Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng
Tám, 1937
tại Kinh Môn,
Hải Dương.
Quê Sơn Tây
(Bắc Việt).
Vào Nam
1954.
Học Nguyễn
Trãi
(Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975
công
chức
Bưu Điện
(Sài-gòn).
Tái định cư
năm
1994 tại Canada.
Tác phẩm đã
xuất bản:
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm
Trắng,
Huỳnh
Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện,
Tạp luận
[Văn Mới,
Cali.
1998]
Nơi
Người Chết Mỉm
Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô
vụ lợi,
liên
lạc
email
Cần ghi rõ
xuất
xứ
[nguồn] khi sử dụng.
|
Cuối
Đường
Đầu năm 1949 tôi bỏ Sài Gòn về
Hà Nội. Từ một thành phố yên
ổn vui tươi trở lại, tôi rơi xuống một thành phố điêu tàn ngơ ngác.
Những ngày đông
lạnh lẽo ngắn thêm vì giờ giới nghiêm. Ngay giữa phố đông đúc như Hàng
Bông, Hàng
Đào vẫn còn nhiều nhà đổ nát tan hoang. Khoảng bẩy giờ tối hết xe điện,
người
ta nhường phố xá cho lính lê dương say rượu. Thỉnh thoảng về muộn tôi
phải đi
qua những phố vắng tanh, vội vã lẩn lút trên vỉa hè hay sau hàng cây
như một tên
ăn trộm. Có khi lính Tây đuổi tôi để được la hét cho đỡ buồn, tôi chạy
quanh co
hết phố này sang phố khác như chơi dượt bắt với chúng. Một hôm tôi bị
rượt nà từ
phố Đường Thành chạy về Quan Thánh. Vừa băng qua vuờn hoa Hàng Đậu sang
phiá
Nhà Thương Khách thì từ một ngách tối một tên sồ ra chụp được tôi.
Văn Chương Nga
Lịch sử, như là nghệ thuật, thì
đầy ắp những "thiết kế công trình", nhằm chống lại cái chết.
Védéniapine [một nhân vật trong Bác
Sĩ Jivago], nói.
Một sự trùng hợp thú vị: Hai
báo Tây, Đọc, Lire, và Tạp Chí Văn, Magazine Littéraire, Tháng Tư,
2005, đều là về văn học Nga. Tờ Đọc, có một bài nói chuyện [entretien]
với Alexandre Zinoviev [người sáng tạo ra cụm từ "Con Người Xô Viết", (Homo Sovieticus), xin xem bài
phỏng vấn Makine: Làm cho văn chương trở thành điếm đàng
là một tội ác chống lại nhân loại]: Di Chúc Của Một Người Lính
Gác, thật là tuyệt,
thí dụ như những câu trả lời như thế này:
-Người ta cho tôi chọn, giữa Sibérie và Lưu vong. Tôi chọn lưu vong. Và
chữ viết.
-Tôi không tin vào viễn ảnh thơ mộng của nhà văn [Je ne crois pas à la
vision romantique de l'écrivain].
-Linh hồn Nga không có. Tôi thích nói tới văn hoá Nga [L'âme russe
n'existe pas. Je préfère parler de la culture russe].
Tờ Magazine Littéraire: Văn học Nga, từ Pouchkine tới Soljenitsyne.
Có bài
Linda Lê, une alchimie amoureuse et littéraire, [một cuộc luyện
đan tìnhái và văn học], giới thiệu hai cuốn mới nhất của bà, Conte de l'amour bifrons, Chuyện Tình Hai
Mặt, tiểu thuyết, và Mặc cảm
Calian, Le Complexe de Caliban, [Calian là nhân vật trong Cơn Bão của Shakespeare], tập tiểu
luận, cùng do
Christian Bourgois xb.
Un roman et des essais sur la lecture éclairent l'énigme du sens et du
pouvoir des mots à laquelle est consacrée toute l'oeuvre de Linda Lê.
Pour l'écrivain d'origine vietnamienne, la littérature, à l'instar de
la rencontre amoureuse, est "extraction de la folie pour en faire un
diamant noir.
[Một cuốn tiểu thuyết và những tiểu luận văn học, chiếu sáng sự huyền
nhiệm về ý nghĩa và quyền năng của những chữ, qua đó, tất cả những tác
phẩm của Linda Lê tận hiến. Với nhà văn gốc Việt Nam này, văn chương,
noi gương cuộc hội ngộ tình ái, là, "sự chắt lọc từ cơn điên để tạo
thành viên kim cương huyền".]
Tự Giả Tưởng [Autofiction] Lên
Bàn Mổ
Từ "tự giả tưởng" lần đầu tiên
được Serge Doubrovsky sử dụng, cho cuốn tiểu thuyết thứ tư của ông,
Fils [1977]. Bây giờ người ta hỏi, liệu đây là một thể loại mới của văn
học, hay chỉ là một trò bá láp, thoát thai từ thể loại tiểu thuyết tự
thuật, roman autobiographique. Hơn thế, liệu có một tí mĩ học, ở cái
quỉ đó. Và nếu có, thì là dựa trên những tiêu chuẩn nào?
Bàn tròn văn học trên tờ Văn Học Pháp, số tháng Tư, 2005, xoay quanh đề
tài trên. Philippe Gasparini tự hỏi, liệu đây là tận cùng, la fin, của
văn học. Vincent Colona nhìn vào góc chết, angle mort, của tự giả
tưởng. Còn Serge Doubrovsky, cha đẻ của từ này, cảnh cáo, đừng lẫn lộn
giữa tự giả tưởng và tự tưởng tượng, tự phóng mình, autofabulation, như
Dante đã tưởng tượng cuộc đi xuống địa ngục của chính ông ta. Theo ông,
những tiêu chuẩn, về chân lý, về sự thành thực, sincérité, giả tưởng,
đã thay đổi. Vẫn theo ông, tự giả tưởng là một hình dạng đặc biệt của
tự thuật, trong cái ấn bản đương thời của nó, dans sa version
contemporaine. Đây là định nghĩa mang tính kinh điển của từ này, theo
Philippe Lejeune: một chuyện kể, récit, của một con người có thực, về
chính sự hiện hữu của mình, trong nhấn mạnh tới cuộc sống cá thể, đặc
biệt là về lịch sử về nhân cách của người đó.
"Thực ra mà nói, chỉ có một lời
khuyên, mà một người có thể đưa ra cho một người khác, về chuyện đọc
sách, đó là đừng nghe theo bất cứ một lời khuyên, một lời mách bảo nào."
Virginia Woolf: Tại sao lại phải đọc sách làm chi cho mệt cái sự đời?
[How Should One Read a Book?]. Harold Bloom trích dẫn
"Thông tin thì ê hề, mặc sức mà đọc, mà ngấu, mà nghiến, nhưng
minh triết, kiếm ở đâu?"?
Information is endlessly available to us; where shall wisdom be found?
Harold Bloom: How To Read and Why [Đọc như thế nào, và Tại sao]
Thư
Bạn Đọc
Trả
lời
thư bạn đọc
Thưa bạn,
Thư của
bạn
thật chân tình. Ít thấy ở những diễn đàn khác. Có
thể do Tin Văn không phải là một diễn đàn, mà chỉ là một trang nhà,
thành thử
dễ tạo được không khí thân mật. Không chỉ riêng thư bạn, mà còn của một
vài
khách viếng thăm khác. Hi, Bác Gấu. Hey, Ông Gấu. Thí dụ vậy.
Thư gửi Stalin
I'm drained -
an emptied cup -
The bottom
glows
How can one go
back
To a ravaged
home?
[Tôi khô kiệt - cái ly cạn -
Đáy sáng rực
Làm sao trở lại
Nấm nhà tan hoang?]
Marina
Tsvetaeva
Ngàn
Năm Ru Mãi
Những
Ngày Ở Sài Gòn
Bài phỏng vấn VVK trên Tuổi Trẻ
Gấu: Nhớ xừ luỷ không?
Nguyễn Ngọc An [CBS's Cameraman]: Ẩn
hả? Nhớ chứ. Bữa nào mà chẳng gặp
ở Press Center
[Trung Tâm Báo Chí, cạnh rạp Rex, nơi mấy anh nhà binh Mẽo "briefing",
thường là vào buổi chiều, đọc thông báo và phân phát bản tin chiến sự
cho các nhà báo, phóng viên]
Đồng Nghiệp Thời Chiến
Bạn thời trung học
Phỏng
vấn PXA
- Được biết, một
trong những Huân chương Chiến công hạng
Nhất mà Đảng và Nhà nước tặng thưởng cho ông là vì, năm 1974 ông đã gửi
cho cấp
trên của mình câu trả lời "Mỹ dứt khoát không đưa quân trở lại miền
Nam". Đó là một trường hợp hy hữu của ngành tình báo Việt Nam?
- Cấp trên phân tích, xử lý thông tin
giỏi, nhận định giỏi!
[Phỏng vấn PXA]
Cái message như trên, quả
thật là hi hữu, trong ngành tình báo VC. Và
phải nói, PXA, do phân tích, xử lý thông tin, nhận định giỏi, nên đã
"tiên tri" ra cái điều trên, rằng Mẽo sẽ thí cô hồn miền nam Việt Nam
cho VC. Nhưng, vì Ẩn cho rằng Bắc Bộ Phủ đã phân tích... giỏi, điều này
làm nhớ đến trường hợp điệp viên Liên Xô Richard Sorge, cũng đã từng
gửi một bức điện sinh tử như trên, cho Stalin, báo động Nazi sẽ tấn
công Liên Xô, bất chấp hoà ước bất tương xâm giữa hai bên, nhưng ông
Trùm
Đỏ đã không tin.
[Trên, Gấu đã lầm lẫn Serge và Sorge. Tay Serge này, Octavio Paz đã
từng nhắc tới, trong Hành
Trình]
Cái message của Cao Bồi (1)
không chỉ hi hữu, mà còn là... khủng khiếp. Cứ giả sử như ông bạn cũ
của Gấu tiên tri ra được những Lò Cải Tạo diễn ra sau đó, liệu ông sẽ
ném cái message vào thùng rác của lịch sử, và như thế, ngày 30 tháng Tư
sẽ không hề có? Đây đúng là một đề tài thú vị, cho một ông nhà văn
tương lai nào muốn viết lại... Mùa Biển Động!
(1): Nickname [biệt hiệu] của Phạm Xuân Ẩn, giữa đám bạn bè chung quanh
ly cà phê ở Quán Chùa, và ở một canh xì phé. Phải ra đến hải ngoại,
tình cờ nhìn thấy hình Cao Bồi, trong cuốn sách, hình như là của Bùi
Tín, Gấu mới biết mình đã hân hạnh được quen biết một nhà tình báo số 1
của thế kỷ 20, con người đích thực đã chấm dứt cuộc chiến Việt Nam, chỉ
bằng một bức mật mã: Mẽo thí cô hồn miền nam, vô nhanh lên mà nhận
hàng, và đưa Ngụy vào Lò Cải Tạo.
Văn Học Về Phi Nhân
"Giả sử như Cao Bồi biết sẽ xẩy ra Lò Cải Tạo sau đó, liệu ông sẽ quăng
bức mật mã của ông vào thùng rác lịch sử?"
"Thai đố" trên, Gấu "mặc khải" từ Soljenitsyne, khi tự hỏi
chính
mình,
"Giả sử như đời tôi khác đi, liệu tôi có trở thành một trong
những tên đao phủ không?"
[Et si ma vie avait tourné autrement, ne serais-je pas devenu moi aussi
l'un de ces boureaux?].
Gerorges Nivat, trong "Cách Viết Lò Cải Tạo" [L'écriture du Gulag],
trong số Văn Học Pháp đặc biệt về văn học Nga, cho rằng, Gulag là một
mảng văn học đau đáu ở trong tim, trong hồn tất cả. Đây là văn học về
sự phi nhân, nhưng không thể tính từ Lò Cải Tạo Nga, tức Gulag, trở đi,
mà phải lần mò tới những cội nguồn của nó. Ở trong Hồi ức từ căn nhà của những người chết,
của Dos, viết sau bốn năm tù ở Tobolsk. Nhân vật chính, không phải Dos,
nhưng vay mượn Dos rất nhiều. Ở trong đó, có hận thù của những tù nhân
đối với một kẻ không giống họ, cái phần đao phủ ở bất cứ một người nào
trong tất cả, sự hèn hạ, điếu đóm, thoả mãn mọi tàn ác, cho dù bất
thần, cho dù vô cớ của cai tù. Tolstoi, với Tái Sinh [Résurrection].
Tchekhov, với Đảo tù Sakhaline. Nhưng vẫn theo tác giả bài viết, thời
của Dos, cái hung bạo tàn nhẫn vẫn giống như thời của một đứa bé con:
Người ta tống tù nhân vào tù, và đây là một ngày hội đối với họ. Nhưng
với chúng tôi, Soljenitsyne viết, là một nhục hình.
|
Jen's sister
Vientiane, 2004
Độc giả Tin Văn đón đọc
Phát hành
tháng 11, 2004
Chân
Dung
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
và
Joseph Huỳnh
Văn
Nhà xuất bản
Văn Mới.
Lô cốt trên đê
làng
Thanh Trì, Sơn
Tây
Phòng Tranh
Nguyễn Trọng Khôi
Phòng Ảnh
Adamdigitalstudio.com
Cát
Bụi Tuyệt Vời
Adam Studio hy
vọng tụ họp một nhóm bạn Việt cùng đi dự, và săn ảnh tại lễ hội Mardi
Gras vào tháng Hai, 2005 sắp tới tại New Orlean. Xin liên lạc: Duonganhliem@yahoo.com
Cần tổ chức
sớm để
"book" vé máy
bay, và khách sạn, với giá rẻ.
Trang Mardi Gras
Sao Mai
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Vietnam_net
E_Van
Guardian
Chess
Alexa Ranking
92,832
|