Jen

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.



Trang đặc biệt 30.4.05
1

Ca Dao
Sao Vua chín cái nằm kề,

Thương Em từ thuở Mẹ về với Cha.
Sao Cày ba cái nằm ngang,
Thương Em từ thuở Mẹ mang trong lòng.
Sao Vua chín cái nằm chồng,
Thương Em từ thuở Mẹ bồng trên tay.
Sao Cày ba cái nằm xoay,
Thương Em từ thuở Em hay khóc nhè.

Kundera cho rằng, nếu con người chỉ có một cuộc đời để sống, thì tốt hơn hết nên chết đi cho rồi! Theo ông, có một đời chưa đủ, mà cần phải có hằng hà sa số cuộc đời. Một kỷ niệm, nó không phải để nhớ lại, về một lần xẩy ra trong đời, mà cứ thế xẩy đi xẩy lại mãi mãi, mỗi lần một khác, trong trí tưởng tượng của chúng ta. Em không hiện hữu, cuộc tình của chúng ta không thật, nếu anh không tưởng tượng ra em, không tưởng tượng ra cuộc tình…
Anh đang tưởng tượng ra Em, qua ca dao.

Và qua thơ Nguyễn Lương Vỵ
Chân Dung

Thực tình, bi giờ chẳng ai có thể là nhà văn, a Dichter, nếu anh ta không tận tình hồ nghi cái quyền làm nhà văn của anh ta.
For in reality, no man today can be a writer, a Dichter, if he does not seriously doubt his right to be one.
May mắn làm sao, mới đây, tôi vớ được một câu viết vội của một tác giả vô danh, mà nếu tôi có nói tên thì cũng chẳng ai biết. Câu viết vội đề ngày 23 Tháng Tám 1939, nghĩa là chỉ một tuần lễ trước khi Thế Chiến Thứ Hai nổ ra.
Câu đó như vầy:

"Nhưng mọi chuyện vậy là xong. Nếu tôi thực sự là nhà văn, tôi đã có thể ngăn chặn cuộc chiến".
"But everything is over. If I were really a writer, I would have to be able to prevent the war."
Elias Canetti [1905-1994, Nobel 1981]: Nghề của nhà văn, The Writer's Profession, bài đọc tại Munich, Tháng Giêng 1976, được in trong Lương Tâm Của Chữ, The Conscience of words.
Trong bài Tựa, ông tự hỏi, liệu có một người nào lại lấy lại được cái nghĩa của từ tiếng Đức, nhà văn, dichter, một khi nó có vẻ như đã bị huỷ diệt.
[Ôi chao, bảnh chưa, sướng chưa! Trơ cu lơ có một thằng, mà phải là một thằng nhà văn, thế là nó "bèn" ngăn được cuộc chiến!]

 Người ta chẳng thể nào làm cách mạng trong một xã hội lắng đọng, quần chúng không có ý chí đổi thay. Nhìn ở một góc độ khác nào đó, chính những cách tân lẻ tẻ, một cách khá là nghịch lý, lại chỉ củng cố thêm cho bức tường bảo thủ. Ðiều này, những tên cai trị độc tài biết rõ hơn ai hết.


Tiểu thuyết là gì?
Cái, tiểu thuyết có thể nói, bất cứ dạng nào khác không thể nói, Là Cái Gì?
Đó là câu hỏi cơ bản mà Hermann Broch đã từng đặt ra, và Carlos Fuentes dùng để mở ra  bài viết có tên là Tiểu Thuyết, ở trong một cuốn tiểu luận sắp xếp các đầu vào giống như của một cuốn từ điển, Điều Tôi Tin, This I Believe, An A to Z of a Life.

Một trong những câu trả lời, của Fuentes, là:
Tiểu thuyết tái dẫn nhập con người vào lịch sử. Trong thứ đại tiểu thuyết, anh ta được giới thiệu, với định mệnh của mình.
The novel is a reintroduction of the human being into history. In the greatest of novels, the subject is introduced to his destiny.

Chính trị và Văn chương
"Văn chương cần cho chính trị, trên tất cả, ấy là khi nó đem tiếng nói đến cho bất cứ cái chi chi chưa có tiếng nói; đem cái tên đến cho bất cứ cái gì chưa có tên, đặc biệt là cho những gì mà ngôn ngữ chính trị khu trục, hoặc toan tính khu trục."
"Văn chương thì cũng giống như cái tai nghe được những thứ quá sự hiểu biết của ngôn từ chính trị; như con mắt nhìn quá cái quang phổ được cảm nhận bởi chính trị."
Italo Calvino: Right and Wrong Political Uses of Literature.
Chưa có tên, theo tôi, chính là cái xã hội Việt Nam hiện tại. Nó "không còn là" xã hội chủ nghĩa, "chưa là" tư bản chủ nghĩa, không còn gì hết và cũng chưa là gì hết.
Bênh nó, hoặc chống nó, bằng những giọng điệu đao to búa lớn, đều không phải là giọng điệu của văn học, vì, cũng trong cùng bài, Calvino viết:
"Nobel văn chương năm này được trao cho Eugenio Montale, [Nobel 1975], (1) nhưng ít người bây giờ còn nhớ, sức mạnh thơ của ông, là nó luôn luôn nằm thật thấp, không nhấn mạnh bất cứ kiểu gì, sử dụng một giọng điệu thực là khiêm tốn, và hồ nghi. Chính vì thế có nhiều người nghe, kéo dài ba thế hệ."
Tôi tin rằng, giọng điệu đó, mới đích thị là thứ mà nhà văn trong nước cần, để gọi tên cái vô danh là xã hội Việt Nam hiện đại, để đem tiếng nói đến cho những người chưa có tiếng nói.
Trường hợp Nguyễn Ngọc Tư, có lẽ là do vậy?

(1): Eugenio Montale [nhà văn Ý] – Nobel Lecture,
December 12, 1975 (Translation): Is Poetry Still Possible? [Liệu, Còn Thơ?]
Mô phỏng ông, và Canetti, chúng ta tự hỏi, liệu, còn nhà văn Việt Nam?

Và liệu có nên thay mảnh đất có thực, có tên là Việt Nam, bằng mảnh đất giả tưởng, có tên là Macondo?

Ở Mỹ Châu La Tinh, thực tại biến dạng do chính trị nhiều hơn là do văn hóa. Sự thực bị bưng bít đến nỗi không còn biết đâu là sự thực. Cuối cùng chỉ còn một sự thực độc nhất, đó là lúc nào người ta cũng nói dối. Những tác phẩm của Garcia Marquez không có tương quan trực tiếp tới chính trị, nhưng chúng đề cập tới những vấn đề đại chúng bằng những ẩn dụ. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một khai triển chiết ra từ chủ nghĩa siêu thực; một chủ nghĩa siêu thực diễn tả lương tâm đích thực của Thế Giới Thứ Ba, tức là của những xã hội được tạo thành chỉ có “một nửa”; trong đó, cái cũ có vẻ như không thực chống lại cái mới làm người ta sợ, trong đó sự tham nhũng, thối nát công cộng của đám cầm quyền và nỗi khiếp sợ riêng tư của từng người dân, tất cả đều trở thành hiển nhiên. Trong thế giới tiểu thuyết của Garcia Marquez, những điều vô lý, những chuyện không thể xẩy ra, đều xẩy ra hoài hoài, ngay giữa ban ngày ban mặt. Thật hết sức lầm lẫn, nếu coi vũ trụ văn chương của ông là một hệ thống bịa đặt, khép kín. Nó không được viết ở trên mảnh đất nào khác mà chính là mảnh đất chúng ta đang sống. Macondo có thực. Và đó là tính nhiệm mầu của ông.
Tình Yêu Trong Thời Thổ Tả

ttt
Cuối Đường
Đầu năm 1949 tôi bỏ Sài Gòn về Hà Nội. Từ một thành phố yên ổn vui tươi trở lại, tôi rơi xuống một thành phố điêu tàn ngơ ngác...

Thư độc giả
Thư phúc đáp
Còn một vấn đề mà bạn quên không nhắc tới, đó là, đọc ở đâu.

Chính vì bạn quên, cho nên tôi suy ra, bạn đang ở một nơi muốn đọc gì thì đọc, không ai cấm đoán, hoặc bắt phải đọc cuốn này thay vì cuốn nọ.
Và đây là một đề tài lý thú của cuốn "Đọc Lolita ở Teheran" [Reading Lolita in Teheran], một hồi ức về sách, a Memoir in Books, của Azar Nafisi.
Ở chương mở đầu, tác giả, một cô giáo, viết: Tôi tưởng tượng ra mình giữa những cô gái của mình, đọc Lolita  trong một căn phòng nắng quái ở Teheran. Nhưng, hãy cho phép tôi chôm một từ của Humbert, tay thi sĩ/tội phạm trong Lolita, tôi cần bạn, độc giả của tôi ơi, để tưởng tượng ra chúng tôi, bởi vì chúng tôi sẽ không hiện hữu, nếu bạn không. Chống lại sự tàn bạo, độc tài, bạo chúa của  thời gian và của những chế độ chính trị, hãy tưởng tượng ra chúng tôi, theo kiểu mà chính chúng tôi đôi khi cũng chẳng dám tưởng tượng về mình: trong những giây phút riêng tư và bí ẩn nhất, trong những thoáng chốc bình thường lạ thường nhất của cuộc đời, nghe nhạc, tương tư, vấn vương, vương vấn, bước chầm chậm dưới bóng những tàng cây, hay là đọc Lolita ở Teheran.
Và rồi, hãy tưởng tượng tất cả những gì vừa kể ra đó bị tịch thu, bị phần thư, hoặc đem cất giữ ở một xó xỉnh nào đó.
Bạn hỏi, đọc để làm gì. Có khi, đọc là đọc cho người chưa được đọc, hoặc bị cấm không được đọc.

Arthur Koestler và cú điểm trúng tử huyệt của đế quốc Cộng Sản.
Bóng Đêm Giữa Ban Ngày.
Coetzee, trong bài viết về Joseph Brodsky, đã nhắc tới một nhận định của nhà thơ Olga Sedakova, theo đó, thành tựu lớn lao nhất của Brodsky, là đã "đặt một cái dấu chấm hết ở cuối trào lưu văn học Xô Viết."
Ông làm được vậy, theo Coetzee, là do, đã lấy lại cho văn học Nga cái chất quí hiếm mà nền kỹ nghệ văn hóa Xô Viết, nhân danh chủ nghĩa lạc quan
, đã vứt vào thùng rác: Thân phận bi đát được làm người, hay, cảm nhận bi đát về đời sống, a tragic perception of life.
Nếu Brodsky là người đặt dấu chấm hết, Koestler là người dóng tiếng chuông báo tử đầu tiên cho đế quốc Cộng Sản, với Bóng Đêm Giữa Ban Ngày [1940], như David Cesarani, trong Athur Koestler: The Homeless Mind, viết: "Hiệp cuối của đế quốc Xô viết, xẩy ra vào năm 1989-1990, đã bắt đầu cùng với sự xb của cuốn "Đêm hay Ngày" [Darkness at Noon, 1940. [The final rout of the Soviet imperium in 1989-1990 began with the publication of Darkness at Noon.]
Đêm hay Ngày  là tên bản tiếng Việt đầu tiên của nó, do Phòng Thông Tin Huê Kỳ ấn hành, thời điểm 1954, cùng với vụ di cư của đồng bào miền Bắc.
Đọc Đêm hay Ngày, ngay những ngày đầu vô Nam, Gấu chỉ còn giữ được một hình ảnh của nó. Đó là khi Rubachov bị đồng chí tống vô tù, trong phòng giam, nghĩ tới những cú tra tấn sắp sửa, anh "VC" nhiều tuổi Đảng hơn cả Đảng bèn dí cái đầu điếu thuốc đang cháy bỏng vô lòng bàn tay. Đang say sưa lịm người với thú đau thương, giật mình ngó lên, chàng thấy tên lính gác đang đăm đăm nhìn bằng con mắt cú vọ, qua lỗ đầu ruồi (?), ở cửa phòng giam. Tên gác bèn nhếch mép cười khinh bỉ, đóng sập đầu ruồi, và bỏ đi.

Milosz, trong cuốn sách ABC  của ông, dưới "đầu vào" [entry] Koestler, đã n
hắc tới nhà thơ Aleksander Wat, và cuộc trò chuyện của Wat với một tay cựu Bôn-sê-vích, the old Bolshevik Steklov, liền trước khi xẩy ra cái chết của tay cựu đảng viên đáng kính này, trong nhà tù Satarov.
Theo Steklov, những tay như Rubachov thú tội, ngay cả những tội mà họ không hề phạm, không phải do tra tấn, mà là do quá tởm quá khứ đầy ứ những tội ác của họ. Và cái chuyện tự làm nhục chính họ, một lần nữa, chẳng tốn kém gì, và tra tấn là không cần thiết.
[According to Steklov, they confessed out of disgust at their own past: they each had so many crimes on their account, that it cost them nothing to demean themselves once more and torture was not necessary].

Quanh ông Kiệt có rất nhiều thông tin “tiêu cực”. Lá thư mười năm trước của ông gửi đến trung ương đảng đã là “chim mồi”, khiến nhiều nhân sĩ bị bắt. Vợ ông là trùm buôn lậu. Con ông sở hữu những cơ sở kinh tế “hoành tráng” nhất nước hiện nay. Những tài khoản bí mật ở ngân hàng nước ngoài, v.v
[Trích bài viết của Hoằng Danh, trên talawas]
Gấu tui sợ rằng, trường hợp "Thư Gửi Đảng" của mấy anh già sắp xuống lỗ cũng là cùng lý do như trên.

"Đằng sau sự bệnh hoạn của tôi, là con quỷ CS chủ nghĩa",
 
Wat đã từng tuyên bố với Milosz. Nhà phê bình Stanislaw Baranczak nhìn ở ông như sự nhập thân hiện đại của Job, "không phải bởi vì ông đau khổ hơn hàng triệu nạn nhân khác, nhưng bởi vì ông khăng khăng tìm cho ra nguồn cơn nỗi đau của mình". Như nhận ra, bằng tính cách tiên tri, chức năng thi ca của ông, trong "Thế kỷ của tôi", Wat giải thích, "làm một thi sĩ không có nghĩa là viết nên những câu thơ, mà là một cách thế đặc thù "kinh nghiệm toàn-kinh nghiệm", trong đó bao gồm những việc làm của lịch sử... "

"Chính trị", ông than thở, "là số mệnh của chúng ta. Trong cơn bão tố chính trị, chúng ta trú ẩn ở mắt bão, trên chiếc thuyền mỏng manh là thi ca...".
Nghi Lễ Trừ Tà Của Thế Kỷ

"Trong thơ miền Nam vào thời kỳ sau 1954 đã xuất hiện một nhân tố hoàn toàn mới, nhân tố đó là lịch sử."
Tô Thuỳ Yên, trả lời Phan Nhiên Hạo, trên talawas


co
Jen's sister
Vientiane, 2004

Độc giả Tin Văn đón đọc
Phát hành
tháng 11, 2004
Chân Dung
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
 và
Joseph Huỳnh Văn
Nhà xuất bản Văn Mới.
locot

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây
Phòng Tranh
Nguyễn Trọng Khôi

Phòng Ảnh
Adamdigitalstudio.com

Cát Bụi Tuyệt Vời
cat_bui_tuyet_voi
Adam Studio hy vọng tụ họp một nhóm bạn Việt cùng đi dự, và săn ảnh tại lễ hội Mardi Gras vào tháng Hai, 2005 sắp tới tại New Orlean. Xin liên lạc: Duonganhliem@yahoo.com
Cần tổ chức sớm để
"book" vé máy bay, và khách sạn, với giá rẻ.
Trang Mardi Gras

Sao Mai
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Vietnam_net
E_Van
Guardian
Chess

Alexa Ranking
  92,832