|
Khai
Sáng Là Gì?
Kỷ niệm 200 năm ngày
Kant mất,
diễn đàn talawas có
cho đăng một số bản dịch bài viết Khai Sáng Là Gì?,
của Kant.
Nhân đó Tin Văn sẽ cho
đăng bản dịch bài viết Khai Sáng Là Gì? của
Foucaul, bởi vì,
Bỏ Qua Thật Uổng!
Tập
San Văn Chương Là Gì?
Một ngày
như mọi ngày
Vào năm 1935, nhà văn Nga
Maxime Gorky đưa ra lời thách đố đối với giới nhà văn ở mọi nơi,
hãy miêu tả 'một ngày như mọi ngày' [a day in the world], nhưng phải
làm sao làm bật ra cái giầu có của chỉ một ngày, chống lại con đỉa đói
thời gian, ngấu nghiến tất cả mọi sự kiện, mọi biến động.
25 năm sau, tờ
Sự Thật lập lại thách đố trên, lấy một ngày rất đỗi tình cờ [em trả lại
đời tôi], ngày 27 tháng Chín, hy vọng rằng, một ngày bất kỳ như thế đó
sẽ hằng hằng soi sáng những thành quả vĩ đại của một thời đại lịch sử
huy hoàng, là thời đại Khrushchev.
Than ôi, bao đóng góp cho một ngày như mọi ngày, dành cho "Sự Thật",
đều chỉ là hư ảo, chẳng ai thèm nhớ nữa, nhưng thách đố trên bám chặt
vào trí tưởng tượng của một nhà văn, khi 'người ta trẻ" [chữ của Phan
Thị Vàng Anh], của cái xứ gọi là xã hội chủ nghĩa đó: Nữ văn sĩ Đông
Đức Christa Wolf. Kết quả là tác phẩm "Ein Tag im Jahr",1960 - 2000,
[655 trang, nhà xb Munich: Luchterhand, 25 euro], nhật ký của cùng một
ngày trên trang lịch, được ghi lại suốt bốn thập niên.
Người đọc nhận ra, từ xuất hiện nhiều nhất, trong nhật ký, là: Angst
[sợ, nỗi sợ hãi]. Kết quả của cuộc tình cứ mỗi ngày một thêm rã rời,
giữa nhà văn và ý thức hệ Cộng Sản.
Cuộc xâm lăng của xe tăng CS, dập nát Mùa Xuân Prague, năm 1968, được
ghi lại 18 tháng sau đó, là: "năm của sau cùng vỡ mộng" ["the year of
final disillusionnment"].
Trong bài điểm cuốn nhật ký trên, và cũng là một thứ tiểu sử, [TLS số
đề ngày Jan 30, 2004], Michael Butler
cho rằng, Wolf cố ghi từ cận
điểm những sự kiện, là cố làm bật ra sự kiện này: sự thất bại của chính
nhà văn, [her own failings] trong cuộc sống xã hội chủ nghĩa. Theo
người điểm sách, sự thực, bà bị khốn khổ [plagued], bởi cái gọi là ý
thức, hay lương tâm tự vấn. Lạ một điều, bị hành hạ, sợ hãi Đảng Cộng
Sản đến mức như thế, tại sao bà không rời bỏ Đông Đức, sau những biến
cố như là sự trục xuất Wolf Biermann vào năm 1976, rồi bạn bè của bà
bao nhiêu người bỏ đi, như vậy đủ thấy, cái giá của sự cố tình ở lại,
như thể bà sợ rằng, rời bỏ còn đau khổ hơn nhiều.
Mặc dù những bấu víu của bà, là con cháu, Wolf vẫn thấy mình như lơ
lửng, không sao bám víu vào được, với một nước Đức mới, và coi tác phẩm
của mình, như là một tự sự dài về những hy vọng rã rời [a long
narrative of defeated hopes].
Tuy nhiên, những gì mà người đọc, chứng kiến từ cuốn sách chân thật
này, không phải là buồn bã nhẫn nhục chịu đựng, nhưng là một can đảm
cứng đầu, của một người đàn bà đáng nể.
Trong mỗi chúng ta
đều có một Sài-gòn đang âm ỉ cháy.
Tôi
đốt lên ngọn
nến của tôi để cho Sài-gòn của bạn sáng ngời.
Lần Cuối Sài Gòn
Niên
học cuối của Lan Hương ở bậc trung học bắt đầu bằng những buổi
sáng sớm giá lạnh xô đẩy trí nhớ tôi tìm lại Hà Nội, tôi thức giấc sớm,
thân thể rét run, bàng hoàng tưởng như đang run rẩy trong một buổi sáng
nào đó trong Hà Nội, tưởng như chiến tranh đã hết...
Những
ngày ở Sài Gòn
Người
trăm
năm cũ.
Quê
hương của một con người, thì cũng chỉ là một mảnh không
gian - có thể một căn phòng khách sạn, hay băng ghế nơi công viên gần
nhất -
nơi con mắt của nhân dân hay sự phiền hà của một chế độ thư lại, Đông
cũng như
Tây, vẫn còn cho phép một con người, và tác phẩm của người đó. Cây có
rễ, người
có chân để mà bỏ đi, sau khi lương tâm của nó nói: Không!
George Steiner: The Cleric of Treason
Đồng Vọng
cho Hồn Thiêng
Lò Thiêu
"Không Số Kiếp
là một tác phẩm hãnh diện. Nhờ nó mà mọi người sẽ không bao giờ tha thứ
cho cả cuốn sách lẫn người viết nó, là tôi." - Kertesz.
....
Mà HPA tham dự
ngay những ngày đầu.
Cần
phải viết thêm ở đây: Tôi không nghĩ bạn tôi là một tay
cách mạng 30 tháng Tư, theo một nghĩa thảm hại, là, bạn tôi thuộc
trong số
những người chạy theo cơ hội, đón gió trở cờ.
HPA
đã từng tin, như
bất kỳ một người miền nam nào đã từng
tin vào người anh em ruột thịt ở miền bắc. Với riêng cá nhân tôi, tôi
biết chắc
chắn có… ba người. Hai người đã mất, chỉ còn HPA, những ngày đó, đó.
Tôi không
nghĩ bạn tôi vẫn còn tin tưởng vào người anh em ruột thịt, và câu
nói “Tôi
không bao giờ là nhà văn lưu vong”, nó có nhiều nghĩa lắm, có khi còn
có nghĩa “Tôn Phu Nhân Qui Thục” nữa đấy!
Hà Nội,
Thiệp và Gấu
Hai tác
phẩm sử thi của thế kỷ 20,
là hai tác
phẩm lớn lao về điêu tàn.
Thi khúc [Cantos
] của Pound, và Thương Xá, [The Arcardes Project], của
Benjamin.
|
|