logo

Nhật Ký Tin Văn

Ba Mươi Tháng Tư

Đọc Ngọc Tư
Tôi nghĩ, những người nhận xét văn học Việt Nam bi giờ ẹ quá, là do, họ chưa hề cảm nhận, có một nền văn học khác hẳn nền văn học của miền bắc. Nền văn học của miền bắc, theo tôi, là một nền văn học chưa hề biết đến cái cảm thức, thế nào là yếu đuối. Thế nào là từ dưới ngó lên. Sự  thất bại của Tự Lực Văn Đoàn cho thấy cái nhìn kẻ cả ở trên cao ngó xuống người dân quê mở đường cho nền văn chương 'hiện thực xã hội chủ nghĩa", cho chính sách "tam cùng", của Cộng Sản.
Liệu những nhà văn miền nam theo miền bắc, khi viết Hòn Đất, Những Bức Thư Từ Tuyến Đầu Tổ Quốc, họ cảm nhận ra sự yếu đuối của miền nam, và cầu cứu người anh em ruột thịt miền bắc? (1)
Chiến thắng miền nam càng làm cho nó - nền văn học cách mạng, chuyên chính vô sản, cái nhìn sử thi... -  một thêm kiêu hãnh Lẫm liệt một thời Nguyễn Khải đã từng tự hào.
Phải nhìn như thế, mới thấy tầm mức, ảnh hưởng, sự quan trọng, và cần thiết, của những nhà văn như là DTH, hay NHT.
Và, lẽ tất nhiên,
Nguyễn Ngọc Tư.
Đọc lại Lạc Đạn
Đọc Borges
Vào một buổi sáng tháng Tư, có một người, khi nhìn những đoàn quân tiến vào thành phố, đã vui mừng thốt lên, như vậy là ta sẽ chẳng bao giờ phải viết nữa. Trước đó có một người, thay vì đếm những giờ phút cuối cùng của đời mình, mơ Đức Phật trở lại với thế gian này. Đọc Borges, tôi bỗng nhớ đến họ. Và xin tặng bản chuyển ngữ cho những ai đã từng được Thượng Đế ban cho một phép lạ bí ẩn, như nhân vật trong truyện ngắn sau đây...
Phép Lạ Bí Ẩn
Đọc
Thơ Thanh TâmTuyền
đêm đông ở k2 tân lập
xuân
 Tên Người Yêu Dấu

Trên đỉnh đèo Hải Vân
Nếu nhớ quê hương
Muốn chết
Vũ Đạo Ánh
Chiến tranh vẫn còn (đến khi nào)
Đồn đóng sườn núi
Ngó biển không
Chiều chẳng mặt trời
Một mình rừng
Mây lõa thể
Vũ Đạo Ánh
Đập cụt cổ chai bia
Lấy súng bắn lên không
Đạn chì sẽ ghim ngực tao lép
Vũ Đạo Ánh
Chím én vẫn bay đầy đàn trên trời chiều đường phố Sài Gòn
7 - 58
II
Khóc đi Nguyễn
Mùa này gió biển thổi điên lên lục địa
Trời thành phố ngục tù
Màu xanh thoảng tiếng cười của kỷ niệm bâng quơ
Canh bạc về khuya
Viên đạn lăn đã mỏi
Chiếc đĩa quay không ngừng
Rồi đó bệnh tật và nghèo đói
Trở về căn nhà [chúng ta]
Chăn chiếu héo khô
Giống chiếc quan tài của Thoại
Khóc đi Nguyễn
Trong giấc mộng hằng đêm
Sân khấu lặng thinh
Mưa dột trên sàn gỗ
Mồ hôi giữa ngực và lưng
Những hàng ghế thầm muốn hỏi
Sao không một ánh nến
Không người nào
Mang một vòng hoa
Ném lên nhà mồ ấy
[Khóc đi Nguyễn]
Khi tỉnh dậy
Chẳng một ai ôm mình
Đêm dài tiếng kèn thê thiết
Thổi trên môi ung độc người nhạc sĩ đen
Tội lỗi nhét đầy hai con mắt ngây ngô

Kể lể toàn chuyện tình vô vọng
Với một mình cấu lấy tóc mình
[Phương ơi]

 
Khóc đi Nguyễn
8-58

Chú thích:
1. Vũ Đạo Ánh: Một người bạn của nhà thơ, sĩ quan VNCH, tử trận [tại Bình Dương?], người được đề tặng nơi trang đầu cuốn Bếp Lửa, của TTT.
2. Quách Thoại: Thi sĩ, (em trai Lý Hoàng Phong, chủ trương tờ báo Văn Nghệ), đã mất vì bịnh lao, tại Sài Gòn trước 1975.
3. Nguyễn: Chắc là Trần Lê Nguyễn, kịch tác gia, thi sĩ, thuộc nhóm Sáng Tạo.
Những chữ in nghiêng, và ngày tháng, không có trong tập thơ Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy, nhà xb Sáng Tạo, nhưng có trong bài thơ được đăng trên báo Khởi Hành của Viên Linh, số tháng 11, 2001.
NQT

Hà Nội, Thiệp và Gấu (5)
Tiểu Thuyết Chưa Chết
[Nguyên bản tiếng Anh]