Tuổi Bụi
Đọc Chân Dung NHT, mấy ông Tây ở tờ Le Monde tỏ ra "hơi bị cay đắng",
khi viết:
"Sau những năm tranh chấp này, xã hội Việt
Nam
tiếp tục tự xâu xé. Bây giờ, theo NHT,
nó làm bại hoại
tuổi trẻ của chính nó, bị xiết cổ do thiếu vắng viễn tượng, nếu
có chăng, thì đó là cổ
tại [lắm tiền lắm bạc] hoặc
mánh mung. Một thế hệ lao vào ma túy; đánh quả, thật máu, thật bạo; và
buôn lậu."
Après ces années de conflits, la société vietnamienne continue de
s'autodéchirer. Aujourd'hui, selon Nguyen Huy Thiep, elle malmène
sa propre
jeunesse, étranglée par
l'absence de perspectives autres que celles du fric et de la
débrouille. Une génération qui fuit dans la drogue, la violence des
trafics et de la contrebande.
Gấu cứ nghe như mấy ông Tây chửi... VC: Mày nói tuổi trẻ, những
thế hệ trước đó, là bồi Tây, bồi Mẽo, là bị hư hỏng vì chủ nghĩa thực
dân cũ, mới, là tàn dư Mỹ Nguỵ... . Nhưng tuổi trẻ, của chính lũ "chúng
ông" đó, ai làm bại hoại?
Ai làm bại hoại những người như cậu Khuê đó? [Khuê có nghĩa là sao
Khuê, mà còn có nghĩa viên ngọc không tì vết].
Trên trang Tin Văn, Gấu đã từng bị một độc giả, và còn là một tác giả
có tiếng "chửi": Tại sao mà anh cay đắng quá như vậy, tại sao anh không
quên đi... quá khứ?
Gấu tui đâu có cay đắng bằng tờ Le Monde!
Le Monde viết: Một thế hệ
chạy
trốn vào ma tuý. Une génération qui fuit dans la drogue..
Đọc câu này, là nhớ ngay đến một số thanh niên miền nam, đã từng nói
không với chiến tranh, bằng cách chạy trốn vào ma túy.
Chúng ta tự hỏi, thế hệ của cậu Khuê đó, hoà bình rồi, chạy trốn cái gì?
Họ chạy trốn, không muốn làm một thằng trung thành với Đảng, đúng như ý
nhà thơ Brodsky, khi ca tụng ông cụ bà cụ của ông:
Bởi vì, thằng con trai này, [là nhà thơ Nobel, Joseph Brodsky], rất
biết ơn bố mẹ của nó, không chỉ ở việc, cho nó một đời sống, mà còn là,
đã không thất bại, trong việc nuôi dưỡng nó trở thành một con người,
chứ không phải một tên nô lệ. Họ đã cố gắng làm được những gì tốt nhất,
như là họ có thể làm được, để, không chỉ cứu thằng con, chống lại thực
tại xã hội khốn kiếp mà nó được đẻ ra từ đó, mà còn cố làm sao cho
thằng con đừng biến thành một tên tà lọt, điếu đóm, một tên thưa dạ bảo
vâng, vâng ạ, của nhà nước, một thằng đảng viên trung thành.
Thư Nhà
Chính vì không muốn ca tụng Đảng ca tụng Bác, không muốn chạy trốn vào
ma túy, vào đánh quả, vào buôn lậu, không muốn làm một tên tà
lọt... mà mấy nhà thơ trẻ ở trong nước đã văng tục tùm lum tà la
như hiện nay.
Nhưng ở ngoài này, mà văng tục, thì thật khó giải thích.
Nhân chuyện nói không với cuộc chiến, và nhân đọc thơ Brodsky
(1940-1996), do Hoàng Ngọc Biên dịch, đăng trên Tiền Vệ, Gấu tôi xin
ghi ra đây.
Odysseus nói với
Telemachus
Telemachus con
yêu của ta,
Cuộc chiến thành Troy
giờ đây đã kết
thúc; ta không còn nhớ ai đã thắng trận.
Người Hy lạp, hẳn
thế, bởi cho đến nay chỉ có họ mới có thể
đánh gục được
nhiều người đến vậy khi xa quê hương mình.
[HNB dịch]
Bản tiếng Anh [Collected Poems in English]
My
dear Telemachus,
The Trojan war
is
over now; I don't recall who won it.
The
Greeks, no doubt, for only they would leave
so many dead so far from their own homeland.
Câu trên, ông bố nói với thằng con, ta đếch thèm
nhớ, ai thắng trận.
Câu dưới, ông bố quả quyết, chắc chắn mấy thằng... VC, ấy chết xin lỗi,
mấy thằng Hy Lạp, bởi vì chỉ chúng nó mới dám đi xa quê hương của chính
chúng nó.
Nhưng Brodsky viết, họ "để lại nhiều xác chết", chứ không phải "đánh
gục nhiều người".
Nhà thơ không hề phân biệt, giữa rất nhiều xác chết đó, cái nào được
coi là... liệt sĩ, cái bị coi là... nguỵ.
Để
tưởng nhớ mùi hương
Tưởng niệm Greene
Ông anh HC 2
3 4.
- Mày ra Bưu Điện, đánh ngay một cái điện tín, nói tao chết rồi. Coi
anh ấy xử sự ra sao.
Chính cái khúc sau câu nói của bà chị khiến Gấu chu toàn được trách
nhiệm, nghĩa là, vẫn làm đúng như bà chị ra lệnh, đồng thời lại báo tin
cho ông HC biết, là, "Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh"!
Đây là một bức điện viết theo mẫu mã của câu "Kiển tố vừa đố vừa
giảng". Kiển tố, tức tổ kiến. Trong câu đố, đã hàm chứa câu trả lời.
"Chị mất. Trả lời ngay. NQT"
Bức điện dởm ở chỗ: Nếu bà chị mất, thực sự, thì khúc sau phải là: Anh
vô ngay!
Vô Sài Gòn, ông HC nói với thằng em: Tao biết là dởm. Tay sĩ quan sếp
của tao, nghe giải thích, có vẻ tin, nhưng vẫn phải cho đi phép, vì nhỡ
không phải như thế, thì... sao?
Câu nói của ông HC cho thằng em một bài học:
Trong đời mày, chớ bao giờ mang tính mạng của mày ra để mà đặt cọc,
trong bất cứ một chuyện gì.
Nhất là những vấn đề liên quan tới.... "nghĩa cả".
Ông muốn nhắc thằng em, vụ cái mạng của chính ông, bị đem ra đóng cọc.
Hay mạng của ông cụ thằng em, bị người ta buộc vào một hòn đá, rồi bỏ
xuống sông...
Top 25
4