Jen's sister
Nguyễn Quốc Trụ
Sinh
16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam năm 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu văn An, Văn khoa (Sài-gòn).
Trước 1975 làm công chức Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.
Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
do Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Sẽ xuất bản:
Nơi
Dòng Sông
Chảy
Về Phía Nam
Truyện & Ký
Thảo Trần & Nguyễn Quốc Trụ
Tạp
Ghi Văn Học
NQT
Vô
Kỵ Giữa Chúng Ta
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
Nhà xuất bản
Sài Gòn
Nhỏ
Thường xuyên cộng tác với VHNT
trên
lưới.
Ngoại trừ trang Giới Thiệu, những bài viết trên Tin Văn
hầu hết xuất hiện trên
VHNT [Sao Mai]
Bạn đọc có thể truy cập những số báo cũ, nếu
cần chi
tiết về ngày tháng.
Bản quyền thuộc VHNT và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
chỉ cần liên lạc chủ biên
VHNT.
Cần ghi rõ xuất xứ khi sử dụng.
E_mail:
tanvien_sontay@yahoo.com
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây
|
Again and
again one comes back to the main, degrading fact
of colonial society; it never required efficiency, it never required
quality,
and these things, because un-required, became undesired.
Lần lần lữa lữa, người ta lại quay về với cái
thực kiện chủ yếu, điếm
nhục của xã hội
thuộc địa; nó chẳng bao giờ từng đòi hỏi hiệu năng, nó chẳng bao giờ
từng đòi
hỏi phẩm chất, và những điều này, bởi không được đòi hỏi, đã trở thành
bị ruồng
bỏ.
V.S. Naipaul: The Middle Passage, Lối Đi Giữa.
NTV [gửi PTH]
talawas
bị tường lửa?
Bắt
đầu
từ ngày thứ Năm, 27.5.2004 đến
nay, email của cộng
tác viên và độc giả talawas từ Việt Nam dồn dập gửi đến toà soạn chúng
tôi để
thông báo, thắc mắc, lo ngại... về việc ở Việt Nam không vào được
talawas nữa.
Dư luận chung ở Việt Nam
cho rằng talawas đã bị tường lửa.
Chúng tôi không tin rằng những cơ quan hữu trách tại Việt Nam
có lí do thích đáng để dựng tường lửa với một tạp chí văn hoá-văn nghệ
như
talawas. Chúng tôi mong rằng đây là một sự cố kĩ thuật sẽ sớm được khắc
phục
trong thời gian sớm nhất.
Mong
toàn thể thân hữu, cộng tác viên,
độc giả talawas trong
và ngoài nước kịp thời gửi đến chúng tôi những thông tin liên quan đến
sự cố
này. Chúng ta cùng hi vọng rằng như thường lệ, mỗi buổi sáng talawas
lại đến
tay bạn đọc trong nước như những tờ báo và tạp chí khác. Bạn có thể
đọc, bạn có
thể vứt ngay vào sọt rác, nhưng đó là quyền của cá nhân bạn, chứ không
phải do
sự định đoạt của bất kì ai khác.
talawas
Còn
nhớ, khi talawas mới xuất hiện,Tin
Văn là một trong
những nơi/người đầu tiên hồ hởi, không những chào mừng mà còn đóng góp
bài vở, với những lời chúc tốt lành nhất:
talawas là gì: ta là thằng ăn cướp [Dịch là cướp]
talawas là khoét tới cái gọi là cốt tuỷ của tiếng Việt...
Nhưng
trong thâm tâm, là nỗi mừng
không nói ra này: Với một
nhà văn, một nữ kiện tướng ra đi từ miền bắc chủ trì, cái đám Bắc Bộ
Phủ sẽ không làm sao
xếp diễn đàn này vào cùng một ruộc, là đám nhà văn ngụy, và như vậy văn
học hải
ngoại sẽ không còn ở trong tình trạng chông chênh, thiếu tới một nửa
"cuộc đời,
linh hồn"... của nó.
Nhưng chưa kịp mừng vì cái tin tường lửa, đọc tới câu "Chúng ta
cùng hy vọng rằng như
thường lệ, mỗi buổi sáng talawas lại đến tay bạn đọc trong nước như
những tờ
báo và tạp chí khác", thì Tin Văn cùng Gấu tôi thật thất vọng vô cùng.
Nếu cái vụ tường lửa kia mà chỉ là báo
động hoảng, thì lại càng thêm thất vọng.
Bởi vì làm sao một tạp chí trong nước,
ngày nào
cũng đến tay độc giả, lại dám chỉ đích danh tờ
An Ninh Thế Giới, là đệ nhất lá cải?
[Hình
của Bùi Văn Phú, báo Văn]
.... Trở ngại thứ hai cho sự phát
triển văn học Hậu Đổi Mới là sự tự kiểm duyệt. Ngưòi ta cứ tưởng rằng,
sau khi có đổi mới thì những nhà văn sẽ hồ hởi dùng tài năng của mình
để đóng góp cho mọi mảng của nền văn học. Nhưng thực tế, theo Phạm Thị
Hoài, "người làm văn hóa, văn nghệ trong nước ngày nay phải tự hướng
đạo thay vì tự lãnh đạo. Hậu Đổi Mới là thời kỳ hoàng kim của tự kiểm
duyệt"...
Ngày nay ở
Việt Nam
chỉ có một nơi được tự do văn nghệ nhất, chị Hoài đưa dẫn chứng, đó là
báo An Ninh Thế Giới, "tờ báo lá cải hơn mọi tờ lá cải".... những người
đứng đầu tờ báo là người thổi còi - cho văn học Việt Nam - thổi sai
cũng chẳng sao vì chẳng có người thổi khác.
[Trích bài viết của Bùi Văn Phú, báo Văn số Tháng Hai & Ba, 2004]
Phỏng vấn
giáo sư Trịnh Xuân Thuận
Tưởng
Niệm Roland Barthes
Một
trong những chi tiết đầu tiên về tai nạn xe cộ xẩy ra vào ngày 25
tháng Hai [1980], tại ngã tư Rue des Écoles và Rue Saint-Jacques - chỉ
hai
bước tới Collège de France - là, khuôn mặt Roland Barthes bị nát bấy,
khiến không ai nhận ra. Xe cứu thương đưa ông vào nhà thương
Salpêtrière, và coi ông như là một người không biết tên, "name unknown"
(ông không mang theo một giấy tờ tuỳ thân nào hết), và ông nằm đó hàng
bao giờ đồng hồ, chẳng làm sao xác định tên tuổi.
Trong cuốn sách chót của ông, tôi đọc trước đó vài tuần (Phòng Sáng: Ghi chú về chụp hình ảnh. La
Chambre claire: Note sur la photography), tôi sững sờ trước
những trang viết tuyệt vời về kinh nghiệm bị chụp hình, về cái sự rất ư
là không thoải mái khi nhìn thấy bộ mặt của chính mình biến thành một
món đồ, và về liên hệ giữa "mình với ta tuy hai mà một", nghĩa là giữa
hình và chính mình.
Nhớ tới chi tiết đầu tiên trên về cái chết, nhớ tới bài viết của ông
tôi vừa mới đọc trước đó, tôi như nhận ra cái gọi là phận người, khi
"mình với ta không còn là một", khi sợi chỉ mong manh nối mình với
những tấm hình của mình bỗng đứt, như thể một người nào đó
cầm bức hình mình xé nát, đến không còn nhận ra, là hình của ai.
Nhưng vào ngày 28 tháng Ba, nằm trong hòm, bộ mặt ông không
biến dạng đến nỗi không thể nhận ra. Đúng là ông đấy, người mà tôi vẫn
thường gặp trên những con phố khu Quartier, với điếu thuốc ngậm "trê
trễ" nơi khoé miệng, theo cái kiểu của cùng một lớp người, vốn đã từng
trẻ tuổi,
nhưng đó là trước khi cuộc chiến.
Tuồng ảo hoá đã bày ra đấy: khía cạnh
lịch sử của bức hình, một trong nhiều đề tài của Phòng Sáng, được
đẩy tới cực điểm của nó, và trở thành chính cái gọi là bức hình, the
self-image; nhưng nó đã được "ấn định" tự thuở nào rồi, và những
trang của chương 5, mà tôi trở lại, và đọc lại liền
sau đó, vào lúc này, nói cho tôi về điều đó, về chỉ điều đó: rằng, bằng
cách nào, cái chết, chính nó đấy, lại "ấn định", không chỉ cho mình, mà
luôn cả cho hình của mình. Và còn về sự chống cự, và sau cùng,
cũng đành, bị chụp hình. "Người ta có thể nghĩ, trong khủng khiếp,
rằng, Người Chụp Hình sẽ chiến đấu thật là dữ dằn, để ngăn cho Bức
Hình đừng Chết. Nhưng tôi, như là một món đồ, tôi không chiến đấu."
Thái độ, "cũng đành, tôi, như một món đồ, tôi không chiến đấu", như ầm
ầm bên tai, bất cứ người nào, vào tháng đó, khi thăm hỏi ông, nằm bất
động tại nhà thương Salpêtrière, không nói năng gì được nữa.
[Mức thương vong nguy hiểm, liền sau đó, người ta khám phá ra, không
phải do những vết nứt rạn ở đầu, mà là xương sườn. Và những bạn bè
lo lắng cho ông liền nhớ tới một chi tiết khác, về chiếc xương
suờn bị cắt bỏ hồi còn trẻ do bịnh phổi, và được cất giữ trong ngăn
kéo, trong cuốn "Barthes bởi chính
ông ta" [Barthes par lui-même].
Những cuộc hành vào ký ức như trên đây, không phải là tình cờ. Tất cả
tác phẩm của ông, tuy xoáy mạnh vào tính vô ngã của những cơ chế của
ngôn ngữ, và tri thức, nhưng cũng không quên tính sống nay chết mai,
vốn là bản chất vật lý của con người. Cuộc tranh luận về ông - đã bắt
đầu - sẽ xẩy ra giữa những người ủng hộ ông Barthes này, hay là ông
Barthes kia: một coi trọng phương pháp, và một, lẽ ở đời chỉ là thú
vui, pleasure (thú vui của tinh thần và tinh thần của thú vui). Sự
thực, hai ông Barthes này thực sự chỉ là một, và chính sự hiện diện hai
sắc thái cùng nhau - liên luỷ và gia giảm, tuỳ lúc này hay lúc khác -
khiến cho chúng ta nhận ra lý do tại sao chúng ta đều như bị ông mê
hoặc, điều này được Umberto Eco giải thích thật tuyệt vời trên cùng tờ
La Republica này, ngày 28 tháng Ba.
Italo Calvino
La Republica 9 tháng Tư, 1980
Chúng ta viết
cho ai?
Nếu
đi hết biển
Phỏng vấn Mạc Ngôn
Đọc "Phong
nhũ
phì đồn"
Cuốn sách quí giá nhất của tôi,
là tờ thông hành.
Salman
Rushdie
Phỏng vấn Rushdie
|