Jen

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.



Journey from the Fall

Top 25 May 9, 2005
Thơ đứng đầu!
Việt
Nam số hai, sau Mỹ!
Talawas vượt bức tường Top 100,000, Alexa Ranking. Xin chúc mừng!
Tin Văn: 87,695. Talawas: 99,120

The high price of freedom
Has Germany sold its post-war liberties for a mess of pottage? Sixty years after the end of hostilities in Europe, Günter Grass argues, global capital has ensnared parliament, and democratic progress is in danger of becoming a commodity to be bought and sold on the marketsSaturday May 7, 2005
The Guardian
grass
Tự Do đắt quá!
Sáu mươi năm sau khi chiến tranh chấm dứt, Günter Grass khẳng định, hạ viện sập bẫy tư bản toàn cầu, và tiến trình dân chủ trở thành một món hàng mua bán tại chợ.

As conscious democrats, we should freely resist the power of capital, which sees mankind as nothing more than something which consumes and produces. Those who treat their donated freedom as a stock market profit have failed to understand what May 8 teaches us every year.
Ý thức được thế nào là dân chủ, chúng ta phải đẩy lui sức mạnh của tư bản, vốn coi con người chẳng khác chi một món hàng. Những ai coi tự do, món quà tặng [sau khi Đức bại trận], như là một lợi nhuận từ thị trường chứng khoán sẽ chẳng thể nào hiểu được Ngày 8 Tháng Năm dậy gì cho chúng ta mỗi năm.
Những gì nhà văn Nobel này nhắn nhủ dân Đức, một cách nào đó, cũng làm người Việt chúng ta thấm thía. Nếu nước Đức có được một quà tặng là tự do sau khi chấm dứt chiến tranh, và Đức bại trận, thì chúng ta cũng có. Tự do của chúng ta còn bảnh hơn nhiều, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào.
Và cái ngày 8 Tháng Năm gì đó, chúng ta cũng có!
Cái gì thì chúng ta cũng bảnh hơn người Đức: Chúng ta cũng được hưởng, không chỉ từ tư bản toàn cầu, mà còn từ khúc ruột ngàn dậm.
Nhưng tất cả đều chui vào túi anh VC.

Đặc Sản Miền Nam
Coi Nguyễn Ngọc Tư là đặc sản miền nam, là chỉ nói được một nửa sự thực về nhà văn này. Mà một nửa sự thực thì...
Có lẽ phải muợn một câu của Coetzee viết về Faulkner, áp dụng cho NNT: the epic, told and retold endlessly, of the South, a story of cruelty and injustice and hope and disappointment and victimization and resistance.
[Một bản trường ca về Miền Nam, miệt mài kể hoài không hết. Một câu chuyện về sự độc ác, bất công, hy vọng, bất bình. Câu chuyện về những nạn nhân và sự chống trả của họ].
Và, thừa thắng xông lên, có thể mượn ngay câu của Faulkner nói về ông, để nói về NNT:
"Bây giờ, lần đầu tôi nhận ra," Faulkner viết thư cho một bà bạn, khi nhìn ngoái lại, từ lợi điểm, là khoảng giữa những năm năm mươi của ông, "tôi có một của báu thật là lạ: vô học trong bất kỳ ý nghĩa chính qui nào, chẳng có bạn hay chữ, nói chi bạn giỏi văn, thế mà lại làm được những điều tôi đã làm. Tôi không biết nó từ đâu tới. Tôi không biết tại sao Ông Trời, hay các thần linh, hay chẳng rõ vị nào, chọn tôi làm con thuyền."
Chúng ta lại thấy, "tiền thân" của NNT, không phải là một ông SN, 30 Tháng Tư lộ nguyên hình VC, mà là một Đồ Chiểu, với lời tự trào hiển hách về mình, mà Gấu tôi nhớ mài mại như sau:
Chở bao nhiêu đạo, thuyền không khẳm
Lụi mãi tụi gian, mũi chẳng tà

Đọc Nguyễn Ngọc Tư
Harold Bloom trích dẫn Frank O'Connor, nhà văn Ái Nhĩ Lan này cho rằng, truyện ngắn là thứ tốt nhất, và nó chỉ tốt nhất, khi nhắm những độc giả, như là những cá nhân cô đơn, và đọc, như là một thú vui "mình ên": "Đọc là cho mình trước hết....".
Nhất là những độc giả tự cho mình là những kẻ ở bên lề xã hội.
Và nếu như thế, truyện ngắn đối nghịch hẳn với truyện dân gian.
Và nếu như thế, truyện ngắn của NNT gần với truyện dân gian hơn là cái gọi là truyện ngắn hiện đại.

"Thương thôi thì được cái gì. Chị không hợp với cảnh nhà này, thầy Thành nói vậy...."

Tôi hỏi, thầy Thành nào, chị cười, thầy mới về dạy trường xã mình nè, thầy hay lại nhà chơi, chưa vợ nên hay biểu chị làm mai, tưởng chuyện chi khó, con gái xứ này giỏi giang thiếu gì. Có lần, thầy thấy chị ngồi lau ống khói đèn thờ, thầy bảo, xứ này không hợp với chị, thầy nói câu nào nghĩ lại cũng trúng. Em gặp thầy một lần coi, thầy Thành nói chuyện hay lắm, thì người ta từ thành phố xuống mà. Nghe kể chuyện trên đó rồi, chị thấy sống ở đây chán thiệt, chán thí mồ đi. Gì mà ngày mà cũng giống y ngày nấy, hổng thấy thay đổi gì hết trơn."
Một mối tình
Ôi chao, đọc tới đây, tôi cứ tưởng tượng ra một "thầy Thành", không phải dân miệt này, từ đâu trôi giạt tới....
Lạ một điều, "thầy Thành" này làm Gấu nhớ tới một nhân vật của Chekhov, trong truyện ngắn "Người đàn bà với con chó" [The Lady with the Dog]...

faulkner
W. Faulkner:
Tại sao tui?
Về cái học trường lớp, với Faulkner, quả là quá ít ỏi. Ông đi bụi rất sớm, ngay những năm đầu trung học, [ông cụ bà cụ của ông coi bộ cũng chẳng thèm quan tâm tới chuyện này]. Và mặc dù cũng sinh viên Đại học Mississipi, nhưng đây là do ưu ái  mấy ông nhà binh giải ngũ muốn cắp sách trở lại. Bảng học vấn của ông mới tồi tệ làm sao: một semester tiếng Anh [grade: D], hai semesters tiếng Pháp và Tây Ban Nha. Về cái chuyện [phải trau giồi học vấn làm sao để sau này trở thành] nhà thám hiểm, khai phá Linh Hồn [hay, Tâm Hồn] Miền Nam: ông đếch thèm học sử. Về cái chuyện trở thành một tiểu thuyết gia trường phái Bergson sau này: ông đếch thèm học triết, hay tâm lý học.

Bếp Hoàng Cầm
Họ nói: Một Hoàng Cầm chứ mười Hoàng Cầm cũng vậy thôi.
Cái chất trong con người ông là chất Hoàng Cầm. Nhưng Hoàng Cầm cũng là con người. Mình hoạn nạn, mình kêu, đấy mới là con người!

NGUYỄN LƯƠNG VỴ
PIANO SONATA 14
Đất Lạ Trời Quen

Trần Hữu Hoàng
Những bài mới gửi

Và như thế, Hitler đã mua người dân Đức
Ainsi Hitler acheta les Allemands

Bởi vì, trong những năm chiến tranh, vào những ngày trọng đại như thế đó, những người Cộng Sản lại hô hào biến đau thương, căm thù thành hành động. Hãy có thêm nhiều xác Mỹ Ngụy làm quà dâng tặng ngày sinh Hồ Chủ Tịch, ngày thành lập Đảng.

Năm 1998 tôi đã phải viết một thư ngỏ chuyền tay gọi Trần Mạnh Hảo là cái ca-pốt rách của Đảng, (1), giữ vệ sinh cho Đảng trong quá trình giao lưu văn hoá làm bạn với tất cả thế gian.
Đỗ Minh Tuấn: Vì sao văn học ta "chưa ngang tầm thời đại"?
(1) Ca-pốt, bao cao-su, áo mưa [condom]

Nghi Lễ Trừ Tà Của Thế Kỷ
"Đằng sau sự bệnh hoạn của tôi, là con quỷ CS chủ nghĩa"



Do not attempt to improve your neighbor or your neighborhood by what and how you read.
Harold Bloom
[Đừng bầy đặt dậy khôn lối xóm về chuyện mình đọc sách]

Đọc là cho mình trước hết, cho những giây phút hạnh phúc, tự do, hoàn toàn thoả mãn và khống chế đời mình trong một khoảnh khắc nào đó. Đọc là tự mình cho phép mình được mỉm cười khoái chí, được buồn nôn nhộn nhạo, được đau lòng khóc ngất, nếu muốn, được lâng lâng thanh thản, được tức giận cành hông, được thông cảm với người dưng.
Thử hỏi xem trên đời có mấy người khi mở một cuốn sách lại nghĩ rằng mình đang làm một công tác nhân đạo?
dlk
Đọc Thế Nào và Tại Sao

Tại sao Đàng Trong, tại sao Đàng Ngoài?

Liệu một câu hỏi như trên, là có liên quan tới vùng đất có tên là Trung Nguyên, nơi Thiên Tử và các con của Thiên Tử ở?
Những vùng đất ở bên ngoài Trung Nguyên, là mọi rợ?
Và nếu như thế, mọi rợ cũng phải đi kiếm cho chúng một nơi gọi là Nhà. Từ đó suy ra:
Đàng Ngoài: mảnh đất thường xuyên phải chống trả với Thiên Nhiên, và Trung Nguyên?
Đàng Trong: Trong Nhà, Nhà Trong của dân Việt?

Than ôi, Đàng Ngoài, do thường xuyên phải chống trả với Bắc Phương [Trung Nguyên], thành ra cũng dính máu Bắc Phương. Nó không coi Đàng Trong là nhà trong, là trong nhà, mà là một mảnh đất cần phải chinh phục, chiếm đoạt.
Nếu không, tại sao những Lò Cải Tạo cho lính Ngụy, những Kinh Tế Mới cho dân Ngụy, sau 30 Tháng Tư, 1975?

Than ôi, cái người đem Đàng Trong dâng cho Đàng Ngoài, vẫn qua trung gian là "Thiên triều", hoá ra lại là me-xừ Henry Kissinger đáng quí [Dear Mr. Henry], qua tài liệu của Nguyễn Tiến Hưng.

Hay là me-xừ Cao Bồi, "bạn của Gấu", tức PXA, với bức mật điện, giống như bức mật đồ chỉ rõ đường vào đất Thục:
Đất Chùa, vô lẹ lên, không thằng Mẽo đổi ý là hỏng cẳng!

Borges, trong một tiểu luận về truyện trinh thám, viết: Vào cái thời như của chúng ta, quá nhộn nhạo, chao đảo, có một món, trong cung cách đơn sơ, giữ được giá trị đạo đức cổ điển: đó là chuyện trinh thám.
Bởi vì truyện trinh thám sẽ không thể hiểu được nếu không có một mở đầu, một đoạn giữa, và một kết thúc.
Tôi tin rằng, là một anh cớm chuyên nghiệp, vào một thời nhộn nhạo như của chúng ta, Cao Bồi biết, anh nắm trong tay, bửu bối chấm dứt cuộc chiến. Nhưng anh không thể tiên đoán ra được hậu quả khủng khiếp của nó.
Sau này, lịch sử sẽ coi cuộc di cư 1954 chỉ là mở đầu, cho những cuộc di cư sau 1975. Nếu cuộc di cư 1954 chỉ đẻ ra một khu Hố Nai, Gia Kiệm, ở ngoại vi Sài Gòn,  thì những cuộc di cư sau nhắm tới những vùng đất xa xôi hơn, tới cả những đất đai của đồng bào Thượng.
Và cuộc di cư khủng khiếp nhất, hào hùng nhất, bi thương nhất, nhất: Journey From The Fall, như một trong những tên gọi của nó, nhằm chinh phục, theo nghĩa, thuyết phục toàn thế giới, của một giống dân có tên là Thuyền Nhân!

Cái đoạn giữa này đang chờ một  kết thúc.


co
Jen's sister
Vientiane, 2004

Độc giả Tin Văn đón đọc
Phát hành
tháng 11, 2004
Chân Dung
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
 và
Joseph Huỳnh Văn
Nhà xuất bản Văn Mới.
locot

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây
Phòng Tranh
Nguyễn Trọng Khôi

Phòng Ảnh
Adamdigitalstudio.com

Cát Bụi Tuyệt Vời
cat_bui_tuyet_voi
Adam Studio hy vọng tụ họp một nhóm bạn Việt cùng đi dự, và săn ảnh tại lễ hội Mardi Gras vào tháng Hai, 2005 sắp tới tại New Orlean. Xin liên lạc: Duonganhliem@yahoo.com
Cần tổ chức sớm để
"book" vé máy bay, và khách sạn, với giá rẻ.
Trang Mardi Gras

Sao Mai
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Vietnam_net
E_Van
Guardian
Chess

Alexa Ranking
  92,832