logo

Nhật Ký Tin Văn

Quê Hương Lào Của Gấu:
1  2  3  4 5  6


Norman Manea: "The writer - that conscience in which his fellow man can believe"
"Nhà văn - thứ lương tâm mà bạn người của hắn ta có thể tin cậy được"

Gheorghe Grigurcu:
Cho phép tôi bắt đầu bằng một trích dẫn Charles Dickens, "Một người không có quyền coi mình là một con người của công chúng, a public person, chỉ trừ khi anh ta làm sao cho tiếng nói của chính mình trở thành tiếng dội của quan điểm của công chúng." Tôi muốn hỏi, theo ông, tới mức độ nào, nhà văn chỉ là chính mình, và tới mức độ nào, anh ta là một con người của công chúng?
Norman Manea:
Cái tên ở bìa cuốn sách có lẽ là cái bắt tay số một, cao cả nhất, của nhà văn với đồng loại của anh ta, theo nghĩa, chúng mình đồng hội đồng thuyền, liền vai sát cánh bên nhau [solidarity], đếch sợ cái chết. Bằng cái tên ở bìa cuốn sách, nhà văn lên tiếng: Tôi không còn cô độc.
Trong khi cùng lúc đó, thế giới văn chương là thế giới của những khổ đau và hy vọng rất ư là cô đơn, một mình [solitary] của nhà văn.... "Nếu anh ta sâu thẳm, là anh ta dâng hiến cho đời một bản tự thú về chính anh ta, và về phận người", nhà văn Ernesto Sabato mà tôi rất gần gụi với những gì mà ông ta viết, nói.
Bất cứ một nhà văn nào cảm thấy mình xứng đáng là nhà văn, sẽ phải chiến đấu, làm sao vượt được sự bế tắc, impasse, giữa cô đơn [solitude] và đoàn kết [solidarity].


Bạo lực biến thiện ý thành tà ý: Đần độn đã được hình thành như thế nào?
Nhân chuyện thời sự về tù nhân Iraq

Tởm [bis]
Trong bài Tởm I, Milosz nói về nỗi tởm lợm khi phải sống dưới chế độ cộng sản. Trớ trêu thay, chủ nghĩa cộng sản chính là giấc mơ hoành tráng nhất, một giấc đại mộng của nhân loại, về một con người hoàn toàn, về một thế giới hoàn toàn, không còn một chút tởm lợm.
Trong bài viết "George Steiner and the errata of history", nhà văn Mỹ, Cynthia Ozick nhắc tới một nhà văn nổi tiếng của Ý là Ignazio Silone. Ông này ngay từ khi còn trẻ tuổi đã ăn phải bùa mê cách mạng, như ông đã từng khai báo [testify]. Chuyện xảy ra trong một cuộc động đất. Bà mẹ của ông bị chôn sống, chỉ ló có một cánh tay ra ngoài. Ông chú của ông, một người mà trước đó, luôn luôn là một mẫu mực đạo đức trong gia đình, đã cuỗm sạch của cải tiền bạc mà bà mẹ ông dành dụm được. Chứng kiến sự tởm lợm đó, ông gia nhập Đảng Cộng Sản, và suốt đời nhìn thấy tiền bạc là muốn mửa.
Chủ nghĩa Cộng Sản, như ước mơ của những người đã từng một lòng một dạ với nó, là làm sao cho Lịch Sử nhân loại không bao giờ còn, dù chỉ một "errata" [lỗi lầm].


Phê bình văn học ở thế kỷ 20


Tìm Em như thể tìm chim
Hà-nội chết theo mối tình đầu. Tình yêu khi đó giống như căn bệnh lúc trưởng thành, là tiếng khóc chào đời. Đó còn là nỗi sợ hãi đời sống, và mong muốn có một người cùng chia sẻ. Nhưng cũng có thể đó chỉ là phản ứng của cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết. Đứa nhỏ tuy đã quen với nắng ấm Miền Nam nhưng không làm sao quên được những đợt gió bấc lạnh buốt. Hình như bằng những xôn xao, những mơ hồ như vậy tôi viết cho Lan Hương những dòng cuối cùng:
"Anh không sợ chúng ta không yêu thương nhau nhưng chỉ sợ chúng ta thương nhau nhiều quá".

1965 "Làm sao có thể quên được một người đã nói yêu mình, lần đầu tiên trong đời. Cái lần anh đón H. trên đường tới trường Gia Long, ngay lối vào vườn Tao Đàn, buổi sáng sớm sau bao năm trời xa cách, H. đã tự nhiên ngồi lên xe. Vậy là anh đã hiểu." Lần khác cô viết: "Có những đêm H. giật mình thức giấc, có thể vì nước mắt đầm đìa trên gối. H. thường khóc trong khi ngủ, mỗi lần quá cô đơn và nghĩ đến anh."
Lần Cuối Sài Gòn
"Khi em đi vô cổng trường, rồi anh đừng có đứng lại lâu vì em sẽ biết anh đang nhìn em, em phải quay lại mỉm cười nhìn anh, lũ bạn vô lớp lại có chuyện để nói..."
Lan Hương

Lần cuối cùng hẹn gặp trước khi Gấu lấy vợ. Cô đang học y khoa, ở tít mãi Chợ Lớn. Chỗ gặp là một quán Tầu khu Chợ Đũi. Nơi đây, Gấu vẫn thường ngồi, trước đó, chờ cô bé đưa em đi học tại một trường kế bên, rồi ghé.
Cô em có lần thấy, đang bữa ăn chiều như nhớ ra, kêu "chị, chị ra đây em nói cái này hay lắm: buổi sáng em thấy chị đi với anh Gấu."
Bạn bè, cô, và cô em gái vẫn gọi anh bằng cái tên đó. "Có thể bữa nào giận H. nó sẽ nói cho cả nhà nghe, nhưng cũng chẳng sao...".
Gấu ngồi chờ, cố nhớ lại những kỷ niệm cũ. Khi quá giờ hẹn 5 phút, anh bỏ đi.
Sau này, anh nghe cô kể lại:
Bữa đó, trời mưa lớn, H. đội mưa chạy xe từ Đại học Y khoa, suốt quãng đường Chợ Lớn - Sài Gòn. Cũng biết là vô ích, vô phương. Lũ bạn nói, con này điên rồi. Tới nơi, đã trễ hẹn. Thường, em vẫn trễ hẹn, anh vẫn chờ (có lần anh nói anh có cả một đời để chờ...), nhưng lần đó, em hiểu.
Chuyện của Gấu

INFLUENCE
Ảnh Hưởng
[Bài đọc tại Đại Học Torino]
Salman Rushdie
1 3
Nguyên tác

“Cho tôi một xu, và tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện thật là hay ho”, những người kể chuyện Milesian vẫn thường nói như vậy. Và những câu chuyện của Apulius về sự biến hình đổi dạng, là đã sử dụng phương cách thần kỳ của những tay kể chuyện cổ xưa đó, những câu chuyện của họ làm người nghe há hốc miệng, như muốn nuốt chửng hết tất cả. Calvino cũng có được cho ông cái đức kể chuyện này, và nhờ nó, ông kể thật là cừ, ở một trong những tác phẩm mới đây nhất của ông, “Sáu lời nhắc cho tân thiên niên kỷ” [Six Memos for the Next Millennium]: nhẹ như lông hồng, nhanh như cắt, chính xác như hai cộng hai là bốn, rõ như ban ngày, và thật rôm rả theo kiểu trăm hoa đua nở, nhà nhà đua tiếng. Những đức tốt này luôn ở trong đầu tôi, khi viết Haroun và Biển Chuyện.

Càng ngày tôi càng thấy mình bị cuốn hút vào giá trị của ghi chú thứ sáu của Calvino, vốn chưa được khai phá. Tân thiên niên kỷ tuy vừa mới xuất hiện nhưng hình như đang bị thống trị bởi  những thí dụ đáng ngại về thường hằng, với tất cả những dấu hiệu của nó: những tay chùm chăn hạng thầy, những đệ tử khùng của Quixote, những tên đầu óc bé tí bằng sợi tăm, những con ông cháu cha, bè phái, những ông tự ban cho mình là hiệp sĩ của chân lý.