Phạm Thị Hoài — Ảnh: unionsverlag.com
[Trích lại từ DCV online]
Tường Lửa
Hay Không Tường Lửa?
Again and again one comes back to the
main, degrading fact
of colonial society; it never required efficiency, it never required
quality,
and these things, because un-required, became undesired.
Lần lần lữa lữa, người ta lại quay về
với cái thực kiện chủ
yếu, điếm nhục của xã hội thuộc địa; nó chẳng bao giờ từng đòi hỏi hiệu
năng,
nó chẳng bao giờ từng đòi hỏi phẩm chất, và những điều này, bởi không
được đòi
hỏi, đã trở thành bị ruồng bỏ.
V.S. Naipaul: The Middle Passage, Lối
Đi Giữa.
NTV dịch [gửi PTH]
talawas bị tường lửa?
Bắt đầu từ ngày thứ Năm, 27.5.2004 đến
nay, email của cộng
tác viên và độc giả talawas từ Việt Nam dồn dập gửi đến toà soạn chúng
tôi để
thông báo, thắc mắc, lo ngại... về việc ở Việt Nam không vào được
talawas nữa.
Dư luận chung ở Việt Nam
cho rằng talawas đã bị tường
lửa.
Chúng tôi không tin rằng những cơ quan
hữu trách tại Việt Nam
có lí do
thích đáng để dựng tường lửa với một tạp chí văn hoá-văn nghệ như
talawas.
Chúng tôi mong rằng đây là một sự cố kĩ thuật sẽ sớm được khắc phục
trong thời
gian sớm nhất.
Mong toàn thể thân hữu, cộng tác viên,
độc giả talawas trong
và ngoài nước kịp thời gửi đến chúng tôi những thông tin liên quan đến
sự cố
này. Chúng ta cùng hi vọng rằng như thường lệ, mỗi buổi sáng talawas
lại đến
tay bạn đọc trong nước như những tờ báo và tạp chí khác. Bạn có thể
đọc, bạn có
thể vứt ngay vào sọt rác, nhưng đó là quyền của cá nhân bạn, chứ không
phải do
sự định đoạt của bất kì ai khác.
talawas
Còn nhớ, khi talawas mới xuất hiện,Tin
Văn là một trong
những nơi/người đầu tiên hồ hởi, không những chào mừng mà còn đóng góp
bài vở,
với những lời chúc tốt lành nhất:
talawas là gì: ta là thằng ăn cướp
[Dịch là cướp]
talawas là khoét tới cái gọi là cốt
tuỷ của tiếng Việt...
Nhưng trong thâm tâm, là nỗi mừng
không nói ra này: Với một
nhà văn, một nữ kiện tướng ra đi từ miền bắc chủ trì, cái đám Bắc Bộ
Phủ sẽ
không làm sao xếp diễn đàn này vào cùng một ruộc, là đám nhà văn ngụy,
và như
vậy văn học hải ngoại sẽ không còn ở trong tình trạng chông chênh,
thiếu tới
một nửa "cuộc đời, linh hồn"... của nó.
Nhưng chưa kịp mừng vì cái tin tường
lửa, đọc tới câu
"Chúng ta cùng hy vọng rằng như thường lệ, mỗi buổi sáng talawas lại
đến
tay bạn đọc trong nước như những tờ báo và tạp chí khác", thì Tin Văn
cùng
Gấu tôi thật thất vọng vô cùng.
Nếu cái vụ tường lửa kia mà chỉ là báo
động hoảng, thì lại
càng thêm thất vọng.
Bởi vì làm sao một tạp chí trong nước,
ngày nào cũng đến tay
độc giả, lại dám chỉ đích danh tờ An Ninh Thế Giới, là đệ nhất lá cải?
“.... Trở ngại thứ hai cho sự phát
triển văn học Hậu Đổi Mới
là sự tự kiểm duyệt. Ngưòi ta cứ tưởng rằng, sau khi có đổi mới thì
những nhà
văn sẽ hồ hởi dùng tài năng của mình để đóng góp cho mọi mảng của nền
văn học”.
Nhưng thực tế, theo Phạm Thị Hoài, "người làm văn hóa, văn nghệ trong
nước
ngày nay phải tự hướng đạo thay vì tự lãnh đạo. Hậu Đổi Mới là thời kỳ
hoàng
kim của tự kiểm duyệt"...
Ngày nay ở Việt Nam chỉ có một nơi
được tự do văn nghệ nhất,
chị Hoài đưa dẫn chứng, đó là báo An Ninh Thế Giới, "tờ báo lá cải hơn
mọi
tờ lá cải".... những người đứng đầu tờ báo là người thổi còi - cho văn
học
Việt Nam - thổi sai cũng chẳng sao vì chẳng có người thổi khác.
[Trích bài viết của Bùi Văn Phú, báo
Văn số Tháng Hai &
Ba, 2004]
“Còn những người, trong những ngày
qua, có lời chúc mừng
talawas đã đạt được cái thành tích là trở thành món hàng cấm và vì thế
có hương
vị ngọt ngào hơn, thậm chí cả những người cho rằng talawas cố tình bị
tường lửa
để kiếm điểm tại nước ngoài, những người ấy sẽ thấy mình đã kết luận vô
lối và
vội vàng như thế nào. Nếu phải thành một huyền thoại thì đó là bất hạnh
lớn cho
chúng tôi”.
Phạm Thị Hoài, trả lời
BBC, đăng lại
trên talawas.
Trên tờ Gió Đông ngày nào - mà đa số
cộng tác viên là những
cây viết ra đi từ miền bắc - người chủ trương, Lê Trọng Phương, trong
một bài
viết, đã mượn một ẩn dụ của Borges, khi nói về một bức bản đồ Việt Nam,
tỉ lệ
xích là 1/1, bị rách nát, mà những người Việt hải ngoại cố mang ra
ngoài này để
khâu vá lại, cho nó được như xưa.
Một tấm bản đồ "văn học" như thế, chỉ
có một nửa,
nếu thiếu những người như Lê Trọng Phương, những diễn đàn như talawas.
Trong tinh thần đó, Tin Văn viết, "...
và như vậy văn
học hải ngoại sẽ không còn ở trong tình trạng chông chênh, thiếu tới
một nửa
'cuộc đời, linh hồn'... của nó."
Tin Văn
Thông
cáo của talawas về vụ bị ngăn
chặn.
"Lí do được nêu là: talawas có tham
vọng và đã can
thiệp ngày càng sâu vào những hoạt động văn hoá xã hội tại Việt Nam....
Báo chí và các cơ quan truyền thông
tại Việt Nam được yêu
cầu không đưa tin và bình luận về sự việc này."
{Trích thông cáo của talawas].
Bản thân Gấu tui, cũng đã "bị ngăn
chặn" y chang
như talawas, không phải vì "có tham vọng và đã can thiệp ngày càng sâu
vào..." gì hết, nhưng mà là để nhường phòng cho chi bộ Đảng tại cơ
quan,
họp.
Đó là những ngày sau 30 tháng Tư 1975.
Là một chuyên viên
bưu điện, không đi lính đi tráng, không có nợ máu với nhân dân, Gấu
được hưởng
ưu tiên của cách mạng, cho học tập cải tạo tại cơ quan, ba ngày, sau
đó, cho
làm việc lại.
Thời gian làm việc lại đó, cứ mỗi sáng
thứ bảy, Gấu tui và
mấy cô thư ký văn phòng được thủ trưởng ra lệnh, hãy ra bên ngoài chơi,
đóng
cửa phòng lại, để cho chi bộ Đảng họp!
Tình trạng trên đâu có khác gì
talawas. Khi cho rằng,
"talawas có tham vọng và đã can thiệp ngày càng sâu vào những hoạt động
văn hoá xã hội tại Việt Nam", mấy ông vi xi to đầu nghĩ rằng, talawas
muốn
cùng họp chi bộ với họ, cho nên "bị ngăn chặn", là đúng rồi.
Chính vì thế, mà tin trên, báo chí
không được phép đăng tải,
vì là họp nội bộ!
Xê ra, đi chỗ khác chơi, cho chi bộ
Đảng họp, bàn chuyện cơ
quan, chuyện đất nước! "Nguỵ" là thứ gì, mà ngo ngoe!
Gấu tui thật khó quên, cái cảm giác
"bị ngăn
chặn", những lần đó.
Lẽ dĩ nhiên talawas có lý do chính
đáng khi thay đổi, từ
"bị tường lửa" thành "bị ngăn chặn". Nhưng sự kiện này làm
Gấu tui nhớ đoạn nhà văn Nhã Ca kể chuyện Nguyễn Tuân ghé thăm, và hỏi
về học
tập tốt lao động tốt của chồng bà, là Trần Dạ Từ. Bà phạng liền, người
được coi
là rành rẽ tiếng Việt số một trong giới văn học:
-Đi tù thì nói mẹ đi tù, cái gì học
tập, hử?
Đánh tráo là một trong những chiêu
thức rất được khối Cộng
Sản sử dụng, không riêng gì tại Việt Nam.
Nhà văn Norman Manea, trong bài
Censor's Report, khi phải
định nghĩa thế nào là kiểm duyệt - thì tường lửa, bị ngăn chặn... đều
là những
chiêu thức của kiểm duyệt - đã gọi đó là "mật vụ của con chữ" [the
secret police of the word]. Ông coi
chuyện đánh tráo [substitution] là rất phổ biến, không chỉ như là một
đòn
[tactic] chính trị, nhằm đánh lừa người khác, mà còn cả trong cuộc sống
hàng
ngày, khi sản phẩm thứ thiệt được đánh tráo dần dần bằng những sản phẩm
tồi tệ
hơn, và cuối cùng, bằng đồ dởm.
Cũng chuyện như vậy đã xẩy ra trong những
vấn đề liên quan tới văn hóa. Có
một số những nhà văn
nhà nước thuộc loại gộc được quyền chỉ trích một số mặt tiêu cực của xã
hội,
trong khi cùng lúc, tấn công những nhà văn lương thiện nhằm cô lập họ.
Những
nhà trí thức thứ thiệt ngày càng mất dần, và được "thay thế" bằng một
thế hệ đảng viên trẻ hơn, the new generation of apparatchiks, những con
ông
cháu cha có học thức thực sự, tốt nghiệp thực sự tại
đại học Tây Phương. Đám này, lẽ dĩ nhiên, có
quyền nói về một cõi người rung chuông tận thế, nói về cái ác, cái ang
ác,
những mặt tiêu cực trong xã hội. Như Norman Manea cho biết, tại
Romania, công
cuộc thay thế, đánh tráo như vậy thành công đến độ, vào cuối thập niên
1970,
một đạo luật ra đời, huỷ bỏ bộ phận có tên là Department of the Press
[kiểm
duyệt], bởi vì nó trở thành vô hiệu, bất
lực và vô ích. Nhà nước chắc chắn rằng, sau bao thập niên sống dưới chế
độ toàn
trị, cái gọi là tự kiểm duyệt và trông chừng lẫn nhau [the
self-censorship and
mutual surveillance] đã thay thế một cách thật là tuyệt vời, những tên
chuyên
làm nghề kiểm duyệt, the professionals.
Như một độc giả Tin Văn góp ý, từ "bị
tường lửa"
qua "bị ngăn chặn", là vấn đề chính danh, không phải chuyện đánh
tráo. Nói rõ hơn, talawas đụng vô Tường Đảng, chứ không phải Tường Lửa.
Đây là
vấn đề tranh chấp quyền lợi: talawas, mi... là
gì mà muốn họp chi bộ, muốn chia chác với...
chúng ông?
NQT
Thư tín v/v
talawas bị tường lửa
Ông Nguyễn Quốc Trụ,
Tôi là một người đàn
bà Việt Nam nhưng
tôi rất lấy làm xấu
hổ dùm cho ông.
Tôi là thế hệ sinh sau đẻ muộn hơn ông
nhiều và thấy ông
thối và vô duyên quá nên tôi phải lên tiếng.
Ông bợ bọn VC vừa phải thôi. Biết bao
nhiêu trang web của
người Việt Hải Ngoại bị tường lửa chặn lâu nay sao ông câm như hến. Còn
bây giờ
Talawas mới bị tường lửa thì ông đấm mặt đấm mày chửi toáng lên, khóc
như cha
mẹ ông chết…
NQT trả lời:
Cám ơn đã e-mail.
Xin phúc đáp:
Mấy trang web hải ngoại bị tường lửa
là chuyện thường ngày ở
huyện. Chửi VC làm gì cho mệt…
Trang TIN VĂN của tui cũng bị tường
lửa, không những bị
tường lửa mà còn bị kiến lửa:
Mỗi ngày nhận chừng trên chục email có
chứa virus.
Còn chuyện talawas, là khác. Đây là
đòn Mộ Dung Cô Tô mà.
Best Regards
TB: Xin phép post thư bạn. How?
NQT
The answer is NO. Are
you crazy? I
don't think It's worth
posting. Your response has not convinced me at
all. Intellectually, you are bất lực.
[Câu trả lởi là KHÔNG. Mi có khùng
không? Thư dzậy mà cũng
đăng, hử? Câu trả lời của mi không thuyết phục nổi ta. Trí thức mà nói,
mi là
(một thằng) bất lực.]
[Câu trả lời là KHÔNG. Ông có khùng
không, hả? Tôi không
nghĩ, email của tôi có thể post, vì nó không đáng. Câu trả lời của ông
không
thuyết phục tôi một chút nào hết. Nói theo kiểu trí thức, ông thì bất
lực].