"O mon
Dieu, donne à chacun sa propre mort, / donne à chacun la mort née de sa
propre
vie / où il connut l'amour et la misère." - Rainer Maria Rilke.
[Cầu xin
Trời hãy ban cho mỗi con người một cái chết riêng/ nẩy sinh từ cuộc đời
của
chính người đó/ một cuộc đời mà người đó hiểu tình yêu và
khốn cùng.]
Making
America
Tạo Dựng Nước Mỹ
Tên Găng Tơ Tất Cả Chúng Ta Tìm
The Gangster We Are All Looking For
tác giả
lê thi diem thúy
[nhà xb Picador, 160 trang, 12.99 Anh Kim. Nhà xb Knopf, Mỹ, $18]
được tờ báo văn học số một trên thế giới - theo Brodsky, cả nước Nga,
số người
mua dài hạn báo này, đếm được trên đầu ngón tay,
Phụ Trang Văn Học Thời Báo London, TLS
giới thiệu trên số đề ngày Jan 9, 2004, dưới nhan đề Making
America.
Người
đầu tiên giới thiệu truyện ngắn trên đây, tới độc giả Việt Nam, là
Nguyễn Quốc
Trụ, trên mục Tạp Ghi của báo Văn Học, Cali, khi truyện ngắn trên xuất
hiện
trong tuyển tập "Những tiểu luận hay nhất nước Mỹ trong năm 1997",
Ian Frazier là Guest Editor.
"Chúng tôi ngồi trước mớ giầy dép của Ken, mỗi đôi để ở một góc, như
thể
chúng muốn nói, người mang giầy đã trơn tuột ra khỏi chúng và trôi giạt
mãi đâu
đâu, trong khi đôi giầy, do nặng nề hơn, nên vẫn còn cố trụ lại..."
Bằng cách giải thích đầy tính tưởng tượng như vậy, Mỹ quốc trở
nên một điều
chi khác hẳn chính nó: không phải Mỹ, không phải Việt Nam,
nhưng một nơi chốn của rời đổi, (a place of dislocation), của xa lạ
thái quá,
và bí ẩn.
Trước
khi The Gangster We
Are All
Looking For được xb tại Mỹ vào năm 2001, lê thi diem thúy là một nghệ
sĩ trình
diễn có tiếng trong giới kịch nghệ, với những tác phẩm mang tính tư
tưởng, tự
thuật. Qua những tác phẩm như Red Fiery Summer [Mùa Hè Đỏ Lửa], và the
bodies between us, những thân xác giữa chúng ta,
[hiện
đương được chuyển thành tiểu thuyết], bà đào sâu, khai phá những đề tài
như
chiến tranh, tính thực dân đô hộ về văn hóa, hồi ức, và căn cước từng
cá nhân
[identity], dựa vào kinh nghiệm trẻ thơ của bà, như là một cô gái được
bố mẹ
mang từ Việt Nam qua Mỹ. Với The Gangster…, bà chuyển hóa [translate]
sự thám
hiểm và khai phá rất đỗi tư riêng thầm kín này, về những liên hệ giữa Á
Châu và
Tây Phương, thành giả tưởng....
Đây là câu văn khép lại The Gangster:
Not
a trace of blood
anywhere except here, in my throat, where I am telling you all this.
[Chẳng
có một vết máu
nào ở đâu, ngoại trừ ở đây,
trong
cổ họng này, khi
tôi kể cho bạn nghe tất cả câu chuyện].
Như tiểu sử được ghi trong tuyển tập “Những tiểu luận Mỹ hay nhất trong
năm
1997”, lê thi diem thuý là nhà văn và nghệ sĩ độc diễn [solo
performance
artist]. Sinh tại Việt Nam, được gia đình nuôi
dưỡng tại nam California, bà hiện [1997] cư ngụ
tại miền tây
tiểu bang Massachusetts. Bà đã từng nhận học
bổng 1997
Bridge Residency at the Headlands Center for the Arts. Văn và thơ
của bà
xuất hiện trên The Massachusetts Review, Harper’s Magazine và Muae.
Những tác
phẩm như Red Fiery Summer và the bodies between us đã được trình diễn ỡ
nhiều
nơi, trong đó có Museum of American Art at Philip Morris, International
Women
Playwrights’ Festival an Galway, Ireland, và tại New World Theater at
the
University of Massachusetts. Bà đang viết một cuốn sách cho nhà xb
Knopf, Tên
Gangster Tất Cả Chúng Ta Tìm.
Tiểu luận/truyện ngắn The Gangster lần đầu xuất hiện trên The
Massachusetts
Review.
Trên Tin Văn, chúng tôi sẽ cho đăng
bản tiếng Việt bài điểm sách, và truyện ngắn Tên
Găng Tơ Tất Cả Chúng
Ta Tìm.
Bài điểm sách trên TLS
The
Gangster We Are All Looking For
Liệu
PEN vẫn còn có một vai trò trong cõi văn thế giới?
Câu
hỏi trên là của tờ TLS, số cuối năm 2003, trong mục Sổ Tay, nhân vụ bầu
tân chủ
tịch PEN, tiểu thuyết gia ly khai lưu vong Tìệp, Jiri Grusa, được biết
đến nhiều
nhất như là tác giả cuốn The Questionnaire (1982)
Mặc dù độc diễn, nhưng ông cũng
chỉ được chưa
tới 70% số phiếu.
Trang
web chuyên thăm dò dư luận trong giới văn, The Literary Saloon, tỏ ra
ngạc
nhiên vì giới truyền thông viết bằng tiếng Anh chẳng thèm để ý tới việc
này. Nếu
bạn vô Google, và search hai từ "Jiri Grusa", hay PEN, bạn kiếm chừng
trên 300 items, chẳng có item nào là bằng tiếng Anh.
Yêu
trong thời đớp hít
Love in the time of consumption.
Đó
là tựa đề một bài trên tờ TLS, Jan 2, 2004, mở ra bằng
câu nổi tiếng
của nhà phân tâm học Jacques Lacan:
Yêu
nghĩa là ao ước dâng hiến cái mà bạn chưa có, cho một người chưa hiện
hữu. Love
is the desire to give something you haven't got to someone who doesn't
exist. Bởi
vì, theo quan điểm tâm lý, yêu người khác là ao ước cái mà mình thiếu
và như thế,
theo một nghĩa nào đó, đây là mong chết, death wish, là tự huỷ. Chúng
ta gặp
câu nổi tiếng của Xuân Diệu:
Yêu
là chết ở trong lòng một tí.
Medium
for
the Spirit of Auschwitz
Đồng Vọng cho Hồn Thiêng Lò Thiêu
Tản mạn từ một viễn ảnh phổ cập
Khó
mà tóm bắt được sự lớn lao của nhà văn đương thời, đối với ngay cả giới
phê
bình. Chuyện đó là của hậu thế. Nhưng cho dù hậu thế xét đoán như thế
nào về
Naipaul, không nghi ngờ, ông là một nhà văn uyên nguyên sâu thẳm, a
writer of
profound originality, chữ của Robert McCrum [Sunday January 18, 2004
The
Observer] khi viết về cuốn mới nhất của ông, Tản mạn văn chương,
[Literary
Occasions by VS Naipaul Picador £16.99, pp203].
Chỉ
là những tản mạn, nhưng khi được dán lại với nhau, bằng chỉ một cái đọc
của bạn,
những mảnh “gương vỡ” này bất thình lình trở nên “lại lành”. Và, xuyên
qua màn
sương khói [thềm sương mù, chữ của Thanh Tâm Tuyền], là một nụ cười têu
tếu của
một nhà văn đương thời, của cõi văn Anh, mà cái nhìn của ông [cái viễn
ảnh của
ông, his vision] phổ cập đến mức có thể coi là cái nhìn của đầu thế kỷ
21.
[Literary
Occasions is deliberately a collection of fragments. But when the
pieces of
this broken mirror are reassembled in a single reading, we glimpse,
through the
smoke, the ironic smile of a contemporary writer of English whose
vision is
probably as nearly universal as it possible to be in the twenty-first
century.]
Sartre, HPA và tui
Và
cả hai đứa chúng tôi đều tin rằng còn nhiều độc giả khác nữa, không
thể
quên cái xen anh chàng Tự Học [L' Autodidacte] bị tay
quản thủ thư viện
người
Corse đánh cho sặc máu mũi, vì cái tội vẫy gọi nhau làm người, đam mê
làm người,
say mê chủ nghĩa nhân bản, trong Buồn Nôn... - NQT
"Bạn hãy nói bạn có đọc Sartre không, bạn hãy nói, bạn có ưa thích
Sartre không, tôi sẽ nói bạn là ai." -
HPA: Jean-Paul Sartre [trong Những Không Gian & Khoảnh Khắc Văn
Chương, nhà xb Hội Nhà Văn 1999]
Chợ
Đũi, HPA và tui
Gặp Gỡ Cuối Năm
Đi
để mà đừng bao giờ trở về.
Cái
phần đẹp nhất của tôi, thì đã ở đó. Rồi: Thơ Của Tôi.- Joseph Brodsky
Tôi hết còn tin vào xó xỉnh đó.
Cụ
Rùa
thuộc biên chế Bộ nào? - Thảo Hảo
Đi
Là Đến. Vượt
Biên Là Về Nhà
Kinh
Nghiệm Dịch
Tản
Mạn về
Tuổi
Hai Mươi Yêu Dấu
tiểu
thuyết của NHT
Mừng
cho ông!
Có
một lần, tôi đọc một bài viết của một độc giả của ông, tỏ ra rất là
thất vọng về
thần tượng của mình. Thành thực mà nói, tôi mừng cho cả hai.
Tôi
đã chờ một bài viết thế từ lâu rồi.
[Từ
khi nào nhỉ? Từ lần gặp tại HN?]
Liệu
không có bài Giã Từ đó, ông sẽ còn phải đeo gánh nặng thần tượng tới
khi nào?
Phải
chăng nhờ vậy mà có Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu?