Tôi
không viết cho một thiểu
số. Vì thiểu số chẳng là cái quái gì đối
với tôi. Tôi cũng chẳng viết cho Đám Đông.
Tôi không tin vào cả hai đống, nhỏ và lớn đó.
Tôi viết cho chính tôi, cho bạn bè của tôi, và tôi viết để cho thời
gian trôi qua một cách dễ chịu.
J.L. Borges.
Graham Greene trích dẫn, và nói thêm:
Tôi nghĩ, câu nói của Borges làm bất cứ một nhà văn nào đều cảm thấy
gần
gụi với ông.
Mới: Tin
Văn Vắn
Tại sao
Những Người Khốn Khổ được
coi là một chân dung xã hội, chính trị, và văn hóa của nước Pháp thế kỷ
19, hơn cả những chứng liệu lịch sử?
Muốn đem ý
nghĩa đến cho những chứng liệu, là phải nhét chúng vào trong tác phẩm
văn học.
[Pour donner tout leur sens aux témoignages, il faut les inscrire dans
la littérature]
Jean
Hatzfeld
Có phải em
là Mùa Thu Hà Nội
Nghìn năm sau ta níu áo em: Về!
Khi
những
tên côn đồ trở lại
Cuộc làm sạch cỏ, những sắc
dân
có mầu da không hợp mắt như
thế, sở dĩ trong những thế kỷ trước đó, không đạt tới đỉnh cao như thế
kỷ 20,
là do điều này: thế kỷ 20 đã hỗ trợ cho cái việc giết người tập thể đó,
bằng
những tư tưởng sặc sụa máu, rằng những biển máu như thế là được phép,
vì một
ngày mai ca hát…
Ba Mươi
Tháng Tư đọc lại Lạc Đạn
Lời khen, khám phá của Võ
Phiến
là một trong những lý do đưa
đến sự nổi đình nổi đám của Trần thị NgH.
Kundera
có nói, những nhận định đầu tiên bám chặt lấy tác
phẩm, đừng mong chi rũ khỏi. Những nhận định đầu tiên của Max Brod, bạn
của
Kafka, đã mở ra cả một trường phái “Kafkology”, ai muốn hiểu Kafka là
phải kinh
qua trường phái này. Proust còn cay đắng hơn: Dante sống sót là do có
ít người
đọc quá!
Giả sử người đọc có cùng một lúc hai ấn bản NgH, liệu họ sẽ chọn ấn
bản nào?
Thời gian mới là yếu tố
quyết
định của một câu văn.
Bạn hãy thử
đọc câu văn sau đây: “Những ngày Mậu Thân căng
thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt,
thay cho
cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết, theo từng cơn hấp hối của thành
phố, cùng
với tiếng hoả tiễn réo ngang đầu.”
Cõi Khác
Thời gian ở
đây: Thành phố Sài Gòn, những ngày Mậu Thân.
Nói rõ hơn,
chỉ có ai đã từng sống những giây phút đó, mới
bắt được nhịp thở của câu văn, và cũng là của thành phố, trong những
cơn hấp
hối của nó.
Nói một cách
khác, không phải NQT, mà là Sài Gòn, những ngày
Mậu Thân, mới là chủ nhân thực sự của câu văn trên.
"Tôi mang cái chết đến
cho những người thân của tôi
Hết
người này tới người kia gục xuống.
Ôi đau đớn làm
sao! Những nấm mồ
Đã được tôi
báo trước bằng lời."
["I brought on
death to my dear ones
And they died
one after another.
O my grief!
Those graves
Were foretold
by my word." Anna
Akhmatova]
Mát
Hồ Chí
Minh: Những Năm Thất Lạc
Wayward Ho
Hồ Khoan, Bắt
Cái Hồ Khoan!
Jonathan Mirsky
điểm
The Missing
Years của Sophie Quinn-Judge
TLS số đề ngày
5 tháng Ba, 2004
Đây là một
chân dung "Bác Hồ", chi ly, khoa bảng,
uyên nguyên, và có tình, của Dr Quinn-Judge.
Viết thêm
về Cụ Rùa của Thảo Hảo
Có một điều thật khác biệt
giữa
Cụ Rùa và... Lênin,
"biểu tượng của biểu tượng", nếu xét theo đẳng cấp cách mạng vô sản,
có cha già Lênin thì mới có những cha già cách mạng khác. Me xừ Lênin
này thì
chẳng có chừng mực gì cả. Chỗ nào cũng thấy hình của ông, từ khi còn
cởi
truồng, cho tới khi đầu hói trắng bóc, không còn một sợi tóc, mặt nghệt
ra.
Nhưng thi sĩ Joseph Brodsky cho biết, ông rất cám ơn ngài Lênin. Chính
vì quá
chán sự thừa mứa, chẳng biết chừng mực là gì chỉ nội về cái việc treo
hình lãnh
tụ như thế đó, khiến ông trở nên lãnh đạm với chế độ, dấu hiệu đầu tiên
để cảm
thấy mình là mình.
Trong một bài
tiểu luận tuyệt vời, và là nhan đề của cả một
tuyển tập tiểu luận, Less Than One, ông nêu ra một chân lý, mà ông
"ngộ" ra được nhờ cái sự thừa mứa hình Lênin kể trên: Phải thiếu một
[less than one] tí tỉ tì ti thì mới khá được!
Những nhà phê bình ở
Hànội đã
gọi các nhân vật trong cuốn
sách này là bọn tôi mọi nô lệ. Họ hỏi: trong khi họ xây dựng xã hội chủ
nghĩa,
bọn này đi đâu? Những người ở Hànội không khi nào tự đặt câu hỏi với
mình,
những câu họ thường đặt cho kẻ địch. Bọn chúng đã đi trong thống khổ
của lịch
sử tới cái chết, cái chết như sự từ chối quyết liệt. Tại sao? Đáng lẽ
họ phải
tự hỏi: tại sao? Cái chết lựa chọn không phi lý, nó sẽ làm nảy sinh sự
thật, sự
thật của những người chết truyền lưu cho kẻ sống sót.
Mỗi nhà văn
chính là một kẻ sống sót.
Thanh Tâm Tuyền
Thù Ngụy,
Một. Thù Đệ Tứ, Mười.
Hà Nội,
Thiệp và Gấu (3)
Milosz, trong một bài viết về
Pasternak, cho rằng, người đọc thật khó cưỡng lại ham muốn trộn lẫn số
phận của hai nhà thơ Nga, Mandelstam và Pasternak, một chết trong trại
tập trung và một sau cùng sống sót. Một may, một rủi. Nhưng theo
Milosz, trong thơ Mandelstam, có một cái gì giống như tiếng đàn của
Thuý Kiều, đã tiên
đoán phần số của ông. [Có một cái gì đó, trong thơ Mandelstam, được cấu
trúc một cách thật là trí thức, giống như một thứ bùa chú, yểm lên nhà
thơ. And yet there is something in
Mandelstam's poetry,intellectually structured, that doomed him in
advance].
Chính những lời chúc mừng,
xen lẫn lo sợ cho NHT, khi ông vừa xuất hiện, như đã tiên đoán, những
vùi dập mà ông đang gặp phải.
Chúng ta hãy đọc lại Những Ngọn Gió Hua Tát, là thấy cái gọi là được
cấu trúc một cách trí thức, giống như một thứ bùa chú, yểm lên NHT.
Có vẻ như giữa NHT và Nguyễn Chí Thiện,
có gì na ná như Mandelstam và Pasternak. NCT, do lựa chọn vận rủi, là
trại tù, nên sau cùng lại sống sót.
Còn NHT? Số phận nào ông đã lựa chọn cho ông: Thôi đành thuận buồm
thuận gió? Hay là....
Nên nhớ, Milosz, và trước đó, Nabokov, cả hai đều coi Pasternak là một
nhà văn Xô Viết.
Impossible
d'imaginer la guerre de Troie sans Ulysse,
Waterloo sans Fabrice,... ou la guerre froide sans James Bond et
George Smiley...
ECRIRE LA
GUERRE, Magazine littéraire N° 378 Juillet-août 1999
Thật
vô phương tưởng tượng ra được cuộc chiến thành Troie mà không có
Ulysse, trận Waterloo không có Fabrice [của Tu Viện Thành Parme]... hay
cuộc chiến tranh lạnh thiếu James Bond, và Smiley [nhân vật của Le
Carré]...
Liệu
có thể mô phỏng đoạn văn trên: làm sao tưởng tượng ra
được hậu- cuộc chiến VN, với cả một dân tộc đổ xô ra biển, nếu thiếu
một Tướng
Về Hưu?