logo

Nhật Ký Tin Văn

Có phải em là Mùa Thu Hà Nội
Nghìn năm sau ta níu áo em: Về!


Khi những tên côn đồ trở lại
hay là
Thời Đại Hoàng Kim Của Hận Thù
Trọng điểm bài viết của Manea là: một tự vấn mang tính phê phán quá khứ là một cách thức tốt nhất, để chống lại ý thức hệ toàn trị, và một tự vấn như thế giản dị đã bị bỏ qua. Chẳng có một sắc dân nào trên thế giới lại nghe về những chiến công quỉ ma của họ, về việc làm cỏ những sắc dân khác, chẳng hạn, và dân Romania thì cũng rứa.
Nhưng so với những thế kỷ trước, thì thế kỷ 20 là số một, trong cái việc làm thịt vô tội vạ, vô kể số, những con người vô tội, những sắc dân khác. Chưa bao giờ lại có nhiều những giai cấp trong xã hội bị coi là chắng có chút giá trị nội tại – nghĩa là chẳng đáng là người – và như thế, chẳng có quyền sống kế bên những đẳng cấp người cao hơn, là những sắc dân da trắng, mà trắng thì cũng phải thuộc thứ thuần chủng Đức, thí dụ vậy. Cuộc làm sạch cỏ, những sắc dân có mầu da không hợp mắt như thế, sở dĩ trong những thế kỷ trước đó, không đạt tới đỉnh cao như thế kỷ 20, là do điều này: thế kỷ 20 đã hỗ trợ cho cái việc giết người tập thể đó, bằng những tư tưởng sặc sụa máu, rằng những biển máu như thế là được phép, vì một ngày mai ca hát…  Có một lý thuyết rằng lịch sử sẽ tha thứ cho mọi tội ác, vì hạnh phúc tương lai của nhân loại, đó là một khởi đầu hứa hẹn, nhưng chẳng bao giờ là đủ. Điều đòi hỏi còn lại, là làm sao biến hàng hàng lớp lớp con người lao vào hành động, biến tri thành hành, biến giấc "đại mộng" thành hiện thực: Thế kỷ 20 đã làm được như vậy. và một trong những con người chứng kiến tận mắt cuộc cách mạng máu trên, là Norman Manea.

Ba Mươi Tháng Tư đọc lại
Lạc Đạn

Khi nhìn lại văn học Miền Nam trước 1975, chúng ta không thể không đặt nó trong bối cảnh lịch sử 1954. Văn chương Miền Nam trước 1975 tưởng như hiền hòa, nhưng ở bên dưới nó, là những đợt sóng ngầm của những tranh chấp, khác biệt. Không phải tự nhiên mà nhóm Sáng Tạo hô hào đổi mới khi nhắm thẳng vào nhóm Tự Lực Văn Đoàn: họ muốn từ biệt một quá khứ văn chương cũng như một quá khứ của một miền đất, trước khi bắt đầu một cuộc hành trình đầy bất trắc, và cũng đầy cao ngạo: khởi từ ca dao qua tự do, đối diện với lịch sử, đối diện với một cuộc chiến mà họ tự nhủ: không thể trốn chạy. Sống lùi thời đại ở đây, theo tôi, chỉ có nghĩa:
Không dám đối diện với thời cuộc, ở thời điểm thật nóng bỏng của nó.
Không phải tự nhiên khi Võ Phiến có những nhận định “tối tăm, rắm rối, õng ẹo” - hay mượn chữ của ông, “khó bảo là tuyệt đẹp”, khi nhận xét về thái độ của nhóm Sáng Tạo đối với Tự Lực Văn Đoàn - khi nhận định về nhóm Sáng Tạo mà đa số là từ miền bắc di cư  vào Sài Gòn.
Nên nhớ, khi khởi thảo Bộ Tổng Quan Văn Học Miền Nam, nghĩa là khi viết những dòng đó, trừ Mai Thảo may mắn chạy thoát, nhóm Sáng Tạo đều ở tù.
Vả chăng, tù thì tù, viết vẫn viết, nhưng phải có dẫn chứng: chỗ nào õng ẹo, đoạn nào rối rắm.
Ngay cả cuộc tranh luận đôi khi vượt quá phạm vi văn học xẩy ra ở hải ngoại, giữa một số cây viết, liên quan tới địa vị của Võ Phiến, giá trị bộ sách viết về văn học Miền Nam trước 1975 của ông, cũng không phải tự nhiên phát sinh, mà có ngấm ngầm từ trước.
Khi nhân vật lịch sử Nguyễn Huệ được hết ông nhà văn này tới nhà văn khác cho đội mồ sống dậy…
Khi Nguyễn Huy Thiệp có những dòng ưu ái dành cho ông vua (Gia Long) bị nhà nước Cộng sản coi là “cõng rắn cắn gà nhà”: giấc mơ Nguyễn Huệ ra Bắc, đại thắng quân Thanh, giấc mơ một người miền Nam (Nguyễn Ánh) thống nhất đất nước là một giấc mơ nhằm đảo ngược định mệnh lịch sử, căn cước quốc gia:
“bắt buộc, bị kết án phải Nam tiến”.

Thời gian mới là yếu tố quyết định của một câu văn.
Bạn hãy thử đọc câu văn sau đây: “Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt, thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết, theo từng cơn hấp hối của thành phố, cùng với tiếng hoả tiễn réo ngang đầu.” (Nguyễn Quốc Trụ: Cõi Khác, trong Lần Cuối, Sài Gòn, nhà xb Văn Mới, 1998)
Thời gian ở đây: Thành phố Sài Gòn, những ngày Mậu Thân.
Nói rõ hơn, chỉ có ai đã từng sống những giây phút đó, mới bắt được nhịp thở của câu văn, và cũng là của thành phố, trong những cơn hấp hối của nó.
Nói một cách khác, không phải NQT, mà là Sài Gòn, những ngày Mậu Thân, mới là chủ nhân thực sự của câu văn trên.
Mát

Hồ Chí Minh: Những Năm Thất Lạc
Wayward Ho
Hồ Khoan, Bắt Cái Hồ Khoan!
Jonathan Mirsky
điểm cuốn
The Missing Years của Sophie Quinn-Judge
trên TLS số đề ngày 5 tháng Ba, 2004
Đây là một chân dung "Bác Hồ", chi ly, khoa bảng, uyên nguyên, và có tình, của Dr Quinn-Judge.

Viết thêm về Cụ Rùa của Thảo Hảo
Có một điều thật khác biệt giữa Cụ Rùa và... Lênin, "biểu tượng của biểu tượng", nếu xét theo đẳng cấp cách mạng vô sản, có cha già Lênin thì mới có những cha già cách mạng khác. Me xừ Lênin này thì chẳng có chừng mực gì cả. Chỗ nào cũng thấy hình của ông, từ khi còn cởi truồng, cho tới khi đầu hói trắng bóc, không còn một sợi tóc, mặt nghệt ra. Nhưng thi sĩ Joseph Brodsky cho biết, ông rất cám ơn ngài Lênin. Chính vì quá chán sự thừa mứa, chẳng biết chừng mực là gì chỉ nội về cái việc treo hình lãnh tụ như thế đó, khiến ông trở nên lãnh đạm với chế độ, dấu hiệu đầu tiên để cảm thấy mình là mình.
Trong một bài tiểu luận tuyệt vời, và là nhan đề của cả một tuyển tập tiểu luận, Less Than One, ông nêu ra một chân lý, mà ông "ngộ" ra được nhờ cái sự thừa mứa hình Lênin kể trên: Phải thiếu một [less than one] tí tỉ tì ti thì mới khá được!

Những nhà phê bình ở Hànội đã gọi các nhân vật trong cuốn sách này là bọn tôi mọi nô lệ. Họ hỏi: trong khi họ xây dựng xã hội chủ nghĩa, bọn này đi đâu? Những người ở Hànội không khi nào tự đặt câu hỏi với mình, những câu họ thường đặt cho kẻ địch. Bọn chúng đã đi trong thống khổ của lịch sử tới cái chết, cái chết như sự từ chối quyết liệt. Tại sao? Đáng lẽ họ phải tự hỏi: tại sao? Cái chết lựa chọn không phi lý, nó sẽ làm nảy sinh sự thật, sự thật của những người chết truyền lưu cho kẻ sống sót.
Mỗi nhà văn chính là một kẻ sống sót.
Thanh Tâm Tuyền
Thơ Giữa Chiến Tranh và Trại Tù
Thù Ngụy, Một. Thù Đệ Tứ, Mười.

"Chiến tranh và hoà bình" được viết, đâu phải để nói về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại mà chính là nỗi trăn trở của con người trong hành trình đi tìm lẽ sống."
Nguyên Ngọc

Tôi sợ sự phi thường


Hãy Gọi Ta Là Hiệp Sĩ Sư Tử!
Lời Ước
Ngày Của Mặt Trời
Cây Bút Đời Người
Đọc Cây Bút Đời Người
Tiểu Thuyết Chưa Chết
"Tiểu thuyết thế gian giá quá thấp. Thấp đến nỗi câu "Tớ đếch thèm đọc tiểu thuyết", trước đây người ta còn nói nho nhỏ, và có tí ti ra vẻ xin lỗi, cảm phiền ở trong đó, bi giờ người ta la vỡ làng vỡ xóm, và rất ư hãnh diện [rằng nếu không phải ta, thì là ai bi giờ, khi vừa viết tiểu thuyết vừa rung chuông tận thế, báo tin giờ phán xét đã điểm, không phải của tiểu thuyết mà của cả một cõi người - người mà không còn thì làm sao còn tiểu thuyết?]."
Hà Nội, Thiệp và Gấu (3)

Đính Chính
[v/v chi tiết trong bài viết có liên quan tới thi sĩ VHC]

Không phải con trai thi sĩ VHC, mà là học trò của nhà thơ, lên tiếng kêu gọi cứu trợ.
Ông Vũ Hoàng Tuân, con trai thi sĩ Vũ Hoàng Chương, làm nghề thầy giáo, hiện phải nghỉ dậy học để lo cho mẹ, bà cụ bị ung thư nặng.
Địa chỉ:
Vũ Hoàng Tuân, ngụ tại số 92/7H đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TPHCM
.

Tin Văn