Nhật
Ký Tin Văn
|
No!
Not beneath foreign skies
Or
the protection of
alien wings -
I
was with my people then,
Where,
to their
misfortune, they were then.
[Không
bầu trời ngoại
Không,
đôi cánh thiên thần -
Tôi,
với đồng bào của tôi,
Với
số phận hẩm hiu của chúng tôi]
Anna
Akhmatova
Ảnh hưởng
Trước đây 2 năm [tức
1997], nhà
văn Anh nổi tiếng, Graham Swift bị buộc tội thuổng As I Lay Dying của
Faulkner, khi viết "Last Orders". Cuốn này ăn giải Booker.
Thú vị là, khi
As I Lay Dying ra lò, Faulkner, chính ông, cũng bị tố cáo thuổng cuốn
The Scarlet Letter của Nathaniel Hawthorne.
Thú vị hơn nữa, là câu trả lời của Faulkner. Một câu trả
lời tuyệt vời nhất mà một nhà văn có thể có được, theo Rushdie.
Ông nói, khi ông đang cố làm
[composing] cái mà ông thành thực gọi là một "tour de force", [tiếng
Pháp, có nghĩa: một
công việc cần rất nhiều nghị lực], ông vớ
bất cứ cái gì ông cần, từ bất cứ ai, từ bất cứ đâu, mà ông có thể kiếm
thấy được, và, không một nhà văn nào nghĩ rằng, chuyện đó không được
phép [được minh chứng, justified].
[Trích Ảnh Hưởng, tiểu luận
của Rushdie].
Faulkner là ông thầy dậy viết văn của Gấu tôi. Đã có lần Gấu kể, cứ mỗi
lần loay hoay muốn viết, là lại lôi ông thầy ra đọc. Đọc, đọc, rồi bất
thình lình, Nó đây rồi!
Nó đây rồi,
là từ Faulkner.
Sau đó, nó ra sao là
của Gấu tui.
Tôi nghĩ đến một
giai đoạn nào
đó người ta cũng phải thay
đổi, có lẽ đó cũng là quy luật tự nhiên thôi. Ai tự tô vẽ cho văn
chương một sự
mầu mè quá đáng, giả tạo thì người đọc nhận ra ngay. Ngày trước tôi là
một cô
bé vừa chân ướt chân ráo từ vườn rau muống của ngoại chạm chân vào tác
phẩm đầu
tay, còn giờ đây, đã là mẹ của một cậu con trai hơn 20 tháng tuổi rồi
cơ mà.
Phải có sự khác nhau chứ!
Nguyễn
Ngọc Tư
Lời khen, khám phá
của Võ Phiến
là một trong những lý do đưa
đến sự nổi đình nổi đám của Trần thị NgH.
Kundera
có nói, những nhận định đầu tiên bám chặt lấy tác
phẩm, đừng mong chi rũ khỏi. Những nhận định đầu tiên của Max Brod, bạn
của
Kafka, đã mở ra cả một trường phái “Kafkology”, ai muốn hiểu Kafka là
phải kinh
qua trường phái này. Proust còn cay đắng hơn: Dante sống sót là do có
ít người
đọc quá!
Giả sử người đọc có cùng một lúc hai ấn bản NgH, liệu họ sẽ chọn ấn
bản nào?
Thời gian mới là yếu
tố quyết
định của một câu văn.
“Những ngày Mậu
Thân căng
thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt,
thay cho
cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết, theo từng cơn hấp hối của thành
phố, cùng
với tiếng hoả tiễn réo ngang đầu.”
Cõi
Khác
Thời gian ở
đây: Thành phố Sài Gòn, những ngày Mậu Thân.
Nói rõ hơn,
chỉ có ai đã từng sống những giây phút đó, mới
bắt được nhịp thở của câu văn, và cũng là của thành phố, trong những
cơn hấp
hối của nó.
Nói một cách
khác, không phải NQT, mà là Sài Gòn, những ngày
Mậu Thân,
mới là chủ
nhân thực sự của câu văn trên.
Mát
.... absence is the best medecine
for forgetting... but the best way to forget forever is to see daily...
Anna Akhmatova
[Vắng là quên,
nhưng muốn quên luôn, thì đành sống hoài ở đó].
Hãy
viết về Sài-gòn cho chẳng riêng ai mà cũng là cho tất cả
mọi người. Hãy viết về một thành phố trong cơn hối hả tìm một người
thân tưởng
đã mất tích, cuối cùng đã mất gần như tất cả những đứa con thân yêu còn
lại.
Hãy viết về một thành phố tưởng như nông nổi tạm bợ, tưởng như lúc nào
cũng
muốn có tất cả, muốn sống một lần, ngay lập tức, ngay tại đây... nhưng
có khả
năng cảm hóa, biến đổi tất cả những con người đã từng sống trong nó,
thành
những tín đồ của một thứ đạo giáo, đạo Miền Nam, đạo Sài-gòn. Hãy viết
về những
bạn bè thân yêu, đã lang thang nơi chân trời, đã nằm sâu dưới đáy mồ
biển cả,
nơi rừng sâu nước độc, đã thất lạc... mà địa chỉ cuối cùng còn giữ
được:
Sài-gòn.
Trong
những giờ phút thê lương ngồi bên xác đứa em tại nhà
hội Thị Xã Sóc Trăng, nghe những người lính cùng đơn vị của đứa em kể
lại những
giây phút cuối cùng của người chỉ huy, nhìn hai hàng nến, lá quốc kỳ,
viên sĩ
quan đứng cứng người như pho tượng trước chiếc quan tài trong kẽm,
ngoài gỗ,
tôi có cảm tưởng đứa em đã đem cùng với nó giùm tôi tất cả những kỷ
niệm còn
sót lại về một thành phố đã có lần hai anh em cùng rời bỏ: Hà-nội
maudit!
Buổi
sáng cuối cùng, cùng với Sài-gòn, ngồi một mình trong
quán vắng, nghe giọng ca Thanh Tuyền... Cũng vẫn giọng hát cũ, bài ca
xưa mà
sao nghe lòng mình thay đổi. Cảm giác đắng cay, tủi nhục những ngày
tháng Tư
nay đã hết hẳn rồi. Người Sài-gòn đọc trong mắt kẻ thắng trận nỗi thèm
khát,
mong sao được là nguỵ. Giờ này, tiếng hát như được cất lên từ đáy mồ
biển cả,
từ quần đảo ngục tù, như được sống lại từ một con ngựa thành Troie mà
Cộng sản
miền Bắc trong cơn điên cuồng vơ vét đã vô tình rước về.
Nàng Mỵ Nương
đang nhỏ
lệ hòa tan bao nỗi tủi hờn của những anh chàng Trương Chi suốt đời
không biết
hát, suốt đời chưa từng được nghe một người hát cho một người...
Và
tôi bỗng thấy bớt nhớ Sài-gòn.
Lần Cuối Sài Gòn
"Tôi
mang cái chết đến
cho những người thân của tôi
Hết
người này tới người kia gục xuống.
Ôi
đau đớn làm
sao! Những nấm mồ
Đã
được tôi
báo trước bằng lời."
"I
brought on
death to my dear ones
And
they died
one after another.
O
my grief!
Those graves
Were foretold
by my word."
Anna
Akhmatova
Đau
khổ
nhất là những ngày cô
bạn đi lấy chồng. Vẫn những
ngày tháng ngây ngô bên mớ máy móc, nghe tiếng người nói xôn xao từ
những thành
phố xa lạ phía bên ngoài địa ngục, qua đường dây điện thoại viễn liên,
mơ màng
tưởng tượng chiến tranh rồi sẽ qua đi, cô bạn rồi sẽ hạnh phúc, hạnh
phúc...
Hết còn nỗi ngây thơ tưởng mình ở trên cao, trên tận đỉnh cồn, thấy
hết, hiểu
hết. Vẫn những đêm dài điên cuồng đuổi theo bóng mình sợ hãi trốn sâu
dưới đáy
địa ngục, trong những hang cùng ngõ hẻm thành phố, chạy hoài, chạy
hoài, không
còn nơi để ghé, không còn chỗ để ngừng... Chỉ mong gặp lại những hồn ma
quen,
những gã phóng viên người Nhật, người Mỹ, hai gã chuyên viên Phi Luật
Tân, để
hỏi coi họ có còn luyến tiếc đất nước này hay không, chỉ muốn la lớn,
tôi yêu
em, tôi yêu em, cho cả thế giới, cả loài người đều nghe.
Cho
người chết
gật đầu thông cảm.
Cõi Khác
Có một
điều thật lạ,
Liên Xô là
cái nôi của cách mạng vô sản, và đa
số nhà văn miền bắc từng đã được qua đó. Rất nhiều người trong số họ là
những chuyên gia về văn học Nga, nhưng Gấu tôi thật sự ngạc
nhiên, đọc những nhà văn miền bắc, họ tỏ ra rành về văn học Nga, nhưng
chỉ là phần nổi. Phần chìm, phần "dưới hầm", chẳng người nào "dám", Gấu
tôi suy nghĩ như vậy. Bởi vì, họ không hề đọc Mandelstam, Anna
Akhmatova... chưa hề nhắc tới, dù chỉ một lần, Solzhenitsyn,
Brodsky.... Và Gấu tôi sợ rằng, họ đọc không nổi Dos! [Nên nhớ,
nhà văn này đã từng bị văn học xã hội chủ nghĩa lên án].
Dương Tường phán, nhà văn chúng ta dốt quá.
Gấu tôi chỉ xin nối điêu: Vì không chịu đọc "những ông thầy của họ, và
của cả thế giới", là những nhà văn Nga.
Tiểu
Thuyết Chưa Chết
1, 2, 3 Nguyên bản tiếng Anh
Nói
ngắn gọn,
sự đe dọa của những môn chơi đòi hỏi kỹ thuật cao không làm
tôi lo âu nhiều, so với Giáo sư Steiner. Có lẽ chính sự kiện quá đơn
giản, nếu nói về kỹ thuật viết [chỉ cần cây viết mẩu giấy],
chính cái đó, đã làm cho văn chương sống sót, và cứ sống sót hoài. Còn
điều này nữa, ba môn chơi đòi hỏi kỹ thuật cao thật khó mà độc
diễn, và như thế, rất dễ phụ thuộc, và do đó, dễ bị kiềm
chế, kiểm duyệt... trong khi, làm sao nhà nước toàn trị
kiểm soát nổi, một thằng chả như Nguyễn Chí
Thiện chui vào nhà xí, làm thơ
nhân ngày sinh nhật bác, ở ngay trong tù, thí dụ vậy?
|
|