TƯỚNG
DƯƠNG VĂN MINH VỚI 3
NGÀY LÀM TỔNG THỐNG
15 giờ
chiều ngày 28/4/1975,
Tướng Minh làm lễ nhậm chức Tổng thống, cử Nguyễn Văn Huyền làm Phó
tổng thống,
Vũ Văn Mẫu làm Thủ tướng.
Tổng
thống Dương Văn Minh cử
một số Bộ trưởng và người phụ trách quân đội, cảnh sát, trong đó có
đảng viên
và cơ sở của ta là: Luật sư Triệu Quốc Mạnh, Giám đốc Nha cảnh sát đô
thành, và
chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá Tổng tham mưu trưởng sau là quyền
Tổng tham
mưu trưởng.
Về
Bộ quốc phòng, Tổng thống
Dương Văn Minh chỉ định Giáo sư Bùi Tường Huân, Giáo sư Đại học Huế
(không phải
tướng tá) làm Bộ Trưởng. (Theo ông Lý Quý Chung, việc Tổng thống Dương
Văn Minh
chỉ định ông Bùi Tường Huân làm Bộ trưởng quốc phòng để chứng tỏ chính
phủ này
không muốn chiến tranh).
17
giờ ngày 28/4/1975, phi
đội 5 chiếc A37 của Nguyễn Thành Trung ném bom sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo
ông Hồ Ngọc Nhuận (Hồi
ký), tối hôm đó, Tướng Minh giao cho ông chuẩn bị chiếm đài phát thanh
(đề
phòng Nguyễn Cao Kỳ làm đảo chính).
Đêm
28/4, Tướng Dương Văn
Minh và gia đình dời đến ở nhà một người bạn của tướng Mai Hữu Xuân ở
đường
Phùng Khắc Khoan do sợ Nguyễn Cao Kỳ ném bom dinh Hoa Lan (nhà ông
Minh).
Theo
cựu dân biểu Dương Văn
Ba (Hồi ký), đêm 28/4/1975, hai đại tá phi công lái hai máy bay trực
thăng phục
vụ tổng thống đậu trên nóc dinh Độc Lập, gặp Tổng thống Dương Văn Minh
đề nghị
đưa Tổng thống và tất cả những người trong bộ tham mưu tổng thống và
gia đình
bay ra Đệ Thất Hạm Đội. Ông Minh trả lời: “Hai em có thể yên lòng lái
máy bay
ra Đệ Thất Hạm Đội, bất cứ ai có mặt ở đây muốn đi theo thì có thể ra
đi. Phần
tôi, tôi nhất quyết không đào ngũ bỏ chạy; không thể nào bỏ dân chúng
Sài Gòn,
không thể nào bỏ miền Nam
như con rắn mất đầu”.
Ngày
29/4/1975
Tổng
thống Dương Văn Minh,
Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu bàn và ra lệnh
cho Giám
đốc Nha cảnh sát đô thành Triệu Quốc Mạnh thả tù binh chính trị; gửi
công văn
yêu cầu Đại sứ Mỹ Martin cho cơ quan Viện trợ quân sự Mỹ (DAO) rời khỏi
Việt
Nam trong vòng 24 giờ để giải quyết hòa bình ở Việt Nam.
Đến
16 giờ chiều ngày 29/4,
đã thực hiện xong việc trả tù binh chính trị (trong đó có Huỳnh Tấn
Mẫm). Chỉ
huy các ban và cảnh sát 18 quận, huyện đã tan rã (trừ bộ phận biệt
phái).
Tổng
thống Dương Văn Minh chỉ
thị không được di chuyển quân, không được phá cầu. Dựa vào chỉ thị
trên, chiều
ngày 29/4/1975, phụ tá Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Hạnh đã ra lệnh
cho các
đơn vị không được phá cầu. Đơn vị nào muốn phá cầu phải có lệnh của Bộ
Tổng
tham mưu.
Sau
đó, khoảng 15 giờ, phái
đoàn do Luật sư Trần Ngọc Liễng cầm đầu có Linh mục Chân Tín, Giáo sư
Châu Tâm
Luân vào Trại David, được đồng chí Võ Đông Giang, Phó trưởng phái đoàn
ta tiếp.
Ông Liễng đã thông báo với phái đoàn ta về chủ trương “không chống cự”
của Tổng
thống Dương Văn Minh, mà ông coi là niềm vui sướng nhất trong đời ông,
vì đã
thông báo cho bên trong biết “Sài Gòn không chống cự” vào giờ chót của
cuộc
chiến tranh. Theo Luật sư Liễng, Tổng thống Dương Văn Minh đã chấp nhận
đầu
hàng từ buổi trưa hôm đó (ngày 29/4/1975).
Từ
chiều và tối ngày 29/4,
cũng có một số người tác động Tổng thống Dương Văn Minh hướng “Thành
phố để ngõ”,
đầu hàng. Như ông Lý Quý Chung, họa sĩ Ớt (Huỳnh Bá Thành). Thông qua
ông Phan
Xuân Huy và ông Đoàn Mai, thượng tọa Thích Trí Quang nói điện thoại
trực tiếp
với Tổng thống Dương Văn Minh: “còn chờ gì nữa mà không đầu hàng”.
Ngày
30/4/1975
-
6 giờ, chuẩn tướng Nguyễn
Hữu Hạnh quyền Tổng tham mưu trưởng (tướng Vĩnh Lộc, Tổng tham mưu
trưởng đã
chuồn) và tướng Nguyễn Hữu Có đến báo cáo với Tổng thống Dương Văn Minh
về toàn
bộ tình hình quân sự. Sau đó, ông Minh (cùng các ông Hạnh và Có) đến
Phủ Thủ
tướng (số 7 Thống nhất, nay là đường Lê Duẩn).
Tổng
thống Dương Văn Minh họp
với Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và một số
người trong
nội các “nhóm Dương Văn Minh”, bàn và quyết định không nổ súng và giao
chính
quyền cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam. Thủ tướng Vũ
Văn Mẫu
soạn bản thảo tuyên bố này.
-
9 giờ, Tổng thống Dương Văn
Minh đọc vào máy ghi âm.
Chuẩn
tướng Nguyễn Hữu Hạnh
đề nghị và được Tổng thống Dương Văn Minh đồng ý có nhật lệnh cho quân
đội. Ông
Hạnh soạn thảo nhật lệnh này. Đồng thời tướng Nguyễn Hữu Hạnh gọi điện
thoại
cho tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu cố gắng thi hành
lệnh của
Tổng thống trên đài phát thanh.
9
giờ 30: Đài phát thanh phát
tuyên bố của Tổng thống Dương Văn Minh: “Đường lối của chúng tôi là hòa
giải và
hòa hợp dân tộc”; “yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ Cộng Hòa ngưng nổ
súng, và ở
đâu thì ở đó”; “Chúng tôi chờ gặp Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa
miền
Nam Việt Nam để thảo luận về lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật
tự, tránh
sự đổ máu vô ích cho đồng bào”.
Sau
đó, cả các ông Dương Văn
Minh, Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu cùng nội các đến Dinh Độc Lập để chờ
bàn
giao chính quyền cho cách mạng.
Sau
khi đọc tuyên bố “đầu
hàng” xong, Tướng Dương Văn Minh nói với mọi người (trong Chính phủ):
“Mọi việc
coi như đã xong. Bây giờ ai muốn đi hay ở thì tùy”.
11
giờ 30, xe tăng quân giải
phóng vào Đinh Độc Lập. Xe quân giải phóng đưa ông Dương Văn Minh và
ông Vũ Văn
Mẫu đến đài phát thanh để đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
KẾT
LUẬN
1/
Tướng Dương Văn Minh là
người có tinh thần dân tộc, yêu nước. Từ chỗ lúc đầu còn mơ hồ về việc
Mỹ xâm
lược miền Nam, cho rằng Mỹ có giúp đỡ miền Nam, dần dần tỏ thái độ
chống Mỹ:
chống Mỹ đưa quân viễn chinh Mỹ và đồng minh vào miền Nam, kéo dài và
mở rộng
chiến tranh, muốn có hòa bình, độc lập và hòa hợp dân tộc.
2/
Theo ông Nguyễn Hữu Hạnh
và ông Lý Quý Chung, Tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng thống không có ý
để thương
thuyết với cách mạng vì đã thấy không còn khả năng thương thuyết; cũng
không có
ý để tiếp tục chiến tranh vì lâu nay ông Minh chủ trương hoà bình, chấm
dứt
chiến tranh. Điều này thể hiện rõ ở Tổng thống Dương Văn Minh chỉ định
hai cơ
sở của ta (chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh và luật sư Triệu Quốc Mạnh) nắm
hai lực
lượng vũ trang: quân đội và cảnh sát; cử một người dân sự (giáo sư Bùi
Tường
Huân) làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; chưa đầy một ngày sau khi nhậm chức
thì ngày
29/4/1975, đã ra lệnh thả tù chính trị, đuổi phái đoàn DAO của Mỹ;
không di
chuyển quân, không phá cầu v.v..
3/-
Trong điều kiện cuộc tổng
tiến công quân sự của các binh đoàn chủ lực kết hợp với cuộc tiến công
và nổi
dậy của các lực lượng vũ trang và quần chúng ở thành phố Sài Gòn – Gia
Định đã
tạo sức ép quân sự lớn; công tác vận động, binh địch vận của nhiều lực
lượng ta
với Tướng Dương Văn Minh; được sự đồng tình, tác động tích cực của
những người
chủ yếu trong nội các, lực lượng thứ ba và “nhóm Dương Văn Minh”; Tổng
thống
Dương Văn Minh đã quyết định “không chống cự”, tuyên bố “ngưng nổ súng
và ở đâu
ở đó vào 9g30 (sau đó tuyên bố “đầu hàng vô điều kiện” vào 11g30) ngày
30/4/1975 là hành động thức thời, làm giảm ý chí đề kháng của đại bộ
phận quân
đội Sài Gòn vào những giờ chót của cuộc chiến tranh, tạo thuận lợi cho
quân
giải phóng tiến nhanh vào giải phóng hoàn toàn thành phố Sài Gòn còn
nguyên vẹn
và không đổ máu. Nhiều thành phố và thị xã khác cũng được giải phóng
nguyên
vẹn, ít tổn thất. Chúng ta biết rõ giành được thắng lợi to lớn này,
cuộc tổng
tiến công của các quân đoàn kết hợp với các cuộc tiến công và nổi dậy
của lực
lượng vũ trang và quần chúng địa phương đóng vai trò quyết định. Tuy
nhiên,
công bằng mà nói, hành động thức thời của Tổng thống Dương Văn Minh và
nội các
của ông đã góp phần làm cuộc chiến kết thúc sớm, tránh đổ nhiều xương
máu của
binh sĩ và nhân dân, thành phố Sài Gòn và nhiều đô thị còn nguyên vẹn.
Đó là
nghĩa cử yêu nước, thương dân của ông Dương Văn Minh.
Tp.
Hồ Chí Minh, ngày
30/10/2004
Nguồn
Quả là có công: Thất trận!
Chúng ông lấy hết rồi, chúng
mày còn gì mà bàn giao?
Bùi Tín
Quả có có tội: Thắng trận [Ăn
cướp]!