Jen

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.



mc_1
Breakfast @ Mc, 11 May, 2005
Top 25 May 9, 2005
Thơ đứng đầu!
Việt
Nam số hai, sau Mỹ!
Talawas vượt bức tường Top 100,000, Alexa Ranking. Xin chúc mừng!
Tin Văn: 87,695. Talawas: 99,120
60 năm Lò Thiêu, 30 năm Lò Cải Tạo.
Tờ Người Kinh Tế viết về vụ thành phố Berlin khánh thành Đài Tưởng Niệm mới về Lò Thiêu, mà thông điệp của nó là, "Chúng tôi nhìn nhận lỗi lầm của chúng tôi. Bây giờ, hãy nhìn về tương lai." ["We acknowledge our guilt; let's look to the future"].
Đức hiện nay là "nhà" của Do Thái, đứng thứ ba, trên toàn Âu Châu, không chỉ do chính sách cởi mở về di dân, mà còn do chế độ welfare hậu hĩ. Nhưng, không phải bài Do Thái, mà hội nhập, mới là vấn đề. Về mặt xã hội, di dân Do Thái là một thất bại: Trên 80% sống nhờ trợ cấp xã hội. Đa số không nói được tiếng Đức...

Trong một lần lèm bèm về ông bạn Cao Bồi, người đã đánh bức mật điện cho Bắc Bộ Phủ, hối, "Vô nhanh lên mà chiếm Miền Nam", Gấu tui có đưa ra giả dụ, nếu như Cao Bồi biết, sẽ xẩy ra những vụ Lò Cải Tạo, Lò Kinh Tế Mới, liệu anh có vứt bức điện vào thùng rác của lịch sử.
Kỳ cục thay, đây chính là vấn đề mấy ông quân sư quạt mo của Ngũ Giác Đài, thí dụ như Douglas J. Feith, gặp phải, qua bài viết trên tờ Người Nữu Ước (1), liên quan tới ông ta, và cuộc chiến Iraq.
Và câu trả lời, của Feith, thay cho Cao Bồi, là: Biết đúng sẽ xẩy ra y chang như vậy, vẫn đánh bức điện.
Gấu tôi tin rằng Cao Bồi, tuy không chắc chắn, nhưng... biết: Ba mươi năm ta mới gặp nhau, vui sao nước mắt lại trào?

(1) Jeffery Goldberg: A little learning. What Douglas Feith knew, and when he knew it.
The New Yorker số đề ngày 9 Tháng Năm 2005

Không đề

Đặc Sản Miền Nam
Coi Nguyễn Ngọc Tư là đặc sản miền nam, là chỉ nói được một... nửa sự thực về nhà văn này. Mà một nửa sự thực thì còn khốn nạn hơn cả một lời dối trá.
Có lẽ phải muợn một câu của Coetzee viết về Faulkner, áp dụng cho NNT: the epic, told and retold endlessly, of the South, a story of cruelty and injustice and hope and disappointment and victimization and resistance. [Một sử thi....]
Và, có thể mượn ngay câu của Faulkner nói về ông, để nói về NNT:

"Bây giờ, lần đầu tôi nhận ra," Faulkner viết thư cho một bà bạn, khi nhìn ngoái lại, từ lợi điểm, là khoảng giữa những năm năm mươi của ông, "tôi có một của báu thật là lạ: vô học trong bất kỳ ý nghĩa chính qui nào, chẳng có bạn hay chữ, nói chi bạn giỏi văn, thế mà lại làm được những điều tôi đã làm. Tôi không biết nó từ đâu tới. Tôi không biết tại sao Ông Trời, hay các thần linh, hay chẳng rõ vị nào, chọn tôi làm con thuyền."
Chúng ta thấy, "tiền thân" của NNT, không phải một ông SN, 30 Tháng Tư lộ nguyên hình VC, mà là một Đồ Chiểu, với lời tự trào hiển hách về mình:
Chở bao nhiêu đạo, thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà.

Ngày xưa đúng là sông không như bây giờ.
Tụi tôi tự nhủ, bữa nay tắm lần này nữa thôi, tụi tôi chờ cho tới chừng nào sông sạch, trong trở lại.
NNT: Tắm sông

Coi đặc sản, liệu còn hàm ý, đây chỉ là thứ miệt vườn, hoặc hương xa cỏ lạ, hoặc không nằm trong... dòng chính?
"Câu nói của Vũ Hạnh về kịch miền
Nam: “Sự giản dị, thoải mái và hồn nhiên của kịch miền Nam đều hướng về đạo nghĩa” (khi ông phê bình Kim Cương), cũng có thể áp dụng cho văn xuôi miền Nam. Nguyễn Ngọc Tư rất Nam như thế đó."
THD: Đặc sản miền nam.
Tôi sợ rằng, "hướng về đạo nghĩa" mà me-xừ VH nói đó, là nhắm đề cao kỳ nữ KC, một VC nằm vùng, và đạo ở đây, là đạo... Cộng Sản.
Đọc Nguyễn Ngọc Tư
Harold Bloom trích dẫn Frank O'Connor, nhà văn Ái Nhĩ Lan này cho rằng, truyện ngắn là thứ tốt nhất, và nó chỉ tốt nhất, khi nhắm những độc giả, như là những cá nhân cô đơn, và đọc, như là một thú vui "mình ên": "Đọc là cho mình trước hết....".
Nhất là những độc giả tự cho mình là những kẻ ở bên lề xã hội.
Và nếu như thế, truyện ngắn đối nghịch hẳn với truyện dân gian.
Và nếu như thế, truyện ngắn của NNT gần với truyện dân gian hơn là cái gọi là truyện ngắn hiện đại.
"Thương thôi thì được cái gì. Chị không hợp với cảnh nhà này, thầy Thành nói vậy...."

Tôi hỏi, thầy Thành nào, chị cười, thầy mới về dạy trường xã mình nè, thầy hay lại nhà chơi, chưa vợ nên hay biểu chị làm mai, tưởng chuyện chi khó, con gái xứ này giỏi giang thiếu gì. Có lần, thầy thấy chị ngồi lau ống khói đèn thờ, thầy bảo, xứ này không hợp với chị, thầy nói câu nào nghĩ lại cũng trúng. Em gặp thầy một lần coi, thầy Thành nói chuyện hay lắm, thì người ta từ thành phố xuống mà. Nghe kể chuyện trên đó rồi, chị thấy sống ở đây chán thiệt, chán thí mồ đi. Gì mà ngày nào cũng giống y ngày nấy, hổng thấy thay đổi gì hết trơn."
Một mối tình
Ôi chao, đọc tới đây, tôi cứ tưởng tượng ra một "thầy Thành", không phải dân miệt này, từ đâu trôi giạt tới....
Lạ một điều, "thầy Thành" này làm Gấu nhớ tới một nhân vật của Chekhov, trong truyện ngắn "Người đàn bà với con chó" [The Lady with the Dog].

Tôn Thúc Ngao đập rắn
Tắm Sông: Nguyễn Ngọc Tư
Ghi chú: Hai truyện trên, do độc giả gửi, nhân đọc về NNT. Chắc còn nhắn nhủ, giữa chuyện đập rắn và nhặt rác, chuyện sông nước miền nam và con thuyền chở đạo của Đồ Chiểu.
Cám ơn người gửi, và xin trân trọng giới thiệu độc giả Tin Văn. NQT

W. Faulkner: Tại sao tui?
Về phần chất liệu, những gì chàng thâu lượm được, trong những năm học Oxford, hay rong chơi nơi quê hương tôi đất mặn...  Cà Mâu, [Mississipi], hóa ra lại quá đủ, nếu không muốn nói, thừa mứa: Một sử thi, kể đi kể lại không bao giờ hết, về Miền Nam, một câu chuyện về độc ác, về bất công, về hy vọng, về thất vọng, về nông nỗi hoá thành nạn nhân, về đề kháng.
Chàng Billy Faulkner vừa mới bỏ trường lớp, chưa kịp đi hoang, thì cuộc Đệ Nhất Thế Chiến nổ ra. Quá mê mẩn với giấc mơ hoành tráng, trở thành phi công bay trên vùng trời Đức, chàng làm đơn nhập ngũ, và được đưa tới Không Lực Hoàng Gia, The Royal Air Force. Nơi đây đang quá cần ba thứ nhân lực mới tinh này, thế là chàng bèn được đưa qua Canada để thực tập. Thảm một nỗi, chưa hết khoá học đầu, chưa bay mình ên, dù chỉ một lần, chiến tranh đà chấm dứt!
Chàng trở lại Oxford, diện đồ bay Không Lực Hoàng Gia, cố sửa giọng đúng điệu dân Ăng Lê, chân đi hơi cà nhắc một tí. Một tai nạn nho nhỏ trong khi bay, chàng giải thích. Với mấy cha thật thân, chàng thì thào, trong người tớ còn có một miểng kim loại!
Chàng đánh bóng những huyền thoại bay của mình trong nhiều năm. Và chỉ xuống giọng, khi trở thành nhân vật quốc gia, sợ rằng, lỡ có thằng khốn nào bới lông tìm vết, và nếu thế, thì nguy quá! [the risk of exposure loomed too large].
Thua thì thua cố níu lấy con: Khổ một nỗi, giấc mơ bay không từ bỏ chàng, mà chàng cũng chẳng thể từ bỏ được nó. Trong nhiều năm, cố dành dụm, vào năm 1933, chàng học bay trở lại, và sắm cho mình một chiếc phi cơ, đi một đường quảng cáo: "William Faulkner [nhà văn nhớn nổi tiếng, Famous Author] Air Circus" [Gánh xiệc bay].
Mấy tay chuyên viết tiểu sử coi đây là những trò ưa mút ngón tay, thèm nổi tiếng, thèm được người đời chú ý tới. Frederick R. Karl tin rằng, "chiến tranh đã biến đổi [Faulkner] thành một người kể chuyện, a storyteller, một tay phịa chuyện, a fictionist, và đây là một mốc rất quan trọng trong đời chàng".
Cái chuyện bịp, và bịp một cách thật là dễ dàng, những con người tốt bụng chung quanh, vào thời gian học Oxford, đã chứng tỏ cho Faulkner thấy rằng, một điều đối trá có thể đánh bại một sự thực. Và, hơn thế nữa, người ta có thể kiếm sống bằng cái gọi là sự quái dị, vượt ra khỏi đời thường, one can make a living out of the fantasy.

 Thư Bạn Đọc
1 2
 Do not attempt to improve your neighbor or your neighborhood by what and how you read.
Harold Bloom
[Đừng bầy đặt dậy khôn lối xóm về chuyện mình đọc sách]
 Đọc là cho mình trước hết, cho những giây phút hạnh phúc, tự do, hoàn toàn thoả mãn và khống chế đời mình trong một khoảnh khắc nào đó. Đọc là tự mình cho phép mình được mỉm cười khoái chí, được buồn nôn nhộn nhạo, được đau lòng khóc ngất, nếu muốn, được lâng lâng thanh thản, được tức giận cành hông, được thông cảm với người dưng.
Thử hỏi xem trên đời có mấy người khi mở một cuốn sách lại nghĩ rằng mình đang làm một công tác nhân đạo?
dlk

Đọc Thế Nào và Tại Sao

Đàng Trong, Đàng Ngoài
Kỳ trước, Gấu tui mới tản mạn chỉ về Trong và Ngoài.
Bi giờ xin lạm bàn về Đàng.

Đàng, là theo nghĩa, Đường, Đạo. Không phải Đằng, có nghĩa Băng Đảng [có thể, chữ "đằng ấy" là cũng từ đó mà ra].

"Nhưng phải hiểu rằng dân Nam Kỳ hôm nay là dân Thuận Quảng khi xưa.".
Lâm Văn Bé: Người Nam Kỳ
Đàng Trong, Đàng Ngoài, chắc xuất phát từ miền Trung và Nam, suy từ những câu ca dao xuất phát từ vùng này, thí dụ như câu:
Má em đi chợ Đàng Trong,
Mua em cây mía vừa cong vừa dài.
Má em đi chợ Đàng Ngoài,
Mua em cây mía vừa dài vừa cong.
Vừa dài vừa cong, vừa cong vừa dài, thì cũng rứa, quan trọng là cây mía, là cái vị ngọt của nó.

co
Jen's sister
Vientiane, 2004

Độc giả Tin Văn đón đọc
Phát hành
tháng 11, 2004
Chân Dung
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
 và
Joseph Huỳnh Văn
Nhà xuất bản Văn Mới.
locot

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây
Phòng Tranh
Nguyễn Trọng Khôi

Phòng Ảnh
Adamdigitalstudio.com

Cát Bụi Tuyệt Vời
cat_bui_tuyet_voi
Adam Studio hy vọng tụ họp một nhóm bạn Việt cùng đi dự, và săn ảnh tại lễ hội Mardi Gras vào tháng Hai, 2005 sắp tới tại New Orlean. Xin liên lạc: Duonganhliem@yahoo.com
Cần tổ chức sớm để
"book" vé máy bay, và khách sạn, với giá rẻ.
Trang Mardi Gras

Sao Mai
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Vietnam_net
E_Van
Guardian
Chess

Alexa Ranking
  92,832