Mưa vô
mùa, nghĩa là hết một đợt dài lưu diễn, tôi về quê, má tôi chặt
lá, giúc nếp cặm cụi ngồi gói bánh cà bắp, nấu một nồi tám đầy vun
bánh, tôi hỏi
má gói chi nhiều vậy, má cười...
Lần đầu đọc, trên một tờ báo địa phương, với cái tên Nguyễn Thị Ngọc
Tư, mê quá, Gấu tôi bèn lóc cóc type truyện ngắn
Một
Mối Tình, post ngay lên Tin Văn.
Hỏi, có phải
một tác giả trong nước. Trả lời, không.
Cho tới bi giờ, Gấu tôi vẫn chưa thể biết, Nguyễn Thị Ngọc Tư của Một
Mối Tình, và Nguyễn Ngọc Tư , là một?
Nếu
bạn nghĩ văn chương Việt
Nam bi giờ ẹ lắm, và nhà văn Việt Nam bi giờ dốt quá, Gấu tôi khuyên,
nên tìm đọc Nguyễn Ngọc Tư.
Nhân vật nam trong truyện của bà, đa số thường bội bạc, và thường bỏ
đi, theo một hình bóng khác.
Hình bóng khác này, phải chăng là một... lý tưởng?
Người
trăm
năm cũ
Đồng Vọng
cho Hồn Thiêng
Lò Thiêu
Huỳnh
Phan
Anh, Gấu, và Thời Của
Chúng Ta!
Đọc
Buồn Nôn
Hà
Nội,
Thiệp và Gấu
Sự nổi tiếng của một số
tác giả ở
trong nước, sau 1975, thí dụ như NHT, DTH, BN, có dư luận hải
ngoại cho
rằng, họ ảnh hưởng văn chương miền nam trước 1975. Tôi nghĩ, có.
Chiến
thắng miền nam, và thực thế phũ phàng sau đó, làm sao không ảnh hưởng
lên bất cứ một người viết?
Đoạn cuối Nỗi Buồn Chiến Tranh, đọc, thấy
phảng phất Tiếng Động của Thanh Tâm Tuyền. Tướng Về Hưu có không khí
hiện sinh của một thời hậu chiến ở bên... Tây. Thiếu, là thiếu
một
tiếng hát, của Gréco, và một điệu Jazz, thí dụ, Some of these days...
Một ngày nào, anh sẽ nhớ em... của La Nausée.
Thiệp có thể mơ hồ nhận ra sự thiếu sót đó, và thay bằng tiếng hát...
nữ thuỷ thần.
Gấu tôi 'sống sót' mấy năm tù cải tạo tại miền
nam một phần
là nhờ
tài kể chuyện, trong đó có những chuyện tiếu lâm.
Nhớ một lần, được
mấy anh quản giáo kêu lên biểu, nghe nói 'Ông Già' kể tiếu lâm hay lắm,
kể vài chuyện cho tụi này nghe đi. Gấu vâng dạ, nhưng cũng xin phép mấy
ảnh trước, xin đừng bắt tội. Mấy ảnh OK.
Một trong những câu chuyện kể bữa đó, sau này, kể lại cho một vài người
nghe, ai nấy đều lắc đầu, nói, tại sao có một thằng ngu đến mức như
vậy. Và đều ngạc nhiên, tại sao tụi nó lại tha cho mày,
bởi vì đụng vào chế độ, thì còn có thể tha thứ, nhưng đụng vô Bác Hồ....
Cho phép tôi không kể lại câu chuyện đó, ở đây, vì đúng như Milosz nhận
xét....
Giả
sử "được" đi cải
tạo tại miền, bắc, liệu Gấu tôi còn ước mơ, sau đó biến ước mơ thành
hiện thực: Trở lại đất bắc?
Có lần Gấu tôi hỏi ông anh nhà thơ, những
nhân vật như thi sĩ Đồng - trong cuốn tiểu thuyết tuy đã hoàn tất nhưng
"chẳng thèm cho xuất bản" [chữ của Gấu tôi], Ung Thư - có đến thăm
người tù những ngày "Ngã ở trên ngọn đỉnh trời khi vác nứa" (1),
ông nói, không.
(1). Bài thơ thực sự nhan đề là:
"ngã trên núi việt
hồng ở yên báy khi đi vác nứa"
Tuột dốc té nhào
trên đỉnh núi
Chết điếng toàn
thân trong giây lâu
Mưa rơi đều hạt mưa
phơi phới
Ngày đang tàn hiu
quạnh rừng sâu
Duỗi soải chân tay
gối lên nứa
Ngó trời nhá nhem
nghe mưa mau
Tưởng như thi thể
ai thối rữa
Hồn viển vông chẳng
chút oán sầu
Mưa giăng tấm lưới
trắng dầy khít
Làng xóm dưới núi ở
phương nào?
Gió lạnh tái tê bó
liệm chặt
Lả thiếp người quên
bẵng sước đau
Đầm mình trong hạnh
của ẩn mật
Mắt hoen nhòa hứng
giọt thiên thâu
Dò dẫm lối về đêm
tối mịt
Sông xa núi thẳm
quê nhà đâu?
Thanh Tâm Tuyền. Thơ Ở
Đâu Xa
Bài này Gấu tôi mê nhất câu: Hồn viển vông chẳng chút oán sầu.
Trong câu này, mê nhất từ [hồn] viển
vông.
Câu chót, tưởng như là thơ Đường, nhưng theo Gấu,
không phải vậy. Nó rắc rối hơn nhiều.
Thi sĩ, như trong tiểu sử thấy ghi, sinh tại Vinh, thành thử Gấu và bạn
đều cho rằng, ông dân Nghệ. Mới đây, mới được biết, ông dân Hà Đông;
ông thân sinh có thời gian làm việc tại Vinh.
Mấy anh chị em Gấu, do ông bố làm giáo học, nên mỗi đứa sinh một nơi.
Thằng thứ nhì sinh Vĩnh Yên. Khi tử trận, làm bia mộ, một ông chú, [Chú
Thản], ra lệnh,
phải thêm mấy chữ "quán" Sơn Tây vô, không lại mất mẹ cái gốc dòng họ
Nguyễn nhà mày!
Viết tới đây, tôi lại nhớ tới lời bà chị P, con bác giáo Thái, ông anh
ruột của bố tôi, lần về lại đất bắc, [tháng Sáu 2000], sau nửa thế kỷ
xa cách:
Cả lò nhà mày là Cộng Sản. Ra ngoài ấy
liệu liệu mà viết!
Ghi
chú về Lưu Vong
Tởm
Người
ta đã
nói nhiều về những tội ác của chế độ cộng sản. Ít ai cho biết, tôi đã
tởm chế
độ đó đến mức như thế nào. Câu chuyện sau đây là của nhà văn, nhà thơ
lưu vong người
Balan, Czeslaw Milosz, Nobel văn chương 1980, trong tác phẩm Milosz's
ABC's.