Jen

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.




Lớp lớp rêu xanh nhớm rễ ngóng ta về…

Theo tờ Le Monde, cuốn tiểu thuyết sắp ra lò [inédit] của NHT, sẽ là về vụ me-xừ LQD "làm thịt"  một em bé vị thành niên. "Tôi thật muốn in nó ở Việt Nam, nhưng làm vậy, là phải phịa ra một cái tên dởm", ông nói.
Portrait
Nguyen Huy Thiep, blessures acides
Chân Dung
Nguyễn Huy Thiệp [NHT], những vết thương bỏng cháy

Nhà văn, họa sĩ, giáo sư sử, nhà làm gốm, chủ tiệm ăn: tất cả phong cách sống của NHT tạo thành một tiếng thét, một phản đối cháy bỏng, đối với những cuộc chiến mà xứ sở của ông, Việt Nam, phải chịu đựng.
Ông sinh ra giữa cuộc chiến Đông Dương: “Tôi sinh ra chỉ vài ngày là mẹ tôi phải bỏ tôi vào một cái gù, và địu trên lưng bà, để trốn chạy bom đạn của người Pháp.” Ông có bằng tú tài trong cuộc chiến Việt Nam.
Sau những năm tranh chấp này, xã hội Việt Nam tiếp tục tự xâu xé. Bây giờ, theo NHT, nó dẫn đường sai, tầng lớp tuổi trẻ của chính nó, một tuổi trẻ bị xiết cổ do thiếu vắng viễn tượng, và nếu có, thì đó là cổ tại [lắm tiền, lắm bạc] và mánh mung. Một thế hệ lao vào ma túy, đánh quả, thật máu, thật bạo, và buôn lậu.
Cuộc tranh chấp âm ỉ giữa đám trẻ hư hỏng và  bố mẹ, vốn oằn người vì mưu sinh, là nội dung cuốn tiểu thuyết đầu tay của Thiệp, Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu [ A nos vingt ans, nhà xb  Aube, dịch giả Sean James Rose, 222 trang, 18,88 euros]. “Tôi là Khuê. Năm nay tôi 20 tuổi. Tôi muốn nói với các người rằng chẳng ai hiểu cóc khô gì. Ví dụ như gia đình tôi. Tôi có bố mẹ và một thằng anh trai ngu hết chỗ nói.”
[còn tiếp]. NQT dịch

Có thể nói, như bùn trong Bẩy Kiếm Sĩ, như đầm lầy-thịt bằm trong Nỗi Buồn Chiến Tranh, chi tiết thượng đế [thượng đế là ở trong chi tiết] của phim, là nước.

Phim Việt đầu tiên Gấu coi, chắc hẳn là Chúng Tôi Muốn Sống. Trước, hoặc sau, Bão Biển, truyện ngắn vượt biển đầu tiên, của Mặc Thu. Câu chuyện một gia đình dùng thuyền bỏ chạy quê hương đất Bắc. Gấu còn nhớ câu chót. Sau bao gian nan, có cả chết chóc, đến được miền Nam, ông bố giật mình choàng dậy, cảm khái:
-Đã đến rồi à!
Sau này, cũng câu đó, Gấu gặp lại, trong một truyện ngắn của một H.O, sau khi đã an cư lạc nghiệp tại Mẽo. Ông cựu sĩ quan, cựu tù cải tạo hùng dũng tuyên bố:
-Không đi đâu nữa!
Giá như câu sau là câu kết thúc Bão Biển thì thật là thú vị. Và thật là tuyệt vời!

Tên Của Cuộc Chiến
1
Majestic sau đổi tên là Cửu Long. Tôi có lần lẩn thẩn, tại sao không là Văn Tiến Dũng, kỷ niệm một lần ông đã từng ở đây, và phải "bực mình" bỏ đi.
Có lần tôi đã mất cả một ngày trời, chỉ để 'nhớ cho ra", tên một tiệm sách: tiệm Lê Phan ở đường Phạm Ngũ Lão, Sài-gòn.
Hình như cái tên là khó nhớ nhất, đối với bộ não con người.
Bởi vì phải mất 30 năm tôi mới nhớ ta tên một cô bạn.
Tên một phóng viên người Nhật.
Và tên một cuộc chiến.
 2 [new]
"Where two or three are gathered together in my name..."
[Nơi hai hay ba người tụ lại, nhân danh ta..."
St. Mathew's Gospel [Phúc Âm của thánh St. Mathew]

"Tôi nhớ rất rõ quần chúng miền Nam, trí thức miền Nam không hề có cái gọi là lý tưởng chống cộng, có cuộc chiến của mình để chống lại người cộng sản, ngoại trừ một số đảng phái chống cộng không có quần chúng. Cuộc chiến mà người Mỹ tiến hành nhân danh “người Việt Nam chống cộng” do đó hoàn toàn không có quần chúng. Chỉ có họ và những người vì quyền lợi riêng tư hoặc bị ép buộc theo họ. Chính vì vậy, người Mỹ ở Việt Nam không chỉ phải chống cộng sản mà còn phải chống lại tất cả những người yêu nước không cộng sản, nói một cách nào đó là chống lại gần như cả nhân dân Việt Nam"
Lý Quí Chung
[Trích talawas, mục thư độc giả]

"Ba mươi năm nội chiến từng ngày"... ông nhạc sĩ họ Trịnh, khi viết như vậy, thì rõ ràng là, tên của cuộc chiến đó, là, nội chiến. Và một khi nội chiến, "thì là" mấy ông Mít thịt lẫn nhau, mắc mớ gì đến Mẽo?

Ba mươi này là bao nhiêu ba mươi rồi nhỉ?
Nhìn từ nhiều phía, sao chỉ nhìn thấy một phía?

Câu chuyện về cậu bé gác thang máy sau đây thực sự chẳng liên can tới cuộc chiến không tên. Nhưng, so ra, một bên thì tởm quá, một bên thì đẹp quá, nên chẳng đặng đừng, trí nhớ phải lôi ra, kể ra, cho nó đỡ tởm.
Và đỡ tủi.
Đây là một phim của Tây, Gấu coi vào lúc vừa mới lớn, và nó đẹp quá, nên nhớ hoài.
*
Trong bài viết Nếu đi hết biển, Gấu này có đưa ra nhận xét:
Cuộc chiến Việt Nam, nó giống như một thai đố, mà những mật hiệu, clues, cho thấy, nó "bắt buộc" phải như vậy. Bất thình lình, ngày 30 Tháng Tư cho thấy, nó không phải như vậy.
Những nhận xét của LQC, cho thấy, một nửa phần sự thực, tức cái gọi là "bắt buộc phải như vậy". Đó là lý do, nhân loại đã từng mơ, sáng ngủ dậy, thấy biến hết thành.... Mít!
Nhưng có thể cho cuộc chiến không tên, những cái tên, của Thần Chết, như Borges viết, trong lời tựa, cho cuốn "Les noms de la mort", của M. E. Vázquez, viết năm 1964. Ông nhắc lại Edgar Poe, ông này cho rằng, mọi thứ conte [truyện ngắn cổ] đều phải chuyển biến theo, en fonction de, đoạn chót, hay câu văn chót, của nó. [Ở đây, là 30 Tháng Tư]. Một đòi hỏi như thế là quá quắt, nhưng quá quắt này là bắt buộc, nhất là đối với cuộc chiến không tên.
Khẳng định, "Tôi thấy rất rõ..." của LQC sẽ đúng, hoàn toàn đúng, nếu một ngày như ngày 30 Tháng Tư năm 1975 không xuất hiện, biến mất....
Hoặc....

Tuổi Bụi
Chỉ cần một người, không cần quần chúng.
Một người, là Solzhenitsyn.
Chỉ cần một ngày, một ngày tù của Ivan Denisovich.

Solzhenitsyn góp công lật nhào chế độ bạo chúa lớn lao nhất trên thế gian, ngoài ra lại còn chỉ cho Tây Phương thấy đầy đủ sự ghê rợn của nó. Không nhà văn nào của thế kỷ 20 có được ảnh hưởng như thế, về lịch sử.
Nhưng câu chuyện của ông không chỉ là câu chuyện của một thế kỷ. Khi Alexander Tvardovsky, người biên tập nhật báo Novy Mir, cho mời nhà văn chưa được đời biết, tới, để bàn về bản thảo cuốn Ivan of Denisovich, trên đường đi, Solz. dừng chân dưới tượng Pushkin, tại [công trường] Strastnaya Square, "một phần như thể cầu mong sự trợ giúp, một phần như thể hứa hẹn, rằng, tôi biết con đường mà tôi phải theo, và sẽ không bao giờ đi trệch. Đây là một hình thức cầu nguyện. It was a sort of prayer."
Không giống những nhà văn Anh hay Mỹ, trước tượng Shakespeare, "Chào ông, chúng tôi xin bầy tỏ sự ngưỡng mộ"; Solz nhìn thấy ở Pushkin, một người cùng thời với mình.
D.M. Thomas: Solz: Thế kỷ ở trong ta.
Nhưng, tại sao Solz. và Pushkin lại có thể cùng thời?

Hạt Giống
Là con một ông “cốp”, anh thuộc loại người khác. Lớn lên một chút, bọn chúng tôi về quê sơ tán, còn anh sang nước ngoài học. Rồi thì cũng xong cấp ba, hơn một nửa bọn con trai cùng lứa ở khu phố tôi vào mặt trận. Chúng tôi đi suốt cuộc chiến tranh, nhiều đứa không về... Còn anh, anh là một loại hạt giống khác. Đi học đại học ở nước ngoài về, sự nghiệp anh vùn vụt, lớn lên như thứ cây khổng lồ trong con mắt chúng tôi.
Dấu Nước
Và trộn vào giấc mơ tuổi thơ, là cơn mộng đời rực rỡ. Sẽ trở thành nhà văn. Sẽ viết một truyện dài nối liền được hai thành phố.
NQT: Lần Cuối Sài Gòn
Brodsky có lẽ cũng có một giấc mơ như vậy, và ông đặt tên cho nó là "Thuỷ Ấn", hay nôm na, "Dấu Nước", Watermark.
Đây là một từ chuyên môn. Bạn cầm một tờ giấy [tác phẩm] nhìn, hay đọc, không thấy, nhưng soi lên ánh sáng, thì nó hiện ra.
Trong Thủy Ấn, Brodsky viết về lần ông thăm viếng Venice, thành phố ở trên nước. Nhưng đọc nó, thì lại ra Petersburg, thành phố quê hương của ông.
Làm sao viết về Sài Gòn, mà "soi lên" thì lại ra.. Hà Nội, hả.... Gấu?

Tuổi Bụi
Nhờ tù VC, Gấu tôi phát giác ra được, ít nhất là hai chân lý, rất ư là tuyệt vời, một liên quan tới cơ thể con người, và một, tới miếng ăn là miếng tồi tàn.

Thư gửi bạn ta
4
Địa Lý Là Định Mệnh, câu này gợi nhớ câu Địa Linh Nhân Kiệt của phương Đông.

Để tưởng nhớ mùi hương
Tưởng niệm Greene
"Liền sau khi G. tới VN, de Lattre nhận được báo cáo mật của bên Mật Thám, cho biết, ông anh của G, tên Hugh, là trùm Mật Vụ ở Malaya, còn G, một "nhà báo khả kính" [an "honourable correspondent"], một "mật ngữ" trong giới, có nghĩa, "a spy with a cover", "một điệp viên với một cái vỏ bọc".

Ông anh HC
2  3
Cái tay K. bạn Gấu đó, năm 1954, khi xẩy ra vụ di cư, anh theo gia đình vào Nam, và sau đó trở lại đất Bắc.
Anh kể cho Gấu nghe về đường phố Sài Gòn, nườm nượp xe cộ...
Gấu như mơ hồ, thấy đã có mình ở trong đám người đám xe nườm nượp đó...
Gấu như mơ hồ thấy, mình đã là người Sài Gòn.

Nè ông Gấu, ông tưởng ông là ai mà viết văn phách lối, như bố... con chó xồm!

co
Jen's sister
Vientiane, 2004

Độc giả Tin Văn đón đọc
Phát hành
tháng 11, 2004
Chân Dung
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
 và
Joseph Huỳnh Văn
Nhà xuất bản Văn Mới.
locot

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây
Phòng Tranh
Nguyễn Trọng Khôi

Phòng Ảnh
Adamdigitalstudio.com

Cát Bụi Tuyệt Vời
cat_bui_tuyet_voi
Adam Studio hy vọng tụ họp một nhóm bạn Việt cùng đi dự, và săn ảnh tại lễ hội Mardi Gras vào tháng Hai, 2005 sắp tới tại New Orlean. Xin liên lạc: Duonganhliem@yahoo.com
Cần tổ chức sớm để
"book" vé máy bay, và khách sạn, với giá rẻ.
Trang Mardi Gras

Sao Mai
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Vietnam_net
E_Van
Guardian
Chess

Alexa Ranking
  92,832