logo

Nhật Ký Tin Văn

"... Xác thân ông nằm trong nghĩa địa Do Thái Mới ở Zikov cùng với mẹ và cha. Nghĩa địa bỏ trống quá nửa, thế hệ đúng ra sẽ làm đầy nơi chốn này, được chuyển tới những trại tử thần vào những năm 1940, trong đó có ba chị em của Kafka."
Peter Haigh: "Kafka in Prague, Summer 1996" (Ghi chú nhân một chuyến du lịch).
Cô gái Rose hình như đã nói ra những điều kiện thực sự của tờ khế ước, của Kafka: "Bạn chẳng thể nào biết điều bạn đang tìm, trong chính căn nhà của mình". Tội lỗi ngồi thu lu đằng sau "cánh cửa ọp ẹp của cái chuồng heo đã bỏ hoang từ bao nhiêu năm tháng..."
Khúc gỗ trên dòng thác

Để hiểu chuyện gì đã xẩy ra suốt một nửa thế kỷ tại Đông Âu, người ta phải hiểu rằng, thật muôn vàn khó khăn phát biểu, ở nơi công chúng, giữa chốn thanh thiên bạch nhật, chỉ một ý nghĩ, hay một tư tưởng bình thường, hiển nhiên; và suốt một nửa thế kỷ như thế, chỉ có vẻn vẹn một vài thời kỳ ngắn ngủi, tuy vẫn còn rủi ro, nhưng có người dám phát biểu.
Nhưng ngay cả khi không còn quá nguy hiểm, như thời kỳ Stalin, một sự thực tầm thường cũng không thể nói ra một cách giản dị, trực tiếp, mà phải theo lối ví von, bóng bẩy, nghĩa là nó phải được mã hoá, ngược lại với những lời dối trá có tính nhà nước (official), thì cứ mặt dầy mặt dạn thốt ra, ở nơi chốn đông người.
Chính vì lý do này mà sự dối trá, dưới dạng thô thiển, thô kệch của nó, lại trở nên thật dễ dàng giải mã, đối với một độc giả tương lai.
Normal Manea: Lịch sử một cuộc phỏng vấn

"Anh ta có thể kể cho bạn những điều." Conrad viết thư cho một người bạn, về Casement. "Những điều mà bạn cố
 quên đi."
Ông là Đồ Phổ Nghĩa, tôi đoán vậy.

Trong The Rings of Saturn, W.G. Sebald kể lại, ông thấy mình  tại một thành phố ven biển Anh, đang ngủ gà ngủ gật trong một chương trình của đài BBC về Roger Casement, một người Ái Nhĩ Lan, bị người Anh xử tử vào tháng Tám 1916 vì tội phản quốc. Tỉnh giấc, bàng hoàng bởi hồi ức của chính mình, và bởi những gì còn sót lại của bài nói trên BBC, ông lò mò tìm hiểu về Casement, và trí tưởng tượng càng sửng sốt thêm, khi biết được tình bạn giữa Casement và Conrad.
Hai người gặp nhau vào năm 1989 hoặc 1890, khi Casement, lúc đó chưa tới ba chục tuổi, làm việc cho Sở Hỏa Xa Congo. Trong vài tuần lễ họ chia nhau một căn phòng. Vào lúc này, Conrad đang loay hoay với cuốn Heart of Darkness ở trong đầu, còn Casement thì đang đi theo sự xúi bẩy của định mệnh của mình: trở thành một người hùng, một kẻ tuẫn đạo, và một tên phản quốc...
[Bi kịch Casement]


Tìm Em như thể tìm chim

Le domicile est suspendu au cou de l'homme,
Comme une punition
Alain
[Nơi chốn lủng lẳng ở cổ con người,
Như một sự trừng phạt].

Lan Hương, tên ở nhà là Hồng, hay Hồng Đen, do nước da hơi ngăm ngăm. Bông Hồng Đen cũng có một tiền thân, tên là Hồng, hay Hồng Con, để phân biệt với Hồng Lớn, con gái ông giáo Dực, thầy dậy học trong làng mà Gấu tôi đã nhắc tới, trong bài viết nhân chuyến trở lại nơi một thời vang bóng.
Cô Hồng Con của Gấu tôi, là con một tên địa chủ. Trong đợt đấu tố, liền sau khi Gấu tôi bỏ chạy đất bắc, cô con gái bị nhốt ở trong chính căn nhà của cha mẹ. Bị sốt thương hàn, quá khát nước, cô gái cố bò ra tới cái ao ở bên ngoài cổng, và gục chết ngay ở bờ ao.
Đấy là Gấu tôi nghe bà chị kể lại, trong lần trở về làng cũ.
Bà chị nói:
-Dạo ấy, mấy đứa nó ghép em với cô Hồng Con, em còn nhớ không?
Nhớ, sao không nhớ.
Chính vì nhớ, nên Gấu mới trở về. Lạ một điều, tại sao chị cũng nhớ chuyện con nít đó? Và chị có cảm thấy ân hận, và chán ghét cái làng của mình không?

Bông Hồng Đen, như Gấu tôi được biết, bị bịnh ung thư, và chỉ còn mấy tháng nữa là từ biệt cõi đời. Cô có hứa, qua một người bạn, sẽ gọi điện thoại cho Gấu, nhưng chờ hoài, chờ hoài...

1965. Những ngày cuộc chiến tuy chưa dữ dội nhưng đã hứa hẹn những điều khủng khiếp. Người Mỹ đổ quân xuống bãi biển Đà Nẵng, liền sau đó là lần chết hụt của tôi tại nhà hàng Mỹ Cảnh. Tất cả những sự kiện đó, mỉa mai thay, chỉ làm cho bóng ma chiến tranh thêm độc, đẹp, thêm quyến rũ và trở thành những nét duyên dáng không thể thiếu.
Của Bông Hồng Đen.
Của Sài-gòn.

Hà-nội chết theo mối tình đầu. Tình yêu khi đó giống như căn bệnh lúc trưởng thành, là tiếng khóc chào đời. Đó còn là nỗi sợ hãi đời sống, và mong muốn có một người cùng chia sẻ. Nhưng cũng có thể đó chỉ là phản ứng của cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết. Đứa nhỏ tuy đã quen với nắng ấm Miền Nam nhưng không làm sao quên được những đợt gió bấc lạnh buốt. Hình như bằng những xôn xao, những mơ hồ như vậy tôi viết cho Lan Hương những dòng cuối cùng:
"Anh không sợ chúng ta không yêu thương nhau nhưng chỉ sợ chúng ta thương nhau nhiều quá".

Lần Cuối Sài Gòn

Influence
Ảnh Hưởng
[Bài đọc tại Đại Học Turin]
Salman Rushdie
Ở Dickens, những chi tiết về nơi chốn và những tập tục xã hội đều như được chạm trổ, bằng một ngọn bút nhọn hoắt, của một chủ nghĩa hiện thực tàn nhẫn, bằng một sự chính xác chi ly, rất ư tự nhiên, tựa như trời sinh ra là phải như thế. Trên cái nền hiện thực này, ông bầy ra những nhân vật ngoại khổ của ông, những nhân vật mà chúng ta chẳng có một cách chọn lựa nào khác, là tin vào chúng, bởi vì chúng ta không thể nào không tin, cái thế giới mà chúng sống ở trong đó. Vì vậy, tôi đã cố gắng làm điều này, ở trong cuốn tiểu thuyết Những Đứa Con Giờ Tí của tôi: Trên cái nền xã hội và lịch sử được quan sát một cách thật là chi ly - hay nói một cách khác - trên cái hạ tầng cơ sở của một nước Ấn Độ "thực", tôi nhét vào đó, ý niệm "không thực" của tôi, về những đứa trẻ sinh vào đúng giờ tí, tức là nửa đêm, thời điểm Ấn Độ tuyên bố độc lập; được ban cho những quyền lực thần kỳ, do đẻ vào đúng giờ linh, những đứa trẻ một cách nào đó, chính là sự nhập thế, của cả hai, những hy vọng và những sai sót của cuộc cách