Nhật
Ký Tin Văn
|
Dimitri Karamazov [nhân vật
của
Dostoevski] nói: "Chúng ta nên yêu cuộc đời, nhiều hơn là yêu ý nghĩa
của cuộc đời".
Octavio Paz trích dẫn, trong một bài viết về Dos [trong Về Thi Sĩ và Những
Người Khác, nhà xb Arcade NY 1990].
Rất ít người trong số chúng ta
có thể nhìn vào tận mắt, một Solzhenitsyn, hay một Nadejda Mandelstam.
Cái
tội lỗi đó đã đóng khằn ở nơi chúng ta, và - thảm thương thay, đây
chính là số kiếp, như bị trời đầy - nó đóng khằn ở ngay trong những gì
mà chúng ta viết ra. Tôi nói điều này với sự buồn thảm, và với sự nhục
nhã, tủi hổ.
Mexico, Tháng
Ba, 1974.
Octavio Paz: Considering
Solzhenitsyn: Dust After
Mud [Arcade,
NY 1990].
Quần đảo Gulag
không phải là một cuốn sách về triết học chính trị, nhưng mà là một tác
phẩm về lịch sử; nói rõ hơn, đây là một
chứng cứ - chứng cứ theo nghĩa cổ xưa nhất của nó: chỉ những kẻ
tuẫn nạn mới đích thị là những chứng nhân - về một hệ thống kìm kẹp
được thành lập vào năm 1918, bởi những người Bôn-sê-vích và hệ thống
kìm kẹp này cứ thế "sống sót" cho tới tận ngày hôm nay, mặc dù có thời
gian hơi có vẻ nhân bản, như thời kỳ Khrushchev, và không còn quá ghê
tởm,
như thời kỳ Stalin.
Octavio Paz: Trường hợp Solzhenitsyn:
Bụi Sau Bùn.
Ba Mươi
Tháng Tư
Đọc lại
Lạc Đạn
Đọc Borges
Vào một
buổi sáng tháng Tư, có một người, khi nhìn
những đoàn quân
tiến vào
thành phố, đã vui mừng thốt lên, như vậy là ta sẽ chẳng bao giờ phải
viết nữa.
Trước đó có một người, thay vì đếm những giờ phút cuối cùng của đời
mình, mơ
Đức Phật trở lại với thế gian này. Đọc Borges, tôi bỗng nhớ đến họ. Và
xin tặng
bản chuyển ngữ cho những ai đã từng được Thượng Đế ban cho một phép lạ
bí ẩn,
như nhân vật trong truyện ngắn sau đây...
Phép
Lạ Bí Ẩn
Đọc
Thơ Thanh TâmTuyền
Đầu
năm 78 ở Lào Kay lần đầu tiên nhận được thư nhà, biết
tin anh đi xa. (Vợ tôi viết: "Bố nuôi của Thái đã về quê ngoại sống,
không
còn ở Sài Gòn nữa"), tôi như chợt tỉnh sau giấc hôn thụy. Bài Nhớ Thi
Sĩ viết vào
lúc ấy đề tặng một thi sĩ đã mất và gửi
Anh, một thi sĩ lưu lạc
khi
chúng tôi nghĩ chắc không còn ngày gặp lại. Trong những lời thơ vẳng
trong tôi
bấy giờ có cả lời thơ anh.
Thanh
Tâm Tuyền: Trong Đất Trời Nhau
[Tưởng niệm Mai Thảo, tạp chí Thơ, số Mùa Xuân 1998.]
Bài
nhớ thi sĩ
Sáng
nay thức giấc trong nhà giam
Anh nhớ những câu thơ
viết thời trẻ
Bừng cháy trong lòng
anh bấy lâu
U ám quạnh quẽ
Ánh lửa mênh mang
buổi tình đầu
Mưa bụi rì rào
Gió náo nức mù tối
Trễ muộn mùa xuân
trên miền cao
Đang lay thức rừng
núi biên giới
Đã qua đã qua chuỗi
ngày lạnh lẽo anh tự nhủ
Cũng qua cơn khô hạn
khác thường
Tắt theo ngọn nắng
chon von mê hoặc
Đầu óc quái gở
Từng thiêu đốt anh
trên đồi theo vào đêm
Hành hạ anh đớn đau
Từ bao giờ anh đứng
trân trối cô đơn
Hôn ám trời sơ khai
nhìn qua song tù ngục
Hoang vu lời thơ ai
reo hát cùng cỏ lá heo hút
Dẫn đưa anh về tận
nẻo nguồn
Chốn bình minh lẩn lút
(Bình minh bình minh
anh kêu khẽ cảm động muốn khóc
Mai Mai xa Mai như
hoa Mai về
Tình thơ hôm nay)
Em, em có hay kẻ tội
đồ biệt xứ
Sớm nay về ngang cố
quận
Xao xuyến ngây ngô
hắn dọ hỏi bóng tối sâu thẳm
Đêm vây hãm lụn dần
Thủ thỉ mưa ru ngày
khốn đốn
Em, soi bóng em hồn
nhiên trên lối thời gian
Lặng lẽ anh gầy nhóm
lửa tinh mơ đầm ấm.
Lào Kay 4/78
Vĩnh Phú 1/79
Thanh Tâm Tuyền
Thơ Ở Đâu Xa
Ghi chú của tác giả:
Già Ung: Giuseppe Ungaretti (1898-1970). Thi sĩ Ý.
Ghi chú của người sao lục:
Bài Nhớ Thi Sĩ của
Thanh Tâm
Tuyền, qua thi sĩ Nguyễn Hà
Tuệ, còn là sĩ quan cải tạo, đã được nhạc sĩ Hồ Đăng Tín phổ nhạc, hát
giữa bạn
tù, tại trại Tân Lập K2.
Độc giả [Thính giả?] đầu tiên của bài thơ, là trại viên
Nguyễn Chí Kham, như tác giả Nắng
Hồng Phương Nam
cho biết.
Trong đất trời nhau,
là từ thơ Mai Thảo: Trong đất trời
nhau
mình vẫn gần. Biết tin
anh đi xa, là để chỉ Mai Thảo đã vượt thoát. Quê
ngoại
là hải ngoại.
Hôn thụy, như Gấu
tôi được biết, là chữ của Tô Thuỳ Yên,
khi
chuyển từ "coma" [hôn mê] sang tiếng Việt. Trong một lần hai anh em
ngồi Quán Chùa, TTT
tâm đắc với từ này, và gật gù, 'luý' dịch từ này, hay thật!
Hà Nội,
Thiệp và Gấu (5)
Tiểu
Thuyết Chưa Chết
1, 2, 3 Nguyên bản tiếng Anh
|
|