Notes
|
Truyện
ngắn
Rửa tay gác kiếm
Bảo Ninh
Giờ đây
nhớ lại những ngày
tháng cuối cùng của đời bộ đội, lòng tôi vô hạn một nỗi buồn nhớ sâu
lặng. Kể
từ ngày sau đỉnh cao của hạnh phúc, ngày chiến thắng tới buổi chiều
ngày hôm
nay, ngày và đêm hòa bình lững lờ trôi chảy mà đời người thì trôi quá
mau. Khi
đón tôi từ mặt trận trở về, cha mẹ còn chưa hưu trí, vậy mà bây giờ cha
mẹ đã
ngoài bảy mươi. Anh em ruột thịt mỗi người mỗi phương và thấm thoắt
luống tuổi
cả rồi. Con trai tôi Tết này đã bằng tuổi tôi ngày nhập ngũ. Vợ tôi,
vốn được
tiếng là trẻ lâu, nhưng bởi nắng mưa sóng gió sinh kế đoạn trường nay
cũng
không còn được trẻ như mấy năm trước nữa. Tôi lặn lội kiếm sống, trải
nhiều
nghề, rốt cuộc thành nhà văn, song văn chương gì tôi, viết lách đã
chẳng bao
nhiêu lại chẳng ra thế nào, chỉ tổ ngày một thêm lạc lõng và ngày một
thêm bơ
phờ. Thời gian và cuộc sống nhấn chìm tôi
Nếu như
được phép làm lại
nhỉ. Biết làm lại từ đâu? Quá khứ lúc mờ lúc tỏ. Bãi bể nương dâu vật
đổi sao
dời đã lấp mất lối tôi về với chí lớn năm xưa, với thời trai trẻ vinh
quang,
với cuộc đấu tranh gian khổ. Hơi hướng bao năm dài trận mạc chẳng còn
tăm tích.
Ngay đến những kỷ vật quân ngũ cũng theo nhau mất dần. Ba lô, tăng
võng, hai bộ
Tô Châu, một đôi dép đúc, chiếc mũ tai bèo, rồi sổ quân bạ, giấy chứng
thươmg,
thơ từ, nhật ký. Tất cả đã mai một. Không phải là do tôi để thất lạc mà
bởi nỗi
người lính chiến trong tôi không còn trong tôi nữa.
Anh em
đồng đội kiến giả nhất
phận, hàng năm trời không lần xum họp, không khỏi quên dần mất nhau.
Dạo trước
chẳng cần phải chỗ bạn bè, chẳng cần phải cùng đơn vị, chỉ cần biết
ngưòi đó
gốc gác ở Mặt trận K, ở Cánh Đồng Chum, ở cổ thành Quảng Trị, thì dù
mới chỉ
lần đầu gặp gỡ, tôi đã lập tức thấy thiện cảm, có thể nói đã dành ngay
một tình
thân ái đầy thiên vị cho người anh em chưa mấy quen biết ấy. Nhưng dần
dần cái
thói phàm tục của đời sống thị thành thản nhiên và tàn tệ này đã khiến
tôi
không còn muốn xích gần tới với bất kỳ ai. Thậm chí tôi đã gần như quên
hẳn đi
rằng ông trưởng phòng tổ chức nơi tôi đang làm việc chính là đồng chí
trưởng xe
chiếc T54 đã dẫn đầu trung đội xung kích chúng tôi đột phá mở cửa Lăng
Cha Cả
tấn công phi trường Tân Sơn Nhất. Từng sát cánh bên nhau, sống chết có
nhau một
thời như vậy mà giữa cuộc bon chen kịch liệt hôm nay lắm lúc giáp mặt
chạm vai
chẳng chào. Như thể đã hoàn toàn bỏ bẵng dĩ vãng. Hơn hai chục năm trời
sau
chiến tranh hôm nay tôi mới một chuyến trở lại Sài Gòn. Khi vừa từ cầu
thang
máy bay đặt chân xuống mặt bê-tông đường băng, tôi chợt thấy trong lòng
nhói lên
một điều gì đó không rõ là điều gì, một điều gì đó say ngủ từ lâu giờ
đây bỗng
cựa mình. Một đám mây thẫm mầu tạt qua dưới mặt trời ngả một bóng râm
mờ trên
phi đạo mênh mông nắng chiều. Trong chốc lát, dường như có một không
gian khác
và một thời gian khác đáp cánh xuống sân bay làm hiện hình lên trong
tâm trí
tôi toàn cảnh Tân Sơn Nhất của một ngày cuối tháng tư xa thẳm thuở xưa.
Nhưng
tất cả chỉ là ảo ảnh trong chớp mắt. Tiếng gầm của một chiếc Bô-ing
đang chạy
lấy đà chứ không phải tiếng gầm thét long trời của cuộc tấn công. Phi
trường
trải rộng một cõi bao la, sạch tinh, sáng loáng. Chỉ có cái lầu chỉ huy
không
lưu là dấu vết duy nhất ngày xưa bây giờ tôi còn nhận ra. Nhưng lá quân
kỳ
Quyết Thắng của Sư 10 mà vừa nay tưởng chừng vẫn thấy đó trên đỉnh lầu,
cuồn
cuộn tung bay trong gió, một chớp mắt thôi tôi đã không còn thấy nữa.
Tôi nhìn
quanh. Đâu là hướng dẫn vào trại Mác Vi [MACV]? Và đâu là khu vực trại
Đa Vít,
vị trí kết thúc chiến tranh của trung đoàn 24? Tại đó trung đoàn trưởng
Vũ Tài,
người anh cả thân yêu, súng ngắn trong tay cùng tiểu đội chúng tôi từ
quanh
tháp xe tăng ùa xuống lao vào vòng tay dang ra mừng đón của các cảm tử
quân.
Phái đoàn bốn bên. Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt tưởng đã khóc cạn
với nhau
rồi vào giờ phút tuyệt đỉnh đời người, giờ phút đất rộng trời cao lòng
ngơời
nhập một ấy, lạ sao bây giờ lại tràn mi, nóng rực và nhói đau như kim
châm
trong tròng mắt.
*
Những
ngày vui chiến thắng
qua đi, bao nhiêu xúc cảm bước vào thời kỳ mới nhiệm vụ mới, tiểu đoàn
này tiến
gấp ra biên giới chặn quân Pôn Pốt, tiểu đoàn kia chuyển sang làm kinh
tế, hoặc
là phân tán về các vùng mới giải phóng gỡ mìn, san lấp hố bom, làm công
tác dân
vận, hoặc như tôi trở lại chiến trường Tây Nguyên thu gom hài cốt đồng
đội.
Chẳng may tôi bị sốt rét ác tính vật khi đang tham gia đội công tác tử
sĩ trong
rừng rậm Đông Sa Thầy. Được trực thăng đưa về Sài Gòn, tôi nằm điều trị
ở quân
y viện, đến khi bình phục không trở lại đơn vị nữa mà vào trại an dưỡng
ăn
không ngồi rồi đợi ngày giải ngũ.
Trại an
dưỡng này thời Ngụy
là doanh trại của một trường đào tạo nhân viên bình định, nằm bên bờ
một dòng
sông lớn. Sông nước mùa mưa biến khu trại thành một hòn đảo. Nhiều đêm
nước lụt
bò qua rào kẽm gai, tràn lên sân, tấp vào tận thềm các ngôi nhà đủ thứ
tàn tích
tanh tưởi của quân chiến bại ứ lại từ mùa khô, còn vương vãi cùng khắp
trong
trại và trong các đồn bốt công sự hầm hào xó xỉnh bụi bờ hang hốc dọc
hai bên
bờ sông. Chưa năm nào mực nước sông cao như năm ấy. Mùa mưa hòa bình
cũng dài ê
ẩm chẳng khác những mùa mưa trong chiến tranh. Quang cảnh những ngày
tháng năm
rực rỡ nắng nhường chỗ cho tiết thu lê thê hoàng hôn. Nước tràn lênh
láng và
mưa rơi tối ngày. Tiếng mưa rơi trên mái tôn khi mưa nhỏ hạt thì nghe
như tiếng
côn trùng rền rĩ, khi mưa lớn hạt thì gầm gào cào xé vỡ màng tai. Bao
nhiêu các
thứ rau củ chúng tôi tăng gia được đều chết úng, chỉ sót lại có rau
muống. Sân
bóng làm ra đấy nhưng rồi ngập bùn không bóng đá bóng chuyền gì được.
Không khí
nhơ, ũng nước, ngay cả trong buồng cũng nhờ nhờ một chút sương tỏa ra
từ người
ngợm và quần áo.
Chúng
tôi bị mưa mùa nước lụt
cầm chân, chẳng đi chơi được đâu cả, chỉ quanh quẩn trong khuôn viên
của trại.
Đánh bài chơi cờ, tụ quần lại đấu láo tán dóc, bật đài thật to om sòm
nghe thơ
nghe nhạc. Nhưng vẫn không thể át hẳn được nỗi buồn mùa mưa. Không khí
ướt át,
uể oải như ngấm vào xương làm cho da dẻ mãi không hồng hào lên nổi. Hơi
ẩm cùng
cảnh nhàn rỗi khiến chúng tôi phải làm quen lại với đủ các thứ ốm đau
lặt vặt
thời bình. Có hôm già nửa trại nhức đầu sổ mũi phải báo cháo. Nghiện
cách chữa
trị bình dân của bà con trong nam, nhiều tay người lúc nào cũng thơm
hắc mùi
dầu Nhị thiên đường, trán bầm vết cạo gió và lưng đầy những dấu giác
hơi.
Đêm nào
ở giường bên cạnh
giường tôi Khương cũng nghiến răng, nói mơ và rên rỉ. Anh không la to
chỉ ư ử
trong đáy họng, khe khẽ và dai dẳng. Ban ngày, nom anh hoàn toàn bình
thường,
không khỏe hơn cũng không yếu hơn mọi người. Tính nết anh hồn hậu, cởi
mở và
cũng ham vui chứ tuyệt nhiên không phải con người nhiều u uẩn. Song cứ
đến nửa đêm...
Khương bảo rằng hồi đang đánh nhau chẳng hề bị như vậy, chỉ từ hòa
bình, nhập
trại an dưỡng mới sinh ra thế. Thuốc men chẳng ích gì bởi những cơn vật
vã hàng
đêm ấy không phải là do các vết thương tái phát mà là đau đớn của giấc
mơ.
Trong giấc ngủ, Khương mơ thấy lại cảm giác đau của những lần bị thương
trước
đây. Người chỉ huy trinh sát lừng danh này của Mặt trận B3 đã vào trận
ngay từ
mùa khô đầu tiên bộ binh Mỹ tham chiến ở Tây Nguyên. Ăn đạn hàng chục
lần, vỡ
thịt toác xương xối máu, tuy nhiên chưa lần nào là một vết tử thương
cho nên
chưa lần nào gục ngã, dù nặng đến đâu, cuối cùng rồi Khương cũng nghiến
răng
gượng dậy được và lại trở về với đội trinh sát của mình. Dường như là
chiến
trận đã nâng đỡ anh, giúp anh dịu đau đớn, dường như là các thương tích
trong
mùa khô sau đã khỏa lấp đi thương tích những mùa khô trước. Và bây giờ,
hàng
đêm, trong giấc ngủ, Khương như thể lần hồi duyệt lại các vết thương,
lần luợt,
từ đầu, từng vết thương một, từng nỗi đau. Bác sĩ của trại cho rằng
không có gì
đáng sợ, những cơn thống giác trong tiềm thức sẽ dần dần bị ngăn lại.
Song ai
mà biết chắc được. Khi đang mở mắt thao láo thì còn đủ sức gắng gượng
quên đi
mọi sự nhưng đã ngủ thiếp đi rồi thì ai mà có thể đưa tay ra cản lại
mộng mị.
Chẳng
riêng gì Khương, tất cả
anh em trong phòng đều ít nhiều gặp phải những ác mộng di chứng từ trận
mạc.
Bao giờ cũng là những ác mộng sinh động. Tú chẳng hạn, luôn sống lại
với trái
bom CBU ném xuống rừng cao-su Xuân Lộc. Hầm sập và Tú ú ớ ngạt thở,
thấy mình
bị chôn sống. Còn tôi, tôi mơ thấy mưa thuốc độc, mơ thấy những rừng
già trên
sườn Ngọc Bơ Biêng bị bom Mỹ biến thành những đại ngàn củi khô. Hồi đó,
suốt
mấy tháng ròng, ngày nào cũng như vậy, bầu trời Ngọc Bơ Biêng luôn hiện
hình
những chiếc Caribou C123 chầm chậm trườn theo các sườn, từ từ và kỹ
lưỡng thả
mưa độc tưới ướt rừng xanh. Nhưng vào ngày đầu tiên, giờ đầu tiên chúng
tôi
không kịp hiểu là bọn Mỹ giở trò gì, không ai biết điều kinh khủng gì
đã xảy
ra.
Tiếng
động cơ ì ì uể oải của
máy bay vận tải chẳng làm ai lưu tâm. Khu rừng đại đội chúng tôi trú
đêm mặc dù
là rừng thưa nhưng ẩn mình kín đáo trong một cái thung nhỏ lọt sâu giữa
bốn bề
núi cao, phi pháo khó lòng nện trúng. Song linh cảm về một sự bất trắc
buộc
chúng tôi phải rời võng. Mặt tôi lành lạnh ẩm ướt. Những hạt nước li
ti, cay
cay, bám trên mi mắt. Tôi vuốt mặt, dụi mắt, chật vật ngồi dậy, ngáp
dài, đờ
đẫn bước ra khỏi võng, toàn thân mỏi dừ, mệt nhọc khác thường. Tiếng
máy bay
không còn ngay trên đầu nữa nhưng vẫn từ đâu đó xa xa ù ù vọng tới.
Lòng rừng mờ
mịt sương mù.
Tuy
nhiên, không phải sương.
Có lẽ là khói, nhưng là một thứ khói ướt nhoẹt và đặc sệt. Các mái tăng
che
trên những cánh võng đều ướt đẫm hơi nước và dính lá rụng. Tóc tai, mặt
mày,
vai áo, lưng áo của tôi cũng vậy, ươn ướt, khó chịu. Những người khác
cũng thế.
Lính tráng ngấm hơi nước nom ỉu xìu. Tôi đưa bàn tay lấm tấm những hạt
nước lên
gần mũi. Chẳng thấy mùi gì cả. Nhưng tại sao trong không khí lại ngàn
ngạt một
mùi gì là lạ, tựa như mùi nước bị oi khói. Tôi ngước lên, nhìn. Rừng
đang đổ lá.
Mái rừng tróc từng mảng rộng, hở ra, rụng xuống như bị lột dạ Không một
phẩy
gió, cây cối bất động vậy mà tơi tả chẳng khác nào đang trong một trận
động
rừng. Một trận động rừng câm lặng, lay chuyển ngàn cây nhưng mà lại im
phăng
phắc. Lá, hoa, quả và cả cành non nữa trút như mưa song không một tiếng
xào
xạc. Chẳng phải lá vàng chẳng phải lá xanh, lá to lá nhỏ tất cả đều là
những
xác chết thâm xịt và nhầu nhĩ như bị vò. Cỏ dưới đáy rừng cũng đang rũ
chết,
ngả dẹp xuống và đã bắt đầu biến mầu... Trước đó, cũng như sau đó, dọc
đường
chiến tranh, tôi đã trải qua những tình thế còn bội phần ghê sợ hơn.
Tuy nhiên
ám sâu nhất vào tâm trí tôi đến trọn đời vẫn là cảnh tượng thiên nhiên
bị bọn
Mỹ giết hại một cách rùng rợn như thế trong cái tháng mầu Da Cam ấy.
*
Ngay
sáng đầu tháng năm, còn
chốt trong sân bay Tân Sơn Nhất, tôi đã biên gấp một lá thư gửi ra Hà
Nội báo
tin còn sống. Nhưng cứ như là đang trong thời chiến, mãi cuối tháng 10
sắp được
ra quân đến nơi rồi tôi mới nhận được thư nhà. Không chỉ là thư. Quân
bưu trao
cho tôi hẳn một bưu kiện nặng ký rưỡi, của mẹ. Nhưng, khi mở ra thì
thật không
thể tin nổi. Gói quà đã được gửi đi từ tận mùa hè năm 73. Cả trại an
dưỡng
truyền nhau xem cái gói quà từ quá khứ ấy. Nó đã truân chuyên qua bao
nhiêu
tháng ngày, lưu lạc qua hai thời đại. Mẹ tôi đã bao gói rất kỹ. Hai
lượt ni
lông dày, một lượt giấy xi măng. Song ngàn dặm mùa khô đường Trường Sơn
lụt
trong lửa, mùa mưa thì sình thối, rữa nát dưới bùn sâu, thư mẹ chẳng
còn chữ
nào đọc được, kẹo chảy nước, thuốc lá mốc meo, bánh bích quy vữa ra,
chỉ có kim
chỉ, đá lửa, dầu cao Con Hổ là còn dùng tốt và sẽ là vô cùng quý giá
nếu như
đang trong chiến tranh.
Trong
chiến tranh, có lần,
vào cuối mùa mưa, xác của một người lính quân bưu từ vùng núi cao phía
tây đã
xuôi theo dòng lũ sông Pô Cô trôi về, tấp vào một bãi lau gần chỗ đơn
vị tôi
trú quân. Thi thể anh bị đạn đại liên khoan toác ra những lỗ thủng lớn.
Anh
chết đã nhiều ngày, thân thể ngâm lâu dưới nước đã biến dạng và bị cá
rỉa tung
toé. Có lẽ anh bị trực thăng vồ khi đang vượt qua một đoạn suối nào đó
trên
thượng nguồn. Cái bồng vải dù chật cứng thư bám trên lưng anh lỗ chỗ
vết đạn.
Thư từ chảy nước, ướt nhoẹt mầu mực và mầu máu. Ngay những bức thơ
không bị đạn
xé thì địa chỉ và tên tuổi trong phong bì cũng đã bị nước gột đi hết,
chỉ còn
mờ mờ dấu vết cái triện mầu đỏ của bưu điện các tỉnh ngoài miền bắc.
Đành phải
để tất cả những lá thư vô chủ ấy được chôn theo thi thể của người lính
quân bưu
vô danh. Từ đó tôi không viết thư về nhà và cũng dứt khoát không bận
lòng mong
ngóng thư nhà nữa. Thư từ của lính lành ít dữ nhiều, tôi có cảm giác
như thế.
Ngay cả khi đã hòa bình rồi.
Cùng
đợt tôi nhận được gói
quà của mẹ, trong phòng còn có Quang cũng được thư. Mặc dù Quang rất
chăm viết
thư nhưng cũng giống như tôi đến mãi bấy giờ anh mới được hồi âm. Song
lá thư cho
anh hay một cái tin rất tệ. Vợ anh đã bỏ nhà theo trai. Cô ta tằng tịu
với một
gã thủy thủ đường sông, đến nỗi mang bầu nên phải bỏ làng bán xới theo
gã vào
nam ngay sau ngày hòa bình. Bị phải cái tin điếng người ấy, Quang tỏ ra
bình
tĩnh. Anh thông cảm với vợ. "Lấy nhau mới được có bảy ngày là tớ lên
đường
đi B. Như vậy là cô ấy đã phải vò võ chịu đựng những mười năm giời có
lẻ chứ
nào ít ỏi gì đâu, thế mà sức người thì có hạn - Quang điềm đạm lý giải
một cách
phân minh - Thêm nữa nhà tớ lại kề ngay một bến sông nhộn nhịp, tứ xứ
thuyền bè
qua lại, sự thể như thế tất phải xảy ra. Trách ai được bây giờ. Thôi
thì sự đã
vậy thì đành vậy, tớ chẳng thiết!" Miệng anh nói vậy nhưng bụng anh nói
khác. Đêm đêm, giữa canh khuya, Quang chỉ toàn nằm mộng thấy kẻ bội
bạc, anh
nấc lên tên cô ta và rên ư ử vừa nói lảm nhảm. Có đêm tôi nghe thấy
trong màn
anh vẳng ra tiếng khóc thút thít sụt sịt. Vợ chồng anh chưa có con,
nhưng có
tới một nửa những thứ trong ba lô của anh là đồ chơi. Còn lại là quà
cho vợ.
Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn thấy anh loay hoay hết dỡ ra lại xếp vào
những xấp
vải và những cuộn len, những mớ đồ lót mỏng manh lụa có viền đăng ten,
rồi
những lọ nước hoa tí xíu, những vốc hạt trai, hạt cườm, những vòng đeo
tay, đeo
cổ lóng la lóng lánh. Anh chẳng trà, chẳng thuốc, chẳng uống rượu để
dành được
cả một cục tiền. Và ngày ngày anh bỏ thật nhiều thì giờ để cặm cụi ngồi
viết
cho vợ những bức thư thật dài, gần như là mỗi ngày một bức, nhưng không
gửi,
tồn tại thành một xấp dày. Cho mãi tới buổi chiều trước hôm từ giã
chúng tôi để
lên đường về quê, lẳng lặng Quang mang xấp thư ấy đi xuống bờ sông, lần
lượt
giở từng bức ra ngồi đọc đi đọc lại, rồi chậm rãi xé nhỏ, rắc xuống
nước, như
thể thả mồi nuôi cá. Những mảnh tình cảm nát vụn xuôi thành một vệt
trắng trôi
ngang qua chỗ tôi và Tú buông câu. Nhiều mảnh vướng vào phao. Tú bảo:
-Thật
đúng là những bức tình
thư gửi cho cá chép.
Hôm ấy,
được một buổi chiều
bỗng nhiên tạnh mưa, trời quang mây, thế gian hửng nắng, tôi và Tú bỏ
chơi bài,
mò ra ngồi câu. Vừng dương ló ra trong trời chiều, không gian tràn ngập
những
đợt sóng vàng lấp lánh lan theo chiều gió, trải từ tây sang đông. Các
đường
chân trời dường như được nới rộng ra. Khắp nơi cuộc sống thanh bình
muộn màng,
trỗi dậy trong buổi hoàng hôn thoáng đãng, dưới gầm trời tự do. Tôi
nghe thấy
tiếng thở dài khoan khoái của dòng sông. Chiều hôm nay mùa khô tựa hồ
đã áp sát
bờ bên kia. Mây mù bao ngày tan đi, mặt nước như sống lại. Bên kia
sông, phía
trời xa, thành phố vĩ đại bám đầy nắng chiều và hơi ẩm đang chậm rãi
xoay mặt
về hướng vừng dương đang từ từ xuống thấp. Dọc con lộ ngang qua đồng
trống
những chiếc xe vận tải trông như đang bay lơ lửng trong sương.
Ngồi cả buổi chẳng câu
được gì nhưng tôi
và
Tú chỉ quay về khi nhà ăn thúc kẻng báo giờ cơm. Tiếng dùi sắt đập vào
vỏ gang
của quả bom câm vang dội, lan xa trên mặt sông bát ngát chiều tà. Đi
qua chỗ
Quang đang ngồi ngây lặng tôi kéo anh cùng về. Tú nói đùa:
- Ngày
mai tới phiên anh đơợc
ra bắc rồi vậy mà hôm nay định trầm mình hay sao thế, anh Quang?
Người
Quang gầy nhom, võ
vàng, lưng gù gù.
- Tớ
chưa định về quê – Quang
nói.
- Tớ
còn phải đi tìm cô ấy.
Tớ sẽ đi khắp mọi miền, sẽ đi tìm dọc theo các con sông. Khó khăn đến
thế nào
tớ cũng sẽ gặp được. Với lại bây giờ đã mùa khô rồi, sẽ đỡ khó khăn hơn.
- Phải
rồi, đã mùa khô...
Khi mùa khô đến, tình
thế nhất định sẽ
phải
khá lên, ấy là niềm hy vọng được lặp đi lặp lại đã trở thành như là một
thói
quen, hoặc có thể nói, như là một tín điều của tất cả những người lính
đã trải
nhiều năm chiến trường. Mùa mưa âm u lâu dài bất tận nhưng rồi cũng đến
lúc
phải ngừng. Và thế là cùng với vừng dương rực rỡ, cùng với khung cảnh
nắng ráo,
lòng người lại trỗi dậy niềm tin tưởng quen thuộc rằng mọi sự sẽ tốt
đẹp lên và
cuộc sống sẽ lại bắt đầu dưới ánh mặt trời.
Lần đầu tiên sau non
nửa năm sống chung
buồng với nhau ở trại an dưỡng, tôi thấy Quang không ủ rũ. Buổi tối hôm
đó,
trong cuộc nhậu chúng tôi tổ chức để tiễn đưa anh, anh uống nhiều, và
dường như
bội phần hăng lên.
- Tớ đã
ngẫm kỹ rồi. Mai mốt
khi đã tìm được nhau, vợ chồng tớ sẽ ở lại luôn trong này chứ không ra
bắc. -
Anh mơ mộng - Trong nam này, đất đai đồng ruộng vô vàn, sông hồ cũng
mênh mông
bát ngát, lo gì không chốn nương thân. Với lại, người dân trong này hợp
tính
với tính mình. Họ không cổ hủ, đúng không. Và họ rất rộng lòng...
Hôm sau, Quang khoác ba
lô rời trại song
không lên ô tô mà một mình cuốc bộ. Và không đi về phía thành phố,
không đi lên
hướng bắc, chậm rãi anh đi xuôi dòng sông, lẳng lặng bắt đầu cuộc rong
ruổi
đường trơờng đi tìm lại người thân yêu thuở xưa và đi tìm miền nương
thân mới.
Mấy bữa sau đến lượt
Khương. Rồi Tú.
Trại an dưỡng vãn dần.
Không có nhiều
những
ước hẹn gặp lại. Lặng lẽ chúng tôi xiết chặt tay nhau, nhìn vào mắt
nhau thầm
an ủi và động viên nhau lần chót. Chúng tôi đã từng đông đảo biết bao
và hùng
mạnh biết bao. Và chúng tôi không phải chỉ là một đạo quân, chúng tôi
còn là cả
một sự nghiệp lớn lao, một sự đồng lòng vĩ đại. Giờ đây, mỗi người mỗi
ngả, bèo
dạt mây trôi, song lòng dạ không đổi thay, lý tưởng chiến đấu cháy bỏng
suốt
thời trai trẻ sẽ còn sáng mãi đến trọn đời anh em chúng tôi.
Trước hôm rời trại ít
lâu, tình cờ tôi
đã
được gặp Loan, ngơời bạn gái cùng phố và cùng lớp ngày xưa. Cô vận quân
phục,
hàm thiếu úy quân y, tóc cắt ngắn, người gầy, xanh tái, mang súng ngắn
và xà
cột theo tháp tùng một vị tướng thầy thuốc. Tôi đứng ở cửa phòng, nhác
thấy ai
đó có nét tựa như Loan giữa đám quan khách vừa từ ô tô xuống đi ngang
qua sân
trại, liền gọi liều lên "Loan! Loan sữa!". Vậy mà đúng là Loan thật.
Cô giật mình, đứng sững lại. Nhận ra tôi, người Loan như run lên, mặt
nhợt đi,
môi lẩy bẩy một nụ cười yếu ớt. Tôi mời Loan vào phòng. Đến hôm đó quân
số của
phòng còn lại có một tôi. Căn phòng trống vắng và có vẻ gì như âm u.
Tôi mở
toang các cửa ra, và quơ gọn màn chiếu vào góc lấy một chỗ ở đầu giường
cho
Loan ngồi, rồi tôi pha trà, tôi bày bánh kẹo lên bàn. Bàn kề cửa sổ,
trông ra
vườn. Gió chiều nhẹ thổi, phảng phất hương thơm và tiếng lá rì rào.
Loan bảo là
đã bao năm rồi mới có người gọi tên cô lên kèm với cái biệt danh thuở
học trò,
cái biệt danh ngọt ngào và thân ái như vậy mà buồn cười làm sao hồi ấy
cô lại
luôn luôn coi là một lời chế nhạo tai ác của bọn con trai trong lớp.
Bây giờ
thì trái lại, nó làm cô muốn khóc. Chỉ có điều bây giờ có lẽ chỉ còn
được một nửa
của Loan "sữa" ngày ấy, mà cũng có thể là chẳng còn gì, Loan bảo thế.
Còn bọn con trai tai ác ngày ấy thì giờ đây nào biết ai còn ai mất.
Trong
khoảng thời gian ngắn
ngủi một tiếng đồng hồ, khi vị tướng của Loan đi thăm suốt lượt khu
trại, Loan
và tôi ngồi cạnh nhau, bên ô cửa sổ rộng mở, ký ức dạt dào và chứa chan
hoài
cảm, chẳng khác nào cặp uyên ương của một mối tình già đang chậm rãi
chuyện trò
và suởi nắng. Không để ý đến thời khắc hàn huyên đang trôi qua chóng
vánh,
chúng tôi mải mê trò chuyện với nhau về khu phố, về trường Bưởi, về lớp
10C và
về những ngơời bạn thuở thiếu thời, một lứa bạn bè mà như Loan nói là
đã cùng
nhau trưởng thành lên trong hầm trú ẩn và đã cùng nhau hy sinh ở chiến
trường.
Sau Tết năm Quý Sửu
1973, Loan kể thế,
năm
hòa bình ở miền bắc, ngay trước ngày nhập ngũ Loan được dự cuộc họp mặt
của các
học trò cũ lớp 10C tổ chức tại nhà cô giáo chủ nhiệm. Trong buổi họp
lớp ấy,
cánh con trai chỉ có mỗi mình Khoa "cô chiêu", mới tốt nghiệp đại học
văn khoa ở Liên Xô về, còn thì toàn bọn gái. Thành thử không khí của
buổi họp
lớp nặng nỗi ngậm ngùi. Vui tươi tưng bừng sao được khi một lớp học
vắng mặt
đến quá nửa, và nhất là hễ cứ hỏi đến ai trong số những người vắng mặt
thì lại
phải nghe trả lời rằng người đó đã hy sinh, hoặc hình như đã hy sinh,
hoặc từ
lâu không nhận được tin tức. Tin tức về các bạn trai của Loan ở những
lớp 10
khác cũng vậy, và cả ở khu phố nữa. Cho tới hôm nay tôi gần như là
ngơời duy
nhất trong đám bạn bè con trai đã ra đi ngày ấy mà Loan còn gặp lại.
Thực ra, ngoài tôi,
Loan còn gặp được
một
ngơời nữa cùng phố, tên là Hải. Hai người gặp nhau tại trạm phẫu tiền
phương
mặt trận Thượng Đức, mùa mưa năm 1974. Trước khi vào chiến trường, Hải
là công
an hộ tịch ở khu phố nên thoáng thấy Loan là anh nhớ ra ngay, nhưng
Loan thì
trước đây không hề biết Hải, mà dẫu có từng biết cũng không tài nào
nhận ra.
Hải bị vết thương rất nặng, ngơời nát dập ra, cả khuôn mặt cũng vậy,
chỉ còn
chừa đôi mắt, mở to, ráo hoảnh, ngời lên vì đau đớn. Sau cuộc giải
phẫu, khi đã
tan thuốc mê, đau đớn tột cùng, vậy mà Hải lại cực độ tỉnh táo. Suốt
đêm, trong
căn hầm hậu phẫu, Loan không một lúc rời Hải, cô cùng anh thao thức chờ
đón
bình minh. Ngoài hầm mưa rừng như thác đổ và tiếng đại bác nổ khi cấp
tập khi
cầm canh. Hải bảo Loan nằm xuống bên cạnh, anh bảo cô luồn tay dưới gáy
để anh
được nằm gối đầu lên tay cô. Hải chết lúc tảng sáng, nhơng sau khi đã
chết
người anh không cứng ra và không lạnh đi ngay, mà còn lưu mãi hơi ấm
cho đến
lúc Loan gỡ mình khỏi thi thể của anh.
Tôi nhẹ
nắm bàn tay Loan.
Bóng chiều êm ả và những kỷ niệm nặng trĩu khiến hai chúng tôi như mê
mẩn dần
đi trong nỗi đau buồn và tình thân ái. Mãi đến khi ngoài sân còi ô tô
đã bấm
inh lên gọi Loan, chúng tôi mới như sực tỉnh. Ánh hoàng hôn hồng rực
lửa qua ô
cửa sổ, tràn ngập căn phòng.
Ngoài vườn cây gió
chiều lộng thổi, dào
dạt
sóng lá. Tôi giữ lấy tay Loan, níu chặt.
- Đừng, - Loan nói,
thầm thì, nhè nhẹ
rút
tay ra - Loan mừng vì có được buổi chiều naỵ Chiều nay một buổi chiều
thật đẹp
cho nên đừng nên có gì hơn nữa.
Lặng lẽ chúng tôi ngã
vào nhau, và chỉ
trong
giây lát thôi, một nụ hôn mơ hồ, rồi lặng lẽ dứt khỏi nhau, Loan chạy
vội ra
xa, còn tôi đứng lại trong phòng.
Hai hôm sau tôi nhận tờ
lệnh giải ngũ.
Vĩnh
biệt cuộc đời bộ đội.
Tôi ra đi lúc hừng
đông. Mặt đất ẩm ướt
bập
bùng dưới chân. Từ cổng khu trại an dưỡng mà ở trong đó giờ đây đã chỉ
còn là
những dẫy nhà gần như trống vắng vẫn thong thả vang lên hồi kẻng báo
thức quen
thuộc của nhịp sống quân ngũ mỗi ngày. Tiếng rền của quả bom bắt đầu sự
trở mình
thức dậy của phong cảnh vùng ven sông.
Nắng
lóe chếch vào tận mặt,
tôi sụp vành mũ cối xuống và im lặng rảo bước.
Mùa khô mới đó mà như
thể đã đến từ lâu
trên
miền ngoại ô mù mịt bụi, trên những trục đường cằn cỗi, thẳng đuột,
không có
lối rẽ còn rải rác xác xe tăng, trên những nghĩa địa ven đường, trên
mái những
dẫy nhà kho và xưởng máy đã bị lột hết tôn lợp, trên các tấm pa nô
quảng cáo ăn
đầy vết đạn liên thanh, trên nóc nhọn những ngôi nhà thờ nhem nhuốc
vùng ven
thị, trên các bờ tường sụt lở, các cổng gạch đổ xiêu trên những cánh
cửa vỡ
nát, trên những bãi chợ và trên sân các xa cảng đang dần dần tấp nập
trở lại.
Cõi trời nam sau công cuộc Thống nhất dẫu còn nửa hoang tàn nhưng đã mở
ra biết
bao nhiêu là triển vọng huy hoàng của tương lai xán lạn. Chặng đường đi
tới
tương lai còn xa vời vợi nhưng mà tuổi đời của hầu hết anh em chúng
tôi, những
chiến binh của sơ đoàn Chiến Thắng còn dư đủ để được sống tới ngày chạm
tay vào
tương lai tốt đẹp.
Chỉ có
điều, khi mang nặng
trên vai dĩ vãng chiến tranh nặng nghìn năm tuổi thì dù còn đang trẻ
đến đâu,
đối với chúng tôi phần đời đáng sống nhất đã sống rồi. Nếu rồi đây
không may
phải sống đời bất hạnh thì chúng tôi sẽ tự nhủ lòng rằng không sao cả
bởi có
thấm thía gì đâu, bởi có nỗi khổ nào của ngày hôm nay sánh bằng những
đau khổ
đã trải qua trong chiến tranh, và trái lại, mai đây dù được sống sung
sướng tới
thế nào chúng tôi cũng biết chẳng hạnh phúc nào bằng hạnh phúc ngày đã
qua.
Chiến tranh và đồng đội ấy là tình yêu của chúng tôi, lớp trẻ trưởng
thành lên
trong hầm trú ẩn và làm nên ý nghĩa cuộc đời mình trong trận mạc.
Bảo Ninh
Note:
Đăng trên báo Nhân Dân,
chắc cũng từ hồi mới phỏng dái, dùng font chữ thời tiền sử, Gấu mới vớ
được
trong hồ sơ cũ, đánh vật với nó một tua, mới chuyển qua đuợc Unicode.
Gửi “bạn ta”, cùng những ngày
ở Hà Nội. Nhớ, lần đó, đó, bạn ta gọi “anh Gấu”, xưng “em” thật chân
tình. Cảm động
thật!
Nhớ mua một cuốn Istanbul,
đọc song song với cái truyện này.
Thú thực, khi dịch nó, Gấu chỉ nhớ Sài Gòn, như Sài Gòn trong truyện
này.
Khi bạn ta nằm dưới cơn mưa
Da Cam thì cũng lúc đó, Gấu đang gửi
những bức
hình ghi cảnh máy bay thả mưa Da Cam.
Đẹp vô cùng.
Như giấc mơ hậu chiến, ở trong truyện này.
Thân. NQT
Còn một
cảnh nữa, cũng giống cảnh
của Gấu. Đó là cảnh anh bộ đội từ giã Loan, khi gặp lại.
Gấu cũng từ giã em Mai, trong
truyện ngắn Những ngày ở Sài Gòn,
như vậy, thời gian ăn mìn claymore
của VC tại
nhà hàng Mỹ Cảnh, gần như cả người bị bó platre cứng, chỉ còn một cánh
tay quờ
quạng, Gấu dùng cái cánh tay này tính ôm em Mai, và em gỡ ra, và
em viết vội
những dòng chữ, lên tờ giấy phía trước mặt, cho cả hai cùng đọc, cùng
tiếng nói
của anh GI đang vang lên trong tai:
Mai
thôi làm việc. Những dòng
chữ cuối cùng nàng viết cho tôi trước khi từ biệt, là trên mẩu giấy ghi
điện
đàm mạch Sài Gòn – Hoa Kỳ: một người lính Mỹ đang nói chuyện với người
yêu:
"I love you" – "Don’t say anything. Let’s me think good about
you before leaving" (Đừng nói gì hết. Để Mai nghĩ tốt về anh trước khi
từ
biệt). Tiếng nói người lính đầy những lệ, người yêu của anh đang nói
những lời vĩnh
biệt…
Và khi ra thang máy, em nói bằng
tiếng Tây:
Mai thôi làm việc. Khi chúng
tôi chia tay nhau tại cầu thang, trong khi chờ thang máy, đột nhiên
nàng nói:
"Tôi sợ, tôi sợ lắm", nàng nói câu đó bằng tiếng Pháp. Tôi mở cửa
thang máy cho nàng và bỗng chợt nhớ câu tôi hỏi vị bác sĩ người Pháp
chữa trị
cho tôi, khi còn nằm trong nhà thương Grall: Như vậy là chiến tranh đã
chấm dứt
đối với tôi? (Est-ce que la guerre est finie pour moi?).
Tôi chờ đợi khi ra khỏi nhà
thương, khi đứng ở trước cổng nhà thương Grall nhìn ra ngoài đời
và khi
đó chiến tranh đã hết.
Những ngày ở
Sài Gòn (1965)
Một bạn
văn cho biết, anh mê Mai
hơn BHD, vì BHD chỉ là đứa con nít, so với "góa phụ" Mai!
Quả có thế. Mai đã từng đi nhận xác bạn trai và xác anh ruột cô, bạn
của người
yêu của cô:
Mai nói
bằng một giọng đều
đều, "Anh Tam vẫn tỏ vẻ ghét chiếc mũ sắt nặng nề. Người ốm nhom, mắt
cận
thị, anh mặc áo thung, đội chiếc mũ sắt đứng trước gương ngắm nghía,
một lát
sau anh quay nhìn Mai, nói đùa, "Chết như thế này không ổn, nặng quá…
không phải ý nghĩa của cái chết, mà là cái chết trở thành một đồ vật
nặng
nề…", hôm đó anh dẫn mấy người lính đi tuần tra quanh vùng đóng quân,
một
người lính giẫm phải mìn… Mai lật từng tấm vải trắng phủ mặt những xác
chết
nhưng không thể nhận ra một trong những tử thi đó, là anh Tam của Mai
ngày xưa.
Thần Chết như chơi trò đố tìm với Mai, và đã xóa hết những dấu vết quen
thuộc,
như muốn đánh lừa, hoặc muốn che giấu Mai một ý nghĩa nào đó, hoặc một
lời dặn
dò của người đã chết… Phải tưởng tượng xác chết giá lạnh kia, là người
thân
thương ngày xưa, phải tưởng tượng khoảng trống kia là cái miệng vẫn
tươi cười,
khoảng sâu hoắm cao hơn chút nữa là đôi mắt long lanh nhìn Mai tuần
trước… Phải
hiểu rằng chết là như thế đó, và đời sống lúc này phải kết thúc như
vậy, không
có cách nào khác. Anh Thụ, người con trai độc nhất của bác Mai, anh Tam
và Mai
là bạn từ hồi nhỏ, cả hai người con trai đều luôn luôn chiều chuộng săn
sóc
Mai, đứa con gái ốm yếu, gầy còm, vừa cất tiếng khóc chào đời, mẹ đau
nặng,
phải tập sống bằng nước cơm, suốt đời không biết mùi sữa mẹ, thay vào
đó là mùi
vị căn bệnh phong thấp quái ác, mỗi lần thời tiết thay đổi, hai chân tê
cứng
không làm sao cất bước… Anh Thụ đi lính, anh Tam bắt chước, anh Thụ
chết trước
độ một năm, anh Tâm theo luôn, hai nấm mồ, cái hàng trước, cái hàng
sau, cùng
một hàng dọc… Ngày Mai đậu Tú Tài, anh Tam được tin liền bảo Mai, "Anh
sẽ
tặng Mai một món quà thật đặc biệt", món quà đặc biệt của anh Tam là
chiếc
nhẫn… Lần đầu tiên anh làm Mai sợ. Mai yêu anh Tam nhưng không hiểu
tình yêu là
gì. Mai, đứa con gái biết ý nghĩa của cái chết trước khi biết ý nghĩa
của sự
sống, biết mọi người đều phải chết trước khi biết mọi người có thể
sống, có thể
yêu thương nhau. Mai có người yêu trước khi có tình yêu. Bây giờ, những
lần đọc
tiểu thuyết, đi coi chiếu bóng, thấy người ta yêu nhau, người ta tình
tự, vuốt
ve, hôn nhau… Mai chưa hề có diễm phúc hưởng chúng, chưa hề có tình yêu
đó. Mai
có một tình yêu khác, một người yêu khác.
*
Saturday, May 12, 2001 4:49
PM
Dia chi NHThiep: ….
Tel cua NHT:
Ong co ve cho chung chau gui loi tham anh ay. Tiec la anh ay khong co
Email nen
khong lien lac duoc truoc.
Ha noi mua nay da nong lam. May nam nay cang nong. Ong ve giu suc khoe.
Dung an
uong ngoai hang, dac biet la dung uong, tru bia trong chai. Minh di xa
lau,
bung da khong quen nua, de om lam.
Lần đầu về HN, Gấu chỉ mang theo có địa chỉ trên. Gặp NHT ngày hôm sau.
Hôm sau
nữa, cả một bầy kéo tới nhà ông Cậu Toàn ở Phố Cổ. Ông ngạc nhiên, mày
mới
về mà làm sao lắm bạn thế, mà làm sao họ biết mày về.
Tất cả đều tự động kéo tới. Gấu đâu biết ai mà mời.
Robert
Frost
Stopping by
Woods on a Snowy
Evening
Whose
woods these are I think
I know.
His house is in the village,
though;
He will not see me stopping
here
To watch his woods fill up
with snow.
My
little horse must think it
queer
To stop without a farmhouse
near
Between the woods and frozen
lake
The darkest evening of the
year.
He
gives his harness bells a
shake
To ask if there is some mistake.
The only other sound's the
sweep
Of easy wind and downy flake.
The
woods are lovely, dark
and deep,
But I have promises to keep,
And miles to go before I
sleep,
And miles to go before I
sleep
Dừng ngựa
bên rừng buổi chiều
tuyết rụng
Rừng
này của ai tôi nghĩ tôi
biết
Nhà ông ta ở trong làng
Làm sao ông ta thấy tôi ngừng
ngựa
Ngắm tuyết rơi phủ kín rừng.
Ngựa
của tôi chắc thấy kỳ kỳ
Tại sao ngưng ở đây, chung
quanh chẳng nhà cửa trang trại,
Chỉ thấy rừng và hồ nước đóng
băng
Vào đúng chiều hôm cuối năm
Nó bèn
khẩy khẩy cái chuông
nhỏ
Như để nói với chủ của nó,
này, chắc có chi lầm lẫn
Để đáp lại tiếng chuông ngựa,
Là tiếng gió thoảng và tiếng
mỏng của hạt tuyết rơi.
Rừng
thì đẹp, tối, và sâu
Nhưng tôi còn những lời hứa
phải giữ
Và nhiều dặm đường phải đi
Trước khi lăn ra ngủ
Lăn ra ngủ
Note:
Bài thơ trên, lần đầu
tiên Gấu đọc, là khi mới tới Trại Tị Nạn Thái Lan, trong một cuốn sách
dậy tiếng
Anh mà cái tít của nó, lấy từ bài thơ:
Promises to
keep.
Cuốn
sách mở ra bằng một số,
gọi ngụ ngôn, gọi ẩn dụ, ám dụ gì gì thì cũng được.
Gấu có thuổng mấy cái post trên
TV.
Một trong số đó, là câu chuyện một cái trứng chim rớt khỏi tổ xuống
đất,
may không bể, và được ông bố bà mẹ vịt nuôi, thế rồi cả đời biết ơn bố
mẹ nuôi,
và cứ nghĩ mình không làm sao bay được như cái lũ chim bay trên trời
kia, là do
chưa đến ngày đến tháng mà thôi.
Bố mẹ vịt, do là vịt, nên đâu có biết cái chuyện,
khi con chim non có đầy đủ lông cánh, là đạp một phát, tống nó ra khỏi
tổ, cho
nó tập bay.
Cái chuyện Bắc Kít thờ bố mẹ
là Đảng CS, y chang bầy vịt, tay Nguyễn Giang, Trùm Bi Bì Xèo, hình như
cũng có
lần viết về họ, đám con ông cháu cha chiếm hết ‘ghế ngồi’ ở cái sân
nuôi gà vịt
Hà Nội, tếu thế!
Đảng do là vịt, làm sao biết
cái chuyện đạp đám con ra khỏi tổ, để cho chúng tập bay đâu!
*
Tiếu
Ngạo Giang Hồ mở ra bằng
cái lễ Phong Kiếm Qui Ẩn của một tay chính phái; giang hồ đếch chịu,
đâu có được,
mi đã vô giang hồ là chỉ có chết mới ra thoát được thôi!
Bảo Ninh viết rửa tay gác
kiếm là cũng nghĩ, chiến thắng Mỹ Ngụy xong rồi, đâu còn việc gì làm!
Trong khi anh ngồi viết cái
truyện này, hẳn là Gấu đang học tập cải tạo tại nông trường Phạm Văn
Cội, Củ
Chi, và thê thảm thật, cũng nghĩ như anh, bây giờ xương máu hết đổ
xuống rồi,
tha hồ mà xây dựng căn nhà Mít.
Ba cái nhảm đó, thôi bỏ, tuy
nhiên cái truyện ngắn của anh làm Gấu nhớ đến em Mai, đến bà Dì của cô,
đến Những
ngày ở Sài Gòn, và cái giấc mơ ở cuối truyện:
Tôi chờ đợi khi ra khỏi nhà
thương, khi đứng ở trước cổng nhà thương Grall nhìn ra ngoài đời và khi đó chiến tranh đã hết.
Le deuxième souffle.
Về già,
coi phim, thì mới nhớ
ra là đã đọc truyện rồi.
José Giovanni: Hình như hầu hết
tác phẩm của ông đều được chuyển thể.
GNV mấy
ngày qua gần như
lạc trở lại, Back to Sorrento,
về thời mới lớn, trong thành phố
Sài Gòn chưa bị
chiến
tranh trực tiếp hăm dọa, xa xa thì có, thí dụ, mấy anh công chức cuối
tuần về
quê chơi, đi câu cá bị du kích bắt.
Hay như GNV, lần đầu tiên đi xuống Cai Lậy, khi
đi qua cây cầu gỗ, nghe đánh ầm một tiếng, pháo từ chi khu bắn đi, thế
là biết
có chiến tranh, thế là biết mình yêu cô bạn, một cô gái chưa hề gặp gỡ.
Bây giờ
thì Gấu mới hiểu ra,
tại làm sao không thể nào quên được cái cô gái nhà quê, lần ngồi kế
bên, trên
xe đò trở về Sài Gòn, khi xuống gặp Gấu Cái tại trường sư phạm
Vĩnh Long.
Ly kỳ
lắm, để thủng thẳng kể,
viết ra đây cho khỏi quên thôi!
Phim
làm năm 1966. Tới năm
2007, làm lại, remake, để tưởng niệm tác giả.
Gấu mới coi cả hai, đúng lúc đau xót bỏ tiền ra mua, thì khám phá ra mỏ
phim cũ, cũng là lúc
thấy ấn bản 2007 có mặt tại tiệm chuyên cho mướn.
Editorial Reviews
Amazon.com
It's hard to imagine that
crime novelist/screenwriter José Giovanni didn't write with melancholy
tough
guy Lino Ventura in mind.
First came 1960's Classe Tous
Risques, then 1966's Le
Deuxième Souffle, and then 1969's Sicilian Clan. In
Jean-Pierre Melville's Giovanni adaptation - the title translates as
"Second Wind" -Ventura
plays deadly, yet deeply moral lifer Gustav "Gu" Minda. When the
46-year-old busts out of the pen, three people wait for him in Paris: nightclub
proprietor Sophie Manouche
(Christine Fabréga), double-crossing rival Jo Ricci (Marcel Bozzuffi),
and
manipulative Inspector Blot (Diabolique's Paul Meurisse). After Minda
and
Manouche’s unflappable bodyguard, Alban (Le Trou’s Michel Constantin),
dispatch
the thugs trying to blackmail Manouche, the former partakes in an
armored-car
heist in order to flee the country with the cool blonde (like the bank
robbery
in Michael Mann's Heat, this entire sequence plays out in broad
daylight).
Needless to say, not everyone gets out alive. Compared to sleek
Melville
classics like Bob le Flambeur and Le Samouraï, this 144-minute movie
has its
longeurs, but Melville and Ventura
go together like Scorsese and De Niro. Consider this understated drama
a dry
run for their Resistance-era masterpiece, Army of Shadows (in which
Meurisse
also appears). Supplemental features include detail-oriented commentary
from
author Ginette Vincendeau (Jean-Pierre Melville: An American in Paris)
and
programmer Geoff Andrew (the British Film Institute), remembrances from
publicist-turned-director Bertrand Tavernier, an essay by critic Adrian
Danks,
and TV interviews with Ventura and Melville, who describes the actor as
"a
force of nature" and "a monolith." - Kathleen C. Fennessy
Source
Gấu Cái, đọc TV,
‘phàn nàn’,
ngày xửa ngày xưa, khi mày mới lấy tao, thì mày một chân trên mây, một
chân chạm
đất, bây giờ, hai chân chạm huyệt, mà có khác chút nào đâu?
Cái
chất giang hồ nghĩa khí trong
chưởng Kim Dung giống y chang trong série noire.
Trong série noire, còn
có một điều gì hơn cả chưởng Kim Dung, là điều mà Gấu tạm gọi là
phận
người, như một con thú bị xã hội săn đuổi, và cố gắng sống sót.
|
|