Tôi không muốn
làm cho bạn có cảm tưởng là người Chile chúng tôi xấu xí, chúng tôi
cũng có những đức tính... Nào, chúng tôi là một dân tộc với tâm hồn thi
ca. Đây không phải lỗi ở chúng tôi, mà do phong cảnh. Chẳng ai đẻ ra ở
một xứ sở đẹp đẽ đến như thế mà lại có thể chống lại cái bản năng, nỗi
thèm thuồng làm nhà thơ? Tại Chile, bạn lật một hòn đá lên, và thay vì
thấy một con thằn lằn, thì lại là một bài thơ, hoặc một mẩu ca dao, lục
bát. Isabel
Allende:
Xứ sở mà tôi bịa đặt ra
"Anh
ta có thể kể cho bạn những
điều." Conrad viết
thư cho một người bạn, về Casement. "Những điều mà bạn cố quên đi."
Ông là Đồ
Phổ Nghĩa, tôi đoán vậy.
Trong The Rings of Saturn,
W.G. Sebald kể lại, ông thấy mình tại một
thành phố ven biển Anh, đang ngủ gà ngủ gật trong một chương trình của
đài BBC về Roger Casement, một người Ái Nhĩ Lan, bị người
Anh xử tử vào tháng Tám 1916 vì tội phản quốc. Tỉnh giấc, bàng hoàng
bởi hồi ức của chính mình, và bởi những gì còn sót lại của bài nói trên
BBC, ông lò mò tìm hiểu về Casement, và trí tưởng tượng càng sửng sốt
thêm, khi biết được tình bạn giữa Casement và Conrad.
Hai người gặp nhau vào năm 1989 hoặc 1890, khi Casement, lúc đó chưa
tới ba chục tuổi, làm việc cho Sở Hỏa Xa Congo. Trong vài tuần lễ
họ chia nhau một căn phòng. Vào lúc này, Conrad đang loay hoay với cuốn
Heart of Darkness
ở trong đầu, còn Casement thì đang đi theo sự xúi bẩy
của định mệnh của mình: trở thành một người hùng, một kẻ tuẫn đạo, và
một kẻ phản quốc... [Bi kịch Casement]
Nghề Đọc
Bernard
Pivot, em-xi [MC] chương trình văn học D' Apostrophes trên TV
Tây, trong cuốn Métier de Lire,
đã kể lại với nhà báo Pierre Nora, về những cuộc gặp gỡ giới viết văn
thế giới qua chương trình trên.
- Chương trình nào tới bi giờ vẫn còn gây ấn tượng ở nơi ông?
Hai tay nhà văn, đều là Nga cả, một, Nabokov, một Soljenitsyne, là hai
độc chiêu [scoop] đẹp nhất của tôi. Trước ông khổng lồ, một kẻ sống sót
ba trận "đại" hồng thuỷ của thế kỷ 20: chiến tranh, ung thư và những
trại tù cải tạo, tôi thấy mình nhỏ bé như một chú lùn. Đây là lần đầu
tiên tại Pháp, người ta có thể tiếp cận, sờ mó, nhìn, và nghe người
chứng tố cáo số một chủ nghĩa cộng sản Stalin, chủ nghĩa cộng sản ngắn
gọn.
Cuộc gặp gỡ trên là vào tháng Tư, 1975. Mười lăm năm sau, những người
hiện diện trong chương trình còn nhớ, Soljenitsyne đã chống lại việc
người Mỹ bỏ của chạy lấy người tại Việt Nam, và ông đã tiên đoán, miền
bắc sẽ "nắm lấy" [mainmise] miền nam.
Người ta đã chê trách tôi, là tại sao không mời thêm một tay trí thức
cộng sản, nhưng chẳng lẽ lại để một con rệp bên cạnh một người khổng
lồ, trước ống kính của Lịch sử?
Thú vị nhất, theo Pivot, là người khổng lồ Soljenitsyne đã tiên đoán,
[trong lần gặp sau đó], là
ông ta sẽ sống sót, và chứng kiến chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ, và
ông sẽ trở về quê hương:
"Trong thâm tâm, tôi cảm thấy, tôi tin tưởng, tôi sẽ trở về quê hương,
và còn sống nhăn." [J'ai en moi le sentiment, la conviction, que je
reviendrai, vivant, dans ma patrie".]
Tôi [Pivot] còn nhớ phản ứng của mình: ngưỡng nể, và không thể nào tin
nổi!
Tìm Em như
thể tìm chim
Le domicile est suspendu au
cou
de l'homme,
Comme
une punition
Alain
[Nơi chốn lủng
lẳng ở cổ con người,
Như một sự
trừng phạt].
Lan Hương, tên
ở nhà là Hồng, hay Hồng Đen, do nước da hơi ngăm ngăm.
Bông Hồng Đen cũng có một tiền thân, tên là Hồng, hay Hồng Con, để phân
biệt với Hồng Lớn, con gái ông giáo Dực, thầy dậy học trong làng mà Gấu
tôi đã nhắc tới, trong bài viết nhân chuyến trở lại nơi một thời vang
bóng.
Cô Hồng Con của Gấu tôi, là con một tên địa chủ. Trong đợt đấu tố, liền
sau khi Gấu tôi bỏ chạy đất bắc, cô con gái bị nhốt ở trong
chính căn nhà của cha mẹ. Bị sốt thương hàn, quá khát nước, cô gái cố
bò ra tới cái ao ở bên ngoài cổng, và gục chết ngay ở bờ ao.
Đấy là Gấu tôi nghe bà chị kể lại, trong lần trở về làng cũ.
Bà chị nói:
-Dạo ấy, mấy đứa nó ghép em với cô Hồng Con, em còn nhớ không?
Nhớ, sao không nhớ.
Chính vì nhớ, nên Gấu mới trở về. Lạ một điều, tại sao chị cũng nhớ
chuyện con nít đó? Và chị có cảm thấy ân hận, và chán ghét cái làng của
mình không?
Bông Hồng Đen, như Gấu tôi được biết, bị bịnh ung thư, và chỉ còn mấy
tháng nữa là từ biệt cõi đời. Cô có hứa, qua một người bạn, sẽ gọi điện
thoại cho Gấu, nhưng chờ hoài, chờ hoài...
1965.
Những
ngày cuộc chiến tuy chưa dữ dội nhưng đã hứa hẹn
những điều khủng khiếp. Người Mỹ đổ quân xuống bãi biển Đà Nẵng, liền
sau đó là
lần chết hụt của tôi tại nhà hàng Mỹ Cảnh. Tất cả những sự kiện đó, mỉa
mai
thay, chỉ làm cho bóng ma chiến tranh thêm độc, đẹp, thêm quyến rũ và
trở thành
những nét duyên dáng không thể thiếu.
Của
Bông Hồng Đen.
Của
Sài-gòn. Lần Cuối
Sài Gòn
Influence
Ảnh Hưởng
[Bài đọc tại Đại Học Turin]
Salman Rushdie
Từ sự
kiện, có cái chuyện ảnh hưởng xuyên qua rào cản văn hóa, ngôn ngữ,
chúng ta có thể suy ra một điều, về bản chất của văn chương: rằng (hãy
cho phép tôi tạm quên đi cái ẩn dụ nước nôi trơn tuột ở trên], những
cuốn sách có thể sinh ra từ những bào tử, được gió mang đi khắp
nơi,
hay
là từ những gốc rễ đặc biệt, mang tính địa phương, vốn bám chặt
lấy từng tác giả. [Gấu tôi tự hỏi làm sao cái chất miền nam của
Faulkner lại có ở trong những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chẳng hạn,
và Rushdie bèn trả lời], có những họ hàng quốc tế của những từ ngữ,
cũng như những bộ lạc rất thân quen gần gụi, về đất cát, và về máu mủ.
Đôi khi - thí dụ như trường hợp ảnh hưởng của James Joyce lên chính tác
phẩm của Samuel Beckett [hai người đều là dân Ái Nhĩ Lan],
rồi tiếp liền đó, là ảnh hưởng của Beckett lên tác phẩm của Harold
Pinter với cùng một mức độ như của Joyce trên Beckett - chúng ta có cảm
tưởng về một triều đại vua chúa tiếp nối nhau,
hay một ngọn đuốc chuyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, thật rõ ràng,
và cũng thật mãnh liệt. Trong những trường hợp khác, những nối kết quen
quen như thế tuy không hiển nhiên bằng, nhưng chưa chắc đã kém phần
mãnh liệt.
Lần đầu tiên đọc tiểu thuyết Jane Austen, từ một xứ sở, thời đại
thật
là xa vời so với nền học vấn, sự dạy dỗ và nơi chốn trưởng thành của
tôi, là thành phố lớn Bombay giữa thế kỷ 20, điều làm tôi sửng sốt, là
tại làm sao, bằng cách nào, những nhân vật nữ của bà lại Ấn Độ, lại
đương thời đến như thế; cứ như tôi có thể "sờ" thấy họ. Những người đàn
bà thông minh, sôi nổi, lưỡi nhọn hoắt, lúc nào cũng như muốn xổ lồng,
muốn bay bổng, nhưng bị "cấm cung" ("huis clos", tiếng Pháp trong
nguyên bản) bởi thói đời chật hẹp, vùng vẫy chi đâu thì cũng chỉ trong
bốn bức tường của những cuộc khiêu vũ gia đình, nhằm săn cho được một
ông chồng; những nhân vật như thế, người ta có thể gặp ở bất cứ đâu
đâu, trong xã hội trưởng giả Ấn Độ. Ảnh hưởng của Jane Austen trên cuốn Sáng Ngày, Clear Light of the Day,
của Anita Desai và trên Một Cậu Trai
Dễ Bảo, A Suitable Boy,
của Vikram Seth, thật hiển nhiên.