Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng
Tám, 1937
tại Kinh Môn,
Hải Dương.
Quê Sơn Tây
(Bắc Việt).
Vào Nam
1954.
Học Nguyễn
Trãi
(Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975
công
chức
Bưu Điện
(Sài-gòn).
Tái định cư
năm
1994 tại Canada.
Tác phẩm đã
xuất bản:
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm
Trắng,
Huỳnh
Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện,
Tạp luận
[Văn Mới,
Cali.
1998]
Nơi
Người Chết Mỉm
Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô
vụ lợi,
liên
lạc
email
Cần ghi rõ
xuất
xứ
[nguồn] khi sử dụng.
|
Jen@Pacific_Mall_26_May
Thượng Thanh Khí
Mận
Ladies first: Talawas qua mặt
Tin Văn.
Talawas:
95,228. Tin Văn: 95,678 [Alexa Ranking, May 26]
The
Spy Who Loved Us: Tên Điệp
Viên Thươn[g] Chúng Ta.
1 2 3
Sự thực những
người Việt đầu tiên lăm le làm bồi Mẽo, ở những cơ quan báo chí của họ,
là đám chuyên viên Bưu Điện, trong có Gấu tui, chứ không phải ba anh VC
nằm vùng, như Phạm Xuân Ẩn. Đám báo chí cần họ, để điều hành và bảo
trì những mạch viễn ấn, vô tuyến viễn ảnh.... Gần như suốt cuộc chiến
Việt Nam, Gấu tui cầy hai jobs, một của Bưu Điện, một cho UPI, như một
nhân viên part time, đêm đêm, còn
chút thì giờ nào, thay vì lo "phục vụ" Gấu cái, thì lại lo "dziết
dzăn"
[viết văn!]. Gia đình đổ vỡ một phần là vì vậy. May tới hồi nguy kịch,
Gấu đực hối lại, cố gượng dậy, may cũng còn kịp, cũng vớt vát được chút
đỉnh, không đến nỗi tan hoang mỗi người mỗi ngả.
Còn
nhớ khi
còn ông Diệm, đám báo chí Mẽo không hề được ưu đãi, không hề được ưu
tiên về thông tin, và hơn nữa, nhà nước Việt Nam không hề sợ họ. Chỉ
sau khi ông Diệm chết, đám này mới làm trời. Có thể vì vậy, khi xẩy ra
chiến tranh Iraq, rút kinh nghiệm Việt Nam, giới nhà binh Mẽo cấm tiệt
đám báo chí tới gần họ. Nhờ vậy mà tin tức không lộ ra ngoài. Một phần
nào, Mẽo thua ở VN là do giới truyền thông Mẽo.
W.
Faulkner: Tại
sao tui?
Estelle là một người đàn bà thông minh. Nhưng nàng có thói
quen xài tiền, luôn cả thói quen cần nhiều người làm để sai bảo. Cuộc
sống
trong “khung rêu” [chữ của Thuỵ Vũ, để chỉ những gia đình địa chủ mền
nam đang
suy thoái, chờ cuộc đổi đời, là Cách Mạng, do miền bắc đem lại. Nguyên
văn
Coetzee: một căn nhà cũ kỹ, rệu rạo, mục nát], với một ông chồng sáng
nào cũng hí ha hí hoáy, mân mê ba con chữ, chiều loay hoay thay ba cây
cột
mục nát,
hay săm soi ba ống nước, một cuộc sống như thế quả là một cú sốc
lớn đối
với nàng. Một đứa bé ra đời, nhưng chết hai tuần lễ sau đó. Jill sinh
năm
1933. Cuộc sống chăn gối của đôi vợ chồng kể như ngưng từ đó.
Hàng ngày nhìn
thấy nhau, ra vô nhìn thấy nhau, nhưng nghìn
trùng xa cách, thế là, mặc ai người nấy uống. Vào cuối tuổi trung niên
của đời
mình, Estelle cố bỏ, và bỏ được, rượu. William, chẳng bao giờ. Ông có
những cuộc
tình với những người đàn bà trẻ hơn, và không đủ sức, hay bất cẩn, hay
không thèm
giấu diếm, thế là chiến tranh xẩy ra hàng bữa, cuộc sống vợ chồng ngày
càng biến
thành, như người viết cuốn tiểu sử thứ nhất về Faulkner là Joseph
Blotner, viết,
“một cuộc chiến tranh du kích bát nháo tại gia”.
Gì thì gì, trong 33 năm, cho tới khi Faulkner mất vào năm
1962, cuộc hôn nhân cứ thế tiếp diễn, cứ thế tồn tại. Tại sao?
Tàn Cuộc [Hình
BBC]
"Anh mệt quá,
chẳng thèm nghĩ gì hết, chỉ mong được gục đầu vào lòng em, cảm thấy tay
em trên đầu mình, và cứ gục đầu như thế, cho tới mãi thiên thu".
Kafka: Thư
gửi Milena
[Bản tiếng
Anh: I'm tired, can't think of a thing, and my sole wish is to lay my
head in your lap, feel your hand on my head, and stay that way through
all eternity - Yours]
Chúng ta đều biết hình dáng con bọ khủng khiếp, hoá thân của một ông VC
thực tình tin vào Đảng, ngay sau ngày 30 Tháng Tư.
Nhưng ngay cả Kafka cũng không thể nào tưởng tượng ra nổi con bọ của
ông. Ông không bao giờ muốn hình dạng của nó được phô bầy ra trước độc
giả.
Flaubert đã từng muốn văng tục, khi nhà xb muốn một cuốn sách của ông
có hình minh họa. "Minh họa là phản văn chương". "Thà chết còn hơn là
minh họa". Kafka đành phải chấp nhận bìa cuốn Hoá Thân có hình, nhưng
năn nỉ [Marthe Robert dùng chữ supplier] nhà xb, bằng mọi cách, không
được trương hình con bọ ở ngoài bìa. "Gì cũng được, nhưng chuyện này
nhất định không" ["Surtout pas cela, surtout pas cela!"], ông khiếp hãi
trước một chuyện thô bỉ như thế, trong thư gửi nhà xb. Cuối cùng, độc
giả có một con bọ Gregor vẫn còn mang dạng người, đứng trơ cu lơ một
mình, trong một căn phòng trần trụi, quay lưng về phiá một cái cửa hé
mở, trên một cái nền đen, tay ôm đầu.
Gấu tui có đọc báo trong nước ở trên lưới [tờ Người Lao Động thì phải],
câu chuyện một nữ cán bộ, trong lúc mệt nhọc vì công chuyện, bật cái
máy TV nghỉ xả hơi, và một giọng nói vùng địa phương của bà khiến
bà chăm chú theo dõi, câu chuyện một bà, suốt từ 30 Tháng Tư, đi khắp
một nửa đất nước, tìm hài cốt chồng. Bà đau lòng
nghĩ, mình may mắn hơn, mà sao thê lương quá. Bởi vì chồng bà có về,
nhưng đã biến thành một... con bọ. Đúng lúc đó, con bọ bò về nhà, sặc
sụa mùi rượu Tây, mùi nước hoa nữ loại thượng hảo hạng...
Ai điếu
Samsa
Chi tiết là Thượng Đế
Không tác giả nào được viết nhiều đến như thế. Sebald viết. Nhưng,
trong cuốn sách mới nhất vừa ra lò, một thứ di cảo, Campo Santo, ông đặc biệt để ý tới
một cuốn viết về Kafka, thật lạ, vừa về đề tai, vừa về toan tính viết, Kafka đi coi ciné, Kafka geht ins Kino,
nguyên bản tiếng Đức, của Hanns Zischler, 1996, bản tiếng Anh, Kafka goes to the Movies, của Susan
Gillepsie [Chicago, 2003.] Ông giải thích, trong khi phần lớn những phê
bình gia đào bới lòng dòng chung quanh, thì tác giả cuốn trên, và một
số những tác giả, xoáy vào việc tạo dựng chân dung của Kafka ở đúng
thời của ông, và làm sáng tỏ thêm ra những bản văn. Zischler đã từng
làm một phim TV về Kafka vào năm 1978, khi, lần đầu tiên ông gặp những
ghi chú rải rác của Kafka về phim ảnh, và ông thật sự ngạc nhiên vì rất
ít người để ý đến chúng.
Lời cảm tạ khi được vô
Hàn Lâm Viện Đức
W.G.
Sebald [1944-2001]
Chỉ là một
người khách ở đất
nước Anh Cát Lợi,
và ở đó thì cũng vậy, tôi như luôn luôn cảm thấy mình lơ lửng, giữa
những ý nghĩ, những tình cảm của sự quen thuộc và của sự dời đổi, bật
rễ,
không bám trụ được vào đâu. Một lần tôi nằm mơ, và cũng như Hebel, tôi
có giấc mơ của mình ở trong thành phố Paris, ở đó, tôi bị lột mặt nạ,
và trơ ra, là một tên phản bội quê nhà, và một tên lừa đảo. Nhưng,
chính vì những nghi hoặc như thế đó, mà việc nhận tôi vô Hàn Lâm Viện
thật rất là đáng mừng, nó có vẻ như một nghi thức sửa sai, phục hồi mà
tôi chưa
từng hy vọng.
W.G. Sebald
Vĩnh Biệt Sebald
Không hẳn
những nhân vật của Sebald không thể đương đầu với khổ đau, mà là, khổ
đau cứ tự nó tiêu đi, nhưng lại chẳng cho hạnh phúc thế chỗ nó. Như
Ferber nhận xét về “phận mình”: “Tôi dần dần hiểu ra rằng, quá một điểm
nào đó, nỗi đau xóa sạch ý thức về nỗi đau, và có lẽ, tự xóa sạch luôn
chính nó; có vẻ như chúng ta cũng chẳng hiểu gì nhiều cho lắm, về
chuyện này.”
|
Jen's sister
Vientiane, 2004
Độc giả Tin Văn đón đọc
Phát hành
tháng 11, 2004
Chân
Dung
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
và
Joseph Huỳnh
Văn
Nhà xuất bản
Văn Mới.
Lô cốt trên đê
làng
Thanh Trì, Sơn
Tây
Phòng Tranh
Nguyễn Trọng Khôi
Phòng Ảnh
Adamdigitalstudio.com
Cát
Bụi Tuyệt Vời
Adam Studio hy
vọng tụ họp một nhóm bạn Việt cùng đi dự, và săn ảnh tại lễ hội Mardi
Gras vào tháng Hai, 2005 sắp tới tại New Orlean. Xin liên lạc: Duonganhliem@yahoo.com
Cần tổ chức
sớm để
"book" vé máy
bay, và khách sạn, với giá rẻ.
Trang Mardi Gras
Sao Mai
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Vietnam_net
E_Van
Guardian
Chess
Alexa Ranking
92,832
|