Nước Pháp đã dâng tặng cho
đương thời một món quà quí và hiếm, ở nơi Simone Weil. Sự xuất hiện của
một nhà văn như thế ở thế kỷ 20, là chống lại mọi luật lệ về điều có
thể xẩy ra, tuy nhiên, chuyện không thể xẩy ra, vẫn xẩy ra.
Hàng triệu người bị giết trong Đệ Nhất Thế Chiến, hàng triệu người bị
giết hay bị tra tấn đến chết ở Nga trong, và sau cách mạng, và những
nạn nhân không thể đếm được, do Nazi và Đệ Nhị Thế Chiến. Tất cả những
chuyện đó đè nặng lên suy nghĩ của Âu Châu. Với tôi, có vẻ như Âu Châu
cứ loay hoay với chỉ một vấn đề thật xưa thật cũ, nhưng mọi người đều
cảm thấy xấu hổ, nhục nhã, khi phải nói ra.
Vấn đề đó là: Ai có thể biện minh cho sự đau khổ của những con người vô
tội?
Milosz : Sự quan trọng của Simone Weil.
Dimitri Karamazov [nhân vật của
Dostoevski] nói: "Chúng ta nên yêu cuộc đời, nhiều hơn là yêu ý nghĩa
của cuộc đời".
Octavio Paz trích dẫn, trong một bài viết về Dos [trong
Về Thi Sĩ và Những
Người Khác, nhà xb Arcade NY 1990].
Rất ít người trong số chúng ta
có thể nhìn vào tận mắt, một Solzhenitsyn, hay một Nadejda Mandelstam.
Cái
tội lỗi đó đã đóng khằn ở nơi chúng ta, và - thảm thương thay, đây
chính là số kiếp, như bị trời đầy - nó đóng khằn ở ngay trong những gì
mà chúng ta viết ra. Tôi nói điều này với sự buồn thảm, và với sự nhục
nhã, tủi hổ.
Mexico, Tháng
Ba, 1974.
Octavio Paz:
Considering
Solzhenitsyn: Dust After
Mud [Arcade,
NY 1990].
Quần đảo Gulag
không phải là một cuốn sách về triết học chính trị, nhưng mà là một tác
phẩm về lịch sử; nói rõ hơn, đây là một
chứng cứ - chứng cứ theo nghĩa cổ xưa nhất của nó: chỉ những kẻ
tuẫn nạn mới đích thị là những chứng nhân - về một hệ thống kìm kẹp
được thành lập vào năm 1918, bởi những người Bôn-sê-vích và hệ thống
kìm kẹp này cứ thế "sống sót" cho tới tận ngày hôm nay, mặc dù có thời
gian hơi có vẻ nhân bản, như thời kỳ Khrushchev, và không còn quá ghê
tởm,
như thời kỳ Stalin.
Octavio Paz:
Trường hợp Solzhenitsyn:
Bụi Sau Bùn.
Ba Mươi
Tháng Tư
Đọc lại
Lạc Đạn
Đọc Borges
Vào một
buổi sáng tháng Tư, có một người, khi nhìn
những đoàn quân
tiến vào
thành phố, đã vui mừng thốt lên, như vậy là ta sẽ chẳng bao giờ phải
viết nữa.
Trước đó có một người, thay vì đếm những giờ phút cuối cùng của đời
mình, mơ
Đức Phật trở lại với thế gian này. Đọc Borges, tôi bỗng nhớ đến họ. Và
xin tặng
bản chuyển ngữ cho những ai đã từng được Thượng Đế ban cho một phép lạ
bí ẩn,
như nhân vật trong truyện ngắn sau đây...
Phép
Lạ Bí Ẩn
Đọc
Thơ Thanh TâmTuyền
đêm
đông ở k2 tân
lập
xuân
Tên Người Yêu Dấu
Trên đỉnh đèo Hải Vân
Nếu nhớ quê hương
Muốn chết
Vũ Đạo Ánh
Chiến tranh vẫn còn (đến khi nào)
Đồn đóng sườn núi
Ngó biển không
Chiều chẳng mặt trời
Một mình rừng
Mây lõa thể
Vũ Đạo Ánh
Đập cụt cổ chai bia
Lấy súng bắn lên không
Đạn chì sẽ ghim ngực tao lép
Vũ Đạo Ánh
Chím én vẫn bay đầy đàn trên trời chiều đường phố Sài Gòn
7 - 58
II
Khóc đi Nguyễn
Mùa này gió biển thổi điên lên lục địa
Trời thành phố ngục tù
Màu xanh thoảng tiếng cười của kỷ niệm bâng quơ
Canh bạc về khuya
Viên đạn lăn đã mỏi
Chiếc đĩa quay không ngừng
Rồi đó bệnh tật và nghèo đói
Trở về căn nhà [chúng ta]
Chăn chiếu héo khô
Giống chiếc quan tài của Thoại
Khóc đi Nguyễn
Trong giấc mộng hằng đêm
Sân khấu lặng thinh
Mưa dột trên sàn gỗ
Mồ hôi giữa ngực và lưng
Những hàng ghế thầm muốn hỏi
Sao không một ánh nến
Không người nào
Mang một vòng hoa
Ném lên nhà mồ ấy
[Khóc đi Nguyễn]
Khi tỉnh dậy
Chẳng một ai ôm mình
Đêm dài tiếng kèn thê thiết
Thổi trên môi ung độc người nhạc sĩ đen
Tội lỗi nhét đầy hai con mắt ngây ngô
Kể lể toàn chuyện tình vô vọng
Với một mình cấu lấy tóc mình
[Phương ơi]
Khóc đi Nguyễn
8-58
Chú thích:
1. Vũ Đạo Ánh: Một người bạn của nhà thơ, sĩ quan VNCH, tử
trận [tại Bình Dương?], người được đề tặng nơi trang đầu cuốn Bếp Lửa,
của TTT.
2. Quách Thoại: Thi sĩ, (em trai Lý Hoàng Phong, chủ trương
tờ báo Văn Nghệ), đã mất vì bịnh lao, tại Sài Gòn trước 1975.
3. Nguyễn: Chắc là Trần Lê Nguyễn, kịch tác gia, thi sĩ,
thuộc nhóm Sáng Tạo.
Những chữ in nghiêng, và ngày tháng, không có trong tập thơ
Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy, nhà xb Sáng Tạo, nhưng
có trong bài thơ được đăng trên báo Khởi Hành của Viên Linh,
số tháng 11, 2001.
NQT