Ghi
chú, tài liệu những ngày Conrad ở Congo không nhiều,
chúng ta không biết tác giả có gặp nhân vật kể trên không, nhưng một
tay du
lịch đã nghe câu chuyện Van Kerckhoven chuyên thu gom đầu người, đó là
Roger
Casement, một trong những bạn tốt ở Phi châu của tác giả. Casement sau
nổi
tiếng vì tranh đấu cho nhân quyền, và là một nhà ái quốc Ái nhĩ lan;
một trong
số hiếm hoi, đen hay trắng, tác giả gặp ở Phi châu: một người suy nghĩ,
giỏi ăn
nói, rất thông minh, và rất có cảm tình, Conrad viết trong nhật ký về
bạn.
(Roger Casement 1864-1916, có thời kỳ làm cho Sở Hỏa Xa Congo.
Ông sau bị người Anh treo cổ, vì hoạt động nhân quyền). Vài năm sau, cả
hai
chạy lại, ôm lấy nhau, trong một tiệm ăn Luân-đôn, rồi sau đó, kéo tới
câu lạc
bộ thể thao, Sports Club, nói chuyện cho tới 3 giờ sáng. Đó là trước
khi Conrad
viết Giữa Lòng Đen. Casement có tài ăn nói thật khác thường, và cái kho
chuyện
của ông chắc chắn đã ảnh hưởng Conrad, về viễn ảnh của một đại lục.
"Anh
ta có thể kể cho bạn những điều." Conrad viết thư cho một người bạn, về
Casement. "Những điều mà bạn cố quên đi."
Ông là Đồ Phổ Nghĩa, tôi đoán vậy.
Trên
tờ Điểm Sách Nữu Ước, số đề ngày 27 tháng Năm 2004, qua
bài viết Bi Kịch Roger Casement, Colm Tóibín, hiện sống tại Dublin, tác
giả
những cuốn như The Story of the
Night, The Blackwater Lightship [lọt
vào danh
sách chót giải Booker 1999], điểm một số tác phẩm mới xb về nhà ái quốc
Ái Nhĩ
Lan bị người Anh buộc tội phản quốc và xử tử này.
Roger Casement: The Black Diaries,
tác giả Jeffrey Dudgeon,
nhà xb Belfast, 659 trang,
25 Anh
kim.
Sir Roger Casement's
Heart of Darkness: The 1911 Documents,
Angus Mitchell. Dublin:
Irish
Manuscripts Commission, 816 trang, 75 Anh kim.
The Eyes of Another Race:
Roger Casement's Congo Report and
1903 Diary, Séamus Ó Síocháin và Michael O'Sullivan biên tập. Dublin:
University College Dublin Press, 366 trang, 34.95 Anh kim [bìa mỏng].
Roger Casement in Death,
or Haunting the Free
State.
W.J. McCormack. Dublin:
University College Dublin Press, 240 trang, 27.95 Anh kim [bìa mỏng].
Do Dufour
Editions phát hành tại Mỹ.
Trong The Rings of Saturn, W.G.
Sebald kể lại, ông thấy mình
ngủ gà ngủ gật khi nghe đài BBC, trong một bài nói về Roger Casement,
bị người
Anh xử tử vào tháng Tám 1916 về tội phản quốc. Khi tỉnh giấc, ông vẫn
còn bị
trí tưởng tượng đeo đuổi, vì tình bạn giữa ông này và nhà văn Conrad,
một trong
những tác giả ruột của ông...
TÔI LÀ KẺ KHÁC
tặng Văn
1.
Tôi là kẻ
khác là Rimbaud
từ bỏ văn
chương chuyện lảm nhảm
thám hiểm
trong rừng sâu lang bạt
ngoài sa mạc
tìm mình tìm thế giới
đời lộng
gió phiêu lưu.
Tôi
là
Borges thông tuệ và đui mù
tôi phán
về triết học về văn hóa
lạnh đêm
đông tôi thèm một tô phở
thèm được
ôm được vật lộn người
con gái tôi yêu
và tôi
phán về triết học về văn
hóa.
2.
Tôi
là đứa
con gái Việt nam tám
tuổi làm điếm ở Nông Pênh
tôi cười
cùng tên Mỹ to con ưa sờ
mó con nít
da thịt tôi rách nát xác thân
tôi bầm dập
tôi mút
cây cà rem
tôi thèm
kẹo ngọt nước đá nhận.
Tôi
là gã
thương binh cụt hai tay
hai chân
là khối
thịt miểng pháo kích cùng
mình
trong cuộc
chiến vô nghĩa
tôi thèm
được làm người
được làm
người, nguyên vẹn.
Tôi
là gã
cùi lở bò lết như côn
trùng
đau buốt
ngàn kim đâm
tôi thèm
được làm người
được làm
người bình thường
đi cày bừa
có vợ con
đưa võng
trưa hè, ca hát đêm
trăng
tôi thèm
được làm người.
3.
Tôi
là kẻ
đi tìm vô vọng
kẻ
làm thơ
viết những dòng vô ích
kẻ
tìm
Chúa trong chùa , tìm Phật
trong nhà thờ
kẻ xé
muôn
nghìn mảnh
nát
tan
trong dòng đời hỗn độn.
tháng 1 -04
Nguyễn Hà Tuệ
PHỤ
CHÚ: Tối 23-1-04 đài truyền hình
Mỹ NBC chiếu phóng sự về cuộc giải
thoát một
số trẻ em Miên và Việt (chỉ từ năm đến
mười tuổi) bị ép buộc làm gái điếm ở Nông Pênh. Trên VIỆT BÁO daily
news ngày 24-2-04
có bài của Phạm Phong Dinh
tường thuật lại phim phóng sự ấy.
Đi tìm nàng Lô
Lời
nguyền của Kiều Nhí số một
Curse of the first Lolita
1989.
Trong một bài viết sau tác phẩm, Nabokov kể lại, phút
hạnh ngộ giữa ông và cô bé kiều diễm, thời gian ông bị những cơn đau
đầu thường
trực hành hạ. Và một thoáng nàng - la palpitation de Lolita - đã lung
linh xuất
hiện, khi ông đọc mẩu báo, thuật câu chuyện về một nhà bác học đã thành
công
trong việc dậy vẽ cho một chú khỉ ở một vườn thú. "Tác phẩm đầu tay"
của "con vật đáng thương" là hình ảnh mấy chấn song của cái chuồng
giam giữ nó.
Trong chuyến đi dài chạy trốn
quê hương, trong mớ sách vở
vội vã mang theo, tôi thấy hai cuốn, một của Nabokov, và một của
Koestler.
Tôi đã đọc "Darkness at Noon" qua bản dịch
"Đêm hay Ngày" do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ xuất bản cùng một thời với
những cuốn như "Tôi chọn Tự do"... Chúng vô tình đánh dấu cuộc di cư
vĩ đại với gần một triệu người, trong có một chú nhỏ không làm sao quên
nổi
chiếc chuồng giam giữ thời ấu thơ của nó: Miền Bắc, Hà-nội.
Lần thứ nhì bỏ chạy quê hương, cùng nỗi nhớ Sài-gòn là sự
thật đắng cay mà tuổi già càng làm thêm cay đắng: Một giấc mộng, dù lớn
lao dù
lý tưởng cỡ nào, không thể làm sống lại, chỉ một sợi nắng ấm Sài-gòn:
Trong
những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng thành phố thức giấc trong tôi,
tôi lại
tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa
cũ, cố tìm
cách sống lại phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời
đó mới
đáng kể.
Tôi đọc lại Nabokov và lần ra sợi dây máu mủ, ruột thịt giữa
tác giả-nhà văn lưu vong-con vật đáng thương-nàng nymphette tinh quái.
Đọc lại
Koestler để hiểu rằng, tuổi trẻ của tôi và của bao lớp trẻ sau này, đều
bị trù
yểm, bởi một ngày mai có riêng một con quỷ của chính nó: Miền Bắc,
Hà-nội.
[NQT: Lần Cuối Sài Gòn].
Vào một dịp khác, Nabokov cho
biết, một thoáng nàng đã tóm
lấy ông, vào cuối 1939 đầu 1940 ở Paris. Lần đầu ông viết bằng tiếng
Nga, nhân
vật không tên sau có tên là Humbert Humbert, là một gã Trung Âu,còn
kiều nhí,
một em đầm vô danh, nơi chốn:Paris và Provence. Sau đó, ông chán, "và
huỷ
bỏ nó". Nhưng sau lại kiếm thấy, và được xuất bản với cái tên "The
Enchanter" [Ảo Thuật Gia].
Trong mục Sổ Tay số 26 tháng Ba, tờ TLS cho biết, theo nhà
phê bình người Đức, Michael Maar, một thoáng nàng xẩy ra ở Berlin, chứ
không
phải ở Paris, và cũng không xẩy ra cho nhà văn Nga, mà một người Đức
tên Heinz
von Lichberg, một ký giả sau có cảm tình với Nazi. Truyện ngắn Lolita,
20
trang, được xuất bản vào năm 1916. Theo TLS, Nabokov sau 1916 có sống ở
Berlin,
và có thể đã đọc Lolita, và "bậc thầy" [the master] đã biến truyện
ngắn tầm thường kia ["It is not a great artistic merit], thành một tác
phẩm văn học [a work of art].
Trên tờ TLS số tiếp theo, ngày
2 tháng Tư, Michael Maar kể
lại cuộc đi tìm nàng Lô của ông.