gau

Nhật Ký Tin Văn

Người trăm năm cũ.

Đồng Vọng cho Hồn Thiêng Lò Thiêu

Cây viết là cái mai, cái thuổng của tôi. 

Nếu Không Số Kiếp móc họng, Kinh Cầu Cho Một Đứa Bé Chưa Ra Đời làm người đọc câm họng.
Đây là một cuốn sách mỏng, một độc thoại dài, đều đều một giọng, thật tẻ nhạt, bám dính cứng, một cuốn sách nhỏ, mỏng, theo kiểu của Thomas Bernhard. Dòng văn lan man, tản mạn, nhưng, với tất cả những rối rắm của nó, thật rõ ràng. Giọng mời gọi, khiến người đọc, cho dù ngần ngại tới cỡ nào, vẫn sẵn sàng nhập cuộc. Nếu có điều gì làm người đọc có thể xả hơi trong chốc lát, để mà thở, lạ lùng, trớ trêu làm sao, đó chính là một, và chỉ một mà thôi: nhịp thở của văn chương. Nhịp thở này ước mong một hiệu ứng – nhưng rõ ràng là tác giả chẳng hề muốn một hiệu ứng như vậy, ông ta cưỡng lại mọi kiểu đó, cùng một đường hướng như ông đã cuỡng lại mọi đào thoát, mọi hòa giải, mọi ân sủng. Ông ta thì lô-gíc, khách quan, và không khoan nhượng.
Kaddish là kinh cầu dành cho người chết của dân Do Thái. Nhưng ở đây, người nói [the speaker] nhắm tới một đứa trẻ không bao giờ được phép ra đời, một đứa trẻ mà người nói không thể nào tưởng tượng được rằng, mình sẽ là cha của nó.
Nói cho cùng, đem một đứa trẻ của mình vào trong cõi đời này, theo một nghĩa nào đó, là hàm ý, mình vẫn tiếp tục sống sau cái chết của mình, nhưng với người nói ở đây, một viễn tượng như thế là không thể nào chấp nhận nổi. Đó là bởi vì, theo một cách nào đó, ông ta đã sống sót cái chết của chính mình rồi. Đã có lần, một người nào đó, đào mộ ông ta, [ “in the breezes”, “trong hơi gió thổi", như Paul Celan đã viết, trong Tẩu Khúc Của Thần Chết, Death Fugue], “và rồi… để cái mai, cái thuổng vào tay ông ta, bỏ mặc ông ta một mình, mi hãy hoàn tất công việc mà tao đã khởi đầu đó, hãy cố mà làm cho thật tốt, cho thật khéo, như là mi có thể làm được.”

Huỳnh Phan Anh, Gấu, và Thời Của Chúng Ta!
 Đọc Buồn Nôn

Hà Nội, Thiệp và Gấu
[Subject: Thư
Date: Sun, 2 Apr 2000 14:56:33 +0200
From:
To:
Ông Hai Lúa ơi,
Vừa rồi NHT ngao du hải ngoại, có ghé thăm tụi này. Nói chuyện rất vui. Tay này đặc biệt kiêu ngạo, ý thức rất rõ về danh tiếng của mình, về cái nghiệp lỡ vướng vào, mà lại rất giản dị, không mầu mè tí nào,  làm tụi này nhớ đến ông Hai Lúa...]

Trong bài viết Mỗi người mỗi khác, viết về ba nhà văn miền bắc, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, dựa vào cách nhà văn Do Thái, Amoz Oz đọc Y Sĩ Miền Quê [Người ta chẳng biết trong nhà của mình có những gì], của Kafka; và trong bài Tởm, dựa nhận xét của nhà văn nữ Nga Tolstaya khi cho rằng, ác quỉ nằm nơi những tầng sâu hoang vắng của lịch sử Nga, đã được chủ nghĩa Cộng Sản làm sống dậy - Gấu tôi cho rằng, NHT là người đã nhìn thấy con ác quỉ này, ở nơi chuồng lợn [heo] của một miền đất.
Nhưng liệu có thể coi, Thiệp là một thứ "đại phán quan"?  Một nhà tiên tri [khi tiên đoán, cái ác từ chuồng heo cứ thế nhân lên mãi?]. Hơn thế nữa, một ông thầy...  tối nguy hiểm [Tôi 'lụy' NHT, như một tác giả đã cho biết]?

Cú đánh đầu tiên vào đầu một nhà văn lưu vong, đúng như Võ Phiến đã từng cảm nhận: Nhà văn lưu vong không đem theo được cùng với ông ta, độc giả thân thương của mình!
Như thế có nghĩa, cùng với sự mất tích độc giả - nhìn vào những trang viết cũ cứ như nhìn vào...  hư vô..  - là chán chường, tuyệt vọng, là sợ... đếch ai còn biết đến tên ta! [loss of name], sợ thất bại, và những dằn vặt về đạo đức [moral torment].
Nhà văn lưu vong đau khổ bởi vì anh ta lúc nào cũng phải bám vào ý thức, thói quen tập thể. Có lẽ, anh ta, nhà văn như thế đó, chưa hề bao giờ học đứng bằng đôi chân của chính mình.
Anh ta có thể thắng, nhưng chỉ khi nào, trước đó, anh ta bằng lòng thua.
[He may win, but not before he agrees to lose]
Milosz: Ghi chú về Lưu Vong

Tởm
Người ta đã nói nhiều về những tội ác của chế độ cộng sản. Ít ai cho biết, tôi đã tởm chế độ đó đến mức như thế nào. Câu chuyện sau đây là của nhà văn, nhà thơ lưu vong người Balan, Czeslaw Milosz, Nobel văn chương 1980, trong tác phẩm Milosz's ABC's.


Cả lò nhà mày là Cộng Sản. Ra ngoài ấy liệu liệu mà viết!
Lời bà P. chị của Gấu, nói với thằng em,
khi Gấu trở lại đất bắc,
 sau hơn nửa thế kỷ xa cách [Tháng Sáu 2000].