, có hình
bìa Graham
Greene,
vừa nhâm
nhi ly cà phê vừa tưởng tượng đang ngồi Quán Chùa như những ngày nào,
và bất chợt
rơi đúng vào bài điểm cuốn “Tại
sao bầu trời thì xanh” (1), đọc vài dòng, bất
giác nhận ra, đây là tình cảnh Gấu, những ngày ở nông trường cải tạo
Phạm Văn Cội, Củ Chi, chỉ ít lâu sau Giải Phóng, sững sờ đến nghẹt thở,
khi, vừa đào kinh vừa
nghe nhịp tim mình đập, như đánh nhịp cho bài hát “Con kinh ta đào”,
đang được cả bầy tù gào lớn: Tiếng hát át tiếng cuốc!
Con kinh ta
đào chưa có nước
chẩy qua,
Chỉ có nắng mùa hè nóng
bỏng…
Mồ hôi muối lưng áo em
bạc trắng
Rồi tới câu này, đẹp "khủng
khiếp”:
Trời [trên
cao?], rất quen và
rất lạ
Cứ xanh thăm thẳm ở trên
đầu.
Một trong những khoảnh khắc
không làm sao quên được, ở trong cuốn tiểu thuyết rắc rối, gây bực bội
[disturbing], viết về thời tuổi trẻ, Die
Verwirrungen des Zoglings Torless (1906), của Robert Musil, là
khi nhân vật chính nằm
ngửa trên thảm cỏ nơi sân trường và nhìn lên
bầu trời mùa thu, "như thể anh ta nhìn thấy lần đầu, và anh ta chết
khiếp vì
cái mầu xanh thăm thẳm của nó":
Anh ta nghĩ, nếu có một
cái
thang thật dài, thì có thể trèo lên và nhập vào nó. Nhưng càng leo lên
thì nó càng
lùi, tuy nhiên, có những lúc, anh ta cảm thấy có thể tới được, và có
thể nắm giữ
được nó. Và ước muốn đó thì thật là mãnh liệt ở nơi anh ta.
Đúng là tình cảm, và tình cảnh
của Gấu: Đi tù VC mà nghĩ đến cái đẹp khủng khiếp của lời ca của bản
nhạc Cách
Mạng, và cái đẹp khủng khiếp của một cái nhà Mít, sau 30 Tháng Tư 1975.
Bây giờ nghĩ lại, càng thấy
thê thiết!
(1) Tại
sao nước biển thì xanh
Máu thì đỏ, và
VC thì còn đỏ hơn cả máu?
P.D. Smith đọc Why
The Sky Is Blue: Discovering the color of life, của Gotz Hoeppe,
Princeton University Press.
Ở xứ Mít Nam, có
lẽ Gấu là người đầu tiên viết về văn chương dấn thân, ngay khi vừa bước
vô làng
văn, phải nói, ngay sau khi dư âm của truyện ngắn đầu tay Những
Ngày Ở Sài
Gòn còn rền rĩ ở trong giới giang hồ, qua loạt bài, Gấu nhắc lại,
loạt bài “Thế
nào là văn chương dấn thân?”, trên tờ tuần báo Nghệ Thuật,
khiến mấy
đấng bạn quí càng thêm chán Gấu!
Gấu nhớ là, Thạch Chương, tức Cung Tiến, thú loạt bài của Gấu. Gặp,
đúng cái
lần Gấu không được mời mà cũng mò đến nhà anh uống rượu, anh nói, cái
style,
cách dùng tiếng Mít của Gấu, rất Mít, không “khoa bảng”, như của anh,
và, anh
không viết được như vậy. Lâu ngày rồi, Gấu không nhớ rõ nguyên văn,
nhưng đúng
là ý của anh.
Hình như trong bữa tiệc đó có
cả Kiệt Tấn thì phải, và sau đó, hai thằng rủ nhau
đi uống tiếp, và xém chút nữa thì bị đám du đãng cho ăn đòn, Gấu đã kể
về vụ
này rồi.
Loạt bài viết về Thế nào là văn chương dấn thân?, Gấu viết từ
những gì
đọc được ở Roland Barthes, chứ không phải theo cách nhìn của Sartre, về
dấn
thân. Còn nhớ một câu, hình như chôm trong một bài viết, của một anh
Tây hay
một bà Đầm [Marthe Robert?]: Ngay cả khi khẳng định, tôi vẫn còn tra
hỏi.
[Même, quand j’affirme, j’interroge encore, đại khái thế]
Gấu gặp lại Kiệt Tấn, đúng cái lần qua Paris tái ngộ đấng bạn quí từ
Sài Gòn
bay qua, ở cuối thiên niên kỷ. Hai vợ chồng anh ra phi trường đón vợ
chồng Gấu.
Chẳng thằng nào nhận ra thằng nào, sau bà xã anh cứ nhè mấy thằng đầu
đen hỏi,
có phải mi là Gấu, thế là lòi ra ngay. Bà kể, cái lần đón ông bạn quí
của cả
hai cũng y chang, nhưng lần đó, bả biết trước, và có nói với ông chồng:
Bạn anh
từ Sài Gòn qua. Mấy chục năm rồi. Không nhận ra được đâu! (1)
Tuyệt!
Nhưng cái lý do Kiệt Tấn không nhận ra Gấu, thì còn tuyệt hơn thế nhiều!
Thủng thẳng Gấu kể tiếp.
(1)
Tôi vẫn còn nhớ cái nhìn của anh sinh viên Luật, người Thái Lan, được
Bộ Nội Vụ
và Cao Uỷ Tỵ Nạn mướn làm thẩm tra viên trong buổi thanh lọc. Cái nhìn
dừng lại
rất lâu trên khuôn mặt tiều tuỵ ở ngoài đời so với trong hình. Có vẻ
anh tin.
Có vẻ anh thông cảm. Có vẻ anh sợ hãi, không ngờ sự khủng khiếp của một
chế độ
so với sức chịu đựng của con người.
Như lính giữa rừng
Hình
chụp lần đi San Jose,
thăm bạn Chất,
em ông anh nhà thơ, khi nghe tin ông mất.
Tại gia đình một người quen.
Bà vợ, bạn thân của Gấu Cái. Bạn thời tiểu
học. Cũng dân Cai Lậy. Cũng ‘bạn của
Cô Bạn’.
Tôi biết anh còn muốn kể lại,
lần đầu tiên anh xuống xe đò, đi
lang thang trên con lộ dẫn vào quận lỵ, khi đi ngang cây cầu gỗ, rồi
tiếng đạn
từ chi khu bắn đi nghe chát chúa bên tai. Đó là lần đầu tiên anh nhận
ra chiến
tranh có thật, và tất cả những gì anh tưởng tượng về cô bạn đều có thật.
Gấu
& Bạn Chất
Ngô Vương
Toại & NQT
@
Đặng Phú Phong, Tiểu Sài Gòn, Tháng Tư, 2006.
Gấu
biết ông này, khi làm UPI,
gửi hình ông, nằm một đống, nơi sân
trường Văn Khoa, trong cái vụ giành giựt micro với VC nằm vùng, hình
như khoảng
1966 hay 67, khi mấy ông này kỷ niệm thành lập Mặt Trận của mấy ổng.
Nhắc
chuyện
cũ, điêu khắc gia DVH đi một đường cảm khái:
-Tụi
nó bắn
ông là do nghĩ ông giành giựt em KL với tụi nó!
Bữa
gặp ở nhà
ĐPP là lần thứ nhì. Lần trước, liền bữa trước, tại cà phê "fắc"
[Factory], có thêm ông Bùi Hồng Sĩ, cũng đã từng bị VC bắn lủng cổ.
Thêm ông
nữa, cũng
họ Bùi, chuyên gia viết biếm văn nổi tiếng hải ngoại.
Ông
họ Bùi này
gật gù, trong hai thằng mình, không biết thằng nào.. 'ba con
chữ' ?
Thằng nào "Bùi", thằng nào "Buồi" ? (1)
Họa
sĩ NĐT bèn
đưa ra ý kiến:
-Tụi
này cho
hai ông bắt thăm!
Mít gọi
là, rắn độc cắn
phải lưỡi!
Tên "sa đích văn nghệ" sợ nhất cái cú "tổ trác" này!
Đi đêm lắm, tất có ngày gặp ma!
Nhưng, biết đâu, ông Vua Biếm muốn khoe súng, cũng nên!
Súng của tao dài hơn súng của mi!
Đây là
bãi sông, nơi ông cụ Gấu
bị một đấng học trò làm thịt.
Về, Gấu mới biết là ông bị bắt
không chỉ một mà tới hai lần, theo như cô con gái của ông chú của Gấu,
Chú Cầm,
Trùm VC vùng Việt Trì, cũng bị bắt nhưng trốn được. Cô con gái cho
biết, ông cụ
Gấu bị bắt lần thứ nhất, là đúng vào ngày phát thưởng cho học sinh
trường tiểu
học Việt Trì mà ông cụ là hiệu trưởng, trước khi đóng cửa trường nghỉ
Tết.
Trong gói quà nào cũng cho truyền đơn của VC. Chúng bắt ông, rồi thả.
Ông về bên
kia sông, làng Thanh Trì, quê của Gấu, ăn Tết cùng gia đình. Bà cụ tham
mấy phiên
chợ Tết, ở lại. Chúng bèn đưa cái thư mời dự tiệc tất niên, mang về cho
ông. Đọc
xong, là ông đi dự tiệc tất niên, và không trở về nữa. Đúng 30 Tết.
Gấu tin là bà cụ có đọc lá thư,
đàn bà ưa tò mò, và nghĩ không có gì, vì nếu chúng bắt thì đã bắt rồi!
Cái gì làm chúng giết, lần
sau?
Gấu nghĩ, chúng mời ông chạy
sang Tầu theo chúng. Ông từ chối.
Ông cụ không theo Vẹm. Chắc
chắn như vậy, nếu không, bà chị, thằng em Gấu đều phải được công nhận
là con liệt
sĩ. Gấu có hỏi chuyện này với cô con gái Chú Cầm, cô cho biết, ông bố
của cô
cho biết, anh giáo Dương chỉ là cảm tình viên của Đảng.
Cái gì làm ông cụ không tin…
VC?
*
1945.
Cách mạng, Độc lập, Tự do, Dân chủ, Hạnh phúc... đến thăm
gia đình anh rất sớm, đem cha anh đi biệt tích, để lại lá thư mời dự
tiệc tất
niên của một người học trò cũ, khi đó cầm đầu nhóm võ trang chiếm giữ
huyện lỵ,
nơi ông làm Hiệu Trưởng trường Tiểu Học.
Không ngờ đó là một cái bẫy. Trong đầu óc non nớt của anh vẫn còn giữ
lại cảnh
tượng, buổi sáng đám người vũ trang chận đường khám xét, chủ ý là đòi
tiền mãi
lộ, đòi thịt cá, con gà, con vịt, mớ rau, mớ tép... của những người dân
quanh
vùng đổ về thị xã những ngày họp chợ. Có thể cha anh, với tư cách một
người Hiệu
Trưởng, một người thầy cũ, đã khuyên bảo người cầm đầu một điều gì đó.
Nhưng
tôi không hiểu, khi nhà trường đã đóng cửa nhân dịp Tết, và cha anh đã
đem mấy
đứa nhỏ về quê ở ngay bên kia sông, mẹ anh vì tiếc phiên chợ cuối năm
nên nán ở
lại, tại sao tới lúc đó người học trò mới có ý định thủ tiêu người thầy
cũ. Nếu
có thì giờ, anh nên tra cứu tìm tòi tài liệu, xác định thời điểm đám
người vũ
trang bỏ chạy khỏi Việt Trì, Vĩnh Phúc, có thể anh tìm ra nguyên nhân
cái chết
của cha anh.
Ông không ưa người Pháp. Suốt quãng đời dạy học, ông bị đổi đi nhiều
nơi. Lục
Yên Châu, Vĩnh Yên (Phú Thọ) và Việt Trì (Vĩnh Phúc) là ba nơi sau cùng
trên
con đường trở về khúc sông định mạng. Ông như bị nó ám ảnh , dẫn dụ.
Hồi nhỏ
ông thường bơi từ bên này sông ra tới giữa sông, và những lần lặng
sóng, tới tận
bờ bên kia, tới Việt Trì, rồi lại bơi về. Có thể đám người vũ trang
muốn ông
theo bọn chúng, nhưng cái cảnh chận đường chiếm đoạt tiền bạc, tài sản
đã làm
ông bất bình, và lá thư mời là cơ hội, hoặc tội ác cuối cùng người học
trò cũ
hy vọng thực hiện trước khi bỏ chạy, hoặc trước khi chịu cùng một số
phận như vậy.
Ông bị đám người vũ trang thủ tiêu bằng cách buộc đá bỏ xuống sông, như
lời một
người bạn tù nào đó kể lại. Theo lời kể, cha anh đã không giả ngu giả
dại như
người khác. Cái tính lì lợm, bướng bỉnh nhưng dễ tin người, di truyền
tới anh,
trở thành ngu ngơ, khù khờ, nếu không muốn nói là đần độn. Có lần nghe
anh kể
tôi thấy tội nghiệp, đời thuở nhà ai chỉ vừa nghe nói tới tên cô bạn đã
nghĩ
ngay đây là người của mình, rồi lặn lội lên tận Đà Lạt, tới tận khu nội
trú, chỉ
để nghe, ở đây có một cô sinh viên có tên như thế nhưng đã về Sài-gòn.
Bà cụ Gấu @ 29/8D NBK St. Saigon cc
1960
La rosa
sin porque florece porque florece.
Die Rose ist ohne warum; sie
bliihet weil sie bliihet.
[The rose has no why, it
flowers because it flowers.]
La rose est sans pourquoi,
fleurit parce qu'elle fleurit,
N'a souci d'elle-même, ne
désire être vue.
BHD chẳng
cần tại sao
La Rose est sans pourquoi
Heidegger,
và Borges, cả hai đều
quí BHD của Gấu.
Cả
hai đều nhắc tới em.
Heidegger
dành cả một chương, chương
V: Bông
Hồng Đen chẳng hỏi tại sao,
trong cuốn Nguyên
lý lý trí, Le
Principe de Raison.
Borges
nhắc đến
em của Gấu, để kết thúc bài viết Thơ,
trong cuốn Bẩy
Đêm Thần Tiên,
mỗi đêm ông
thần tiên với một đề tài:
Thần Khúc,
Ác Mộng, Ngàn Lẻ Một Đêm, Phật Giáo, Thơ,
The Kabbalah, Mù Lòa.
Cuốn của Heidegger,
Gấu được
bà xã Nguyễn Nhật Duật tặng, lần về Sài Gòn, HPA đưa đến nhà, thắp nén
hương cho
bạn, và sau đó được đưa đến một căn phòng ngổn ngang sách. Bà nói: Anh
muốn lấy
cuốn nào thì lấy.
Hỏi
tính sao với chúng, bà lắc đầu, rồi thở hắt, chắc là phải bắt chước
anh NTV mất thôi! [Dzui thôi mà, bởi vì khi đó, NTV chưa về Việt Nam,
chưa tặng
nhà nước toàn
bộ thư viện của anh, do bị làm khó dễ: Đợi chúng
tôi đọc hết Tàng Kinh Các của anh, gồm trên 32 ngàn cuốn, sau đó
mới đánh giá sự độc hại của chúng được!]
|