logo

Nhật Ký Tin Văn



 Tại sao Những Người Khốn Khổ  được coi là một chân dung xã hội, chính trị, và văn hóa của nước Pháp thế kỷ 19, hơn cả những chứng liệu lịch sử?
Muốn đem ý nghĩa đến cho những chứng liệu, là phải nhét chúng vào trong tác phẩm văn học.
[Pour donner tout leur sens aux témoignages, il faut les inscrire dans la littérature]
Jean Hatzfeld

Ngày xưa có một thằng bé sống trong một xứ sở bất công hết chỗ nói, trên địa cầu. Xứ sở đó được cai trị bởi những kẻ thoái hóa nhất, so với bất cứ đâu đâu, bất cứ thời nào của con người.
Và có một thành phố. Một thành phố đẹp nhất trên mặt trái đất.
Tên đứa bé, là Gấu. Tên của thành phố ngày xửa ngày xưa đó, là gì nhỉ?
[Mô phỏng Brodsky, Less Than One: Once upon a time threre was a little boy. He lived in the most unjust country in the world...]
Hồi nhớ, theo tôi [Joseph Brodsky, Less Than One], là để thay thế cho cái đuôi mà chúng ta đã mất cùng với đà tiến hóa. Nó hướng dẫn những cử động của chúng ta, trong đó có cả thiên di, dời đổi nơi ăn chốn ở....
Càng hồi nhớ nhiều, là càng tới gần cửa mộ.
Gấu đang tự hỏi, phải chăng lúc này Gấu đang hồi nhớ nhiều...

Có phải em là Mùa Thu Hà Nội
Nghìn năm sau ta níu áo em: Về!


Khi những tên côn đồ trở lại
Cuộc làm sạch cỏ, những sắc dân có mầu da không hợp mắt như thế, sở dĩ trong những thế kỷ trước đó, không đạt tới đỉnh cao như thế kỷ 20, là do điều này: thế kỷ 20 đã hỗ trợ cho cái việc giết người tập thể đó, bằng những tư tưởng sặc sụa máu, rằng những biển máu như thế là được phép, vì một ngày mai ca hát…

Ba Mươi Tháng Tư đọc lại Lạc Đạn

Thời gian mới là yếu tố quyết định của một câu văn.
Bạn hãy thử đọc câu văn sau đây: “Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt, thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết, theo từng cơn hấp hối của thành phố, cùng với tiếng hoả tiễn réo ngang đầu.”
Thời gian ở đây: Thành phố Sài Gòn, những ngày Mậu Thân.
Nói rõ hơn, chỉ có ai đã từng sống những giây phút đó, mới bắt được nhịp thở của câu văn, và cũng là của thành phố, trong những cơn hấp hối của nó.
Nói một cách khác, không phải NQT, mà là Sài Gòn, những ngày Mậu Thân, mới là chủ nhân thực sự của câu văn trên.

Hồ Chí Minh: Những Năm Thất Lạc
Wayward Ho
Hồ Khoan, Bắt Cái Hồ Khoan!
Jonathan Mirsky
điểm
The Missing Years của Sophie Quinn-Judge
TLS số đề ngày 5 tháng Ba, 2004
Đây là một chân dung "Bác Hồ", chi ly, khoa bảng, uyên nguyên, và có tình, của Dr Quinn-Judge.

Viết thêm về Cụ Rùa của Thảo Hảo
Có một điều thật khác biệt giữa Cụ Rùa và... Lênin, "biểu tượng của biểu tượng", nếu xét theo đẳng cấp cách mạng vô sản, có cha già Lênin thì mới có những cha già cách mạng khác. Me xừ Lênin này thì chẳng có chừng mực gì cả. Chỗ nào cũng thấy hình của ông, từ khi còn cởi truồng, cho tới khi đầu hói trắng bóc, không còn một sợi tóc, mặt nghệt ra. Nhưng thi sĩ Joseph Brodsky cho biết, ông rất cám ơn ngài Lênin. Chính vì quá chán sự thừa mứa, chẳng biết chừng mực là gì chỉ nội về cái việc treo hình lãnh tụ như thế đó, khiến ông trở nên lãnh đạm với chế độ, dấu hiệu đầu tiên để cảm thấy mình là mình.
Trong một bài tiểu luận tuyệt vời, và là nhan đề của cả một tuyển tập tiểu luận, Less Than One, ông nêu ra một chân lý, mà ông "ngộ" ra được nhờ cái sự thừa mứa hình Lênin kể trên: Phải thiếu một [less than one] tí tỉ tì ti thì mới khá được!

Những nhà phê bình ở Hànội đã gọi các nhân vật trong cuốn sách này là bọn tôi mọi nô lệ. Họ hỏi: trong khi họ xây dựng xã hội chủ nghĩa, bọn này đi đâu? Những người ở Hànội không khi nào tự đặt câu hỏi với mình, những câu họ thường đặt cho kẻ địch. Bọn chúng đã đi trong thống khổ của lịch sử tới cái chết, cái chết như sự từ chối quyết liệt. Tại sao? Đáng lẽ họ phải tự hỏi: tại sao? Cái chết lựa chọn không phi lý, nó sẽ làm nảy sinh sự thật, sự thật của những người chết truyền lưu cho kẻ sống sót.
Mỗi nhà văn chính là một kẻ sống sót.
Thanh Tâm Tuyền
Thù Ngụy, Một. Thù Đệ Tứ, Mười.

"Chiến tranh và hoà bình" được viết, đâu phải để nói về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại mà chính là nỗi trăn trở của con người trong hành trình đi tìm lẽ sống."
Nguyên Ngọc
Tôi sợ sự phi thường
Hãy Gọi Ta Là Hiệp Sĩ Sư Tử!
Lời Ước
Ngày Của Mặt Trời
Mối Tình Xưa
Đọc Nguyễn Ngọc Tư
Cây Bút Đời Người
Đọc Cây Bút Đời Người
Tiểu Thuyết Chưa Chết
 Giáo sư Steiner nói, "Gần như là một định đề, rằng bi giờ, thứ tiểu thuyết loại gộc đến từ vùng biên cương xa vời, từ Ấn Độ, từ vùng biển Caribbean, từ Mỹ Châu La Tinh,", và một vài người  sẽ cho rằng, tôi là một thằng khùng khi phản đối một tầm nhìn xa trông rộng, về một trung tâm tiểu thuyết đã cạn kiệt và một miền ven biên tràn trề sức sống. Nhưng nếu tôi có tỏ ra khùng khùng man man, một phần là do tiếng than van tiếc nuối cho một "Trung Nguyên" Âu Châu, của một dòng giống Hán tộc nào đó, nói rõ hơn, chỉ một tay trí thức Tây Âu mới thốt lên một lời ai điếu thê lương như vậy, cho cả một nền nghệ thuật, dựa trên căn bản, rằng, những nền văn chương, thí dụ như của Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha không còn là những nền nhất đẳng văn chương ở trên trái đất này, [người ta không hiểu, Giáo sư Steiner coi Mỹ Châu là trung tâm, hay là ven biên, thành thử, một tầm nhìn xa trông rộng theo kiểu bằng bằng, chim bay là là, ở trên mặt trái đất, như của Giáo sư, thì thật khó mà theo cho nổi. Nhìn từ chỗ mà tôi đang ngồi, nền văn học Mẽo có vẻ đẹp dáng ra phết].
Ghi Chú Về Lưu Vong
Hà Nội, Thiệp và Gấu (3)
Không phải Oedipe, mà hoàng tử Hamlet mới đúng là "người của Freud", biểu tượng của mặc cảm tuổi thơ [complexe enfantin].
Người ta thường cho rằng, bị ám ảnh bởi cái chết do bị ám sát của cha, và bởi sự tái giá của người mẹ, Hamlet kêu gào sự trả thù một cách vô ích và bất lực. Nhưng ai là kẻ giết vua Elsenseur, cha của Hamlet? Không phải ông chú độc ác và là kẻ dụ dỗ bà hoàng hậu, tức mẹ của Hamlet. Kẻ sát nhân chính là Hamlet! Tại sao? Tại vì ông bố đã dụ dỗ  Ophélie, vợ chưa cưới của con trai mình.

Đính Chính
[v/v chi tiết trong bài viết có liên quan tới thi sĩ VHC]
Không phải con trai thi sĩ VHC, mà là học trò của nhà thơ, lên tiếng kêu gọi cứu trợ.
Ông Vũ Hoàng Tuân, con trai thi sĩ Vũ Hoàng Chương, làm nghề thầy giáo, hiện phải nghỉ dậy học để lo cho mẹ, bà cụ bị ung thư nặng.
Địa chỉ:
Vũ Hoàng Tuân, ngụ tại số 92/7H đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Tin Văn