Nhật
Ký Tin Văn
|
25.03.2004
Cao Hành Kiện
thất sủng tại Pháp.
Hội chợ sách ở
Pháp năm nay lấy văn học Trung Quốc làm trọng
tâm. Hôm thứ Năm vừa rồi (18.03.2004), trong lễ khai mạc, trang hoàng
bằng đèn
lồng đỏ và chữ Tầu: "Tự do", "Tình yêu", và "Hoa
nhài", tổng thống Pháp Jacques Chirac đã "vén màn" cho một kệ
sách lớn, gồm toàn sản phẩm từ Trung Quốc đem tới. 39 nhà văn Trung
Quốc trong
nước và ngoài nước sẽ tham dự vô số buổi đọc văn, thuyết trình, thảo
luận và kí
tặng độc giả. Nhưng nhà văn Trung Quốc li khai Cao Hành Kiện, lưu vong
tại Pháp
và mang quốc tịch Pháp từ năm 1998, người được giải Nobel văn chương
năm 2000,
thì không hề được nhắc đến, không hề được mời tham dự bất kì một hoạt
động nào.
Vì vậy, nhà văn Frédéric Beigbeder đã xuất hiện với chiếc áo phông mang
dòng
chữ "Chúng ta đều là Cao" để phản đối sự qụy lụy của chính quyền Pháp
trước nước lớn Trung Hoa, nhưng ông đã bị nhân viên an ninh gạt ra
ngoài rìa.
Chính quyền
Trung Quốc chưa bao giờ hoan nghênh việc Cao
Hành Kiện được trao Nobel, mà chỉ im lặng hoặc phản đối. Ứng cử viên
thường
xuyên được Trung Quốc đề nghị là nhà văn Vương Mông, 69 tuổi, cựu bộ
trưởng bộ
văn hoá Trung Quốc. Vương Mông cũng được mời làm khách quý tại Hội chợ
sách ở
Pháp năm nay, nhưng không đến được vì lí do sức khoẻ.
Trích
talawas
Chú thích của
Tin Văn: Frédéric
Beigbeder là tác giả Bảng Phong
Thần Cuối Cùng đã được
giới thiệu trên Tin Văn. Riêng về nhà nước Trung Quốc, sau đây là trích
dẫn từ TLS: “Nobel
Prize
for Literature 2000”
Nguyễn Huy Thiệp thất sủng
và tự sát ở Việt Nam.
Bên cạnh
những bức xúc về công
tác lý luận - phê bình, sáng tác văn học, nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu
phê bình cũng rất bức xúc về một bài báo của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
(Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn (3) - đăng
trên tạp chí Ngày nay ra ngày 15/3), với những câu "khó đọc": "...Nhìn
vào danh sách 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa
số đều già nua không có khả năng sáng tạo và hầu hết đều... "vô học",
tự phát mà thành danh. Trong số này có tới hơn 80% là nhà thơ tức là
những người chỉ dựa vào "cảm hứng" để tùy tiện viết ra những lời lẽ du
dương phù phiếm vô nghĩa nhìn chung là lăng nhăng, trừ có dăm ba thi sĩ
tài năng thực sự (số này đếm trên đầu ngón tay) là còn ghi được dấu ấn
ở trong trí nhớ người đời còn toàn bộ có thể nói là vứt đi cả...".
Người bức xúc nhất, có lẽ là nhà văn Anh Đức (đã photo lại bài báo cho
mọi người cùng xem), cho rằng: "Đây là vấn đề mà những nhà phê bình như
Mai Quốc Liên, Trần Mạnh Hảo cần phải tham gia để uốn nắn". Nhà nghiên
cứu Mai Quốc Liên thì có ý "dè dặt": "...Không ai trả tiền cho chúng
tôi để làm chuyện đó...". Người bức xúc không kém là nhà phê bình Trần
Mạnh Hảo: "Nguyễn Huy Thiệp là người chửi bậy có hệ thống, đây là hội
chứng chửi có thưởng. Tôi đã thu thập rất đầy đủ những bài viết, trả
lời PV của anh Thiệp đăng trên các báo, đài... Bài viết của anh Thiệp
đăng trên tạp chí Ngày nay sẽ là "tức nước vỡ bờ", Thiệp tự
sát rồi!...".
Tiếp lời
tại
hội thảo, nhà văn Nguyễn Văn Lưu - GĐ NXB Văn Học, cho biết: "Trong đợt
đi cùng nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sang Thụy Điển, do tổ chức SIDA mời,
cũng cảm thấy buồn, vì một số nhà văn mà điển hình nhất là anh Thiệp cứ
có cơ hội là nói xấu dân tộc. Bài viết đăng trên báo Ngày nay là hết
sức tục tĩu..."
Buổi hội
thảo
kéo dài từ 11 giờ đến gần 12 giờ trưa nhưng không đi đến một kết thúc
nào. [...]
Trích:
http://vietnamnet.vn/vanhoa/vanhoc/2004/03/56051/
Ba Mươi
Tháng Tư đọc lại Lạc Đạn
.... absence is the best medecine
for forgetting... but the best way to forget forever is to see daily...
Anna Akhmatova
[Vắng là quên,
nhưng muốn quên luôn, thì đành sống hoài ở đó].
Trong mỗi chúng ta
đều có một
Sài-gòn đang âm ỉ cháy.
Tôi
đốt lên ngọn nến của tôi để cho Sài-gòn của bạn sáng ngời.
Lần Cuối Sài Gòn
Cuối
tháng ba bước sang tháng tư, trận chiến bùng nổ qui mô
khốc liệt tại các vùng giới tuyến. Quảng Trị mất, Kontum, Bình Long bị
uy hiếp.
Đầu tháng năm ấy hòa đàm Ba Lê lại đình hoãn vô hạn định. Hoa Kỳ tái
oanh tạc
miền Bắc, dội bom Hà Nội, Hải Phòng, thả mìn phong tỏa các hải cảng Bắc
Việt...
(Thanh Tâm Tuyền: Một chủ nhật
khác).
Trong
không khí của mùa hè nóng bỏng chiến tranh, trên thành
phố cao rực rỡ rét mướt, là câu chuyện tình của Kiệt. Tình đắm say,
tình thảng
thốt. Tình đầu và tình cuối. Tình sống và tình chết. Thơ mộng và tàn ác
như
rừng rú, núi non.
[Lời giới thiệu MCNK của nhà xb Văn, ấn bản hải ngoại]
Hà Nội,
Thiệp và Gấu (5)
Có lẽ lịch sử
nhân loại chỉ là lịch sử của vài ẩn dụ.
Borges
Tiểu
Thuyết Chưa Chết
1, 2, 3 Nguyên bản tiếng Anh
Nói
ngắn gọn,
sự đe dọa của những môn chơi đòi hỏi kỹ thuật cao không làm
tôi lo âu nhiều, so với Giáo sư Steiner. Có lẽ chính sự kiện quá đơn
giản, nếu nói về kỹ thuật viết [chỉ cần cây viết mẩu giấy],
chính cái đó, đã làm cho văn chương sống sót, và cứ sống sót hoài.
Những phương tiện biểu tỏ nghệ thuật đòi hỏi con số lớn lao nguồn tài
chánh, kỹ thuật tân kỳ, rắc rối, tinh vi -
tôi muốn nói,
những trò chơi như điện ảnh, kịch, diã - chính
vì chúng như thế,
nên bị tuỳ thuộc, và do đó, bị kiềm chế, kiểm duyệt, trong
khi, làm sao nhà
nước toàn trị có thể huỷ diệt đuợc điều mà nhà văn lặng lẽ làm, trong
cô đơn của một
gian phòng?
Tôi "chịu"
Giáo sư Steiner, khi ông ca ngợi khoa học hiện
đại, 'nơi nào có vui chơi hưởng thụ, ăn nhậu đớp hít, là nơi đó
có hy vọng, có nhiệt tình, có ý nghĩa lớn lao về một thế giới cứ thế mà
nối vòng tay lớn mí nhau', nhưng sự bùng nổ sáng tạo mang tính khoa học
này, tức cười thay, là một cú đá giò lái cho "lượng thuyết sáng tạo"
[quantity theory of creativity] của ông. Ý tưởng những nhà văn lớn đầy
tiềm năng sáng tạo bị mất đi, nhường chỗ cho sự nghiên cứu khoa học
tiềm-nguyên tử [sub-atomic], cho lỗ đen, là một chuyện khó tin, và nếu
bạn có nghĩ ngược lại, thì cũng khó tin chẳng kém. Chẳng lẽ những tác
giả nổi tiếng, thí dụ như Jane Austen, James Joyce, thay vì viết văn,
lại chọn một "thiên hướng" khác, thế là có một Newton, hay một
Einstein, của thời họ?
|
|