|
Cung
Chúc Tân Xuân
Yêu
trong thời đớp hít
Love in the time of consumption.
Đó là tựa đề một bài
trên tờ TLS, Jan 2, 2004, mở ra bằng câu nổi tiếng của nhà phân tâm học
Jacques Lacan:
Yêu nghĩa là ao ước
dâng hiến cái mà bạn chưa có, cho một người chưa hiện hữu. Love is the
desire to give something you haven't got to
someone who doesn't exist. Bởi vì, theo quan điểm tâm lý, yêu người
khác là ao ước cái mà họ thiếu [lack], và như thế, theo
một nghĩa nào đó, đây là một death wish, là tự huỷ. Chúng ta gặp lại
câu nổi tiếng của Xuân Diệu: Yêu là chết ở trong
lòng một tí.
Medium
for
the Spirit of Auschwitz
Đồng Vọng cho Hồn Thiêng Lò Thiêu
Tản mạn từ một viễn ảnh phổ cập
Khó mà tóm bắt được sự lớn lao của
nhà văn đương thời, đối với ngay cả giới phê bình. Chuyện đó là của hậu
thế. Nhưng
cho dù hậu thế xét đoán như thế nào về Naipaul, không nghi ngờ, ông
là một nhà văn uyên nguyên sâu thẳm, a writer of profound
originality, chữ của Robert McCrum [Sunday January 18,
2004 The
Observer] khi viết về cuốn mới nhất của ông, Tản mạn văn
chương,
[Literary Occasions by VS Naipaul Picador £16.99, pp203].
Chỉ là những tản mạn, nhưng khi
được dán lại với nhau, bằng chỉ một cái đọc của
bạn, những
mảnh “gương vỡ” này bất thình lình trở nên “lại
lành”. Và, xuyên qua màn sương
khói [thềm sương mù, chữ của Thanh Tâm Tuyền], là một nụ cười têu tếu
của một
nhà văn đương thời, của cõi văn Anh, mà cái nhìn của ông [cái viễn ảnh
của ông,
his vision] phổ cập đến mức có thể coi là cái nhìn của đầu thế kỷ 21.
[Literary Occasions is
deliberately a collection of fragments. But when the pieces of this
broken
mirror are reassembled in a single reading, we glimpse, through the
smoke, the
ironic smile of a contemporary writer of English whose vision is
probably as nearly
universal as it possible to be in the twenty-first century.]
Goulag
lại hợp thời?
Huỳnh
Phan Anh:
Tôi
không bao giờ là một nhà văn lưu vong.
- Tôi
là một nhà văn VN sinh sống tại Mỹ do hoàn cảnh riêng của gia đình. Tôi
biết
rằng có một vài người tại Mỹ tự bỏ tiền ra in tác phẩm của mình rồi tự
xưng là
nhà văn lưu vong... Nhưng tôi đã và vẫn sẽ là một người VN- HPA
-
Về
cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh, tôi
không hề nghĩ, tác giả của nó, đã từng mơ tưởng một hoang tưởng, rằng,
cuốn
tiểu thuyết của ông, sẽ là một “sơ đồ
tư tưởng”! - NQT
- Chắc là vì mới qua
một năm nên HPA
chưa
biết. Vì có chút cảm mến khi đọc cuốn Văn Chương và Kinh Nghiệm Hư Vô
của HPA
hơn 20 năm trước nên mới có email này… - TN
Nhưng
chả
lẽ lại bắt đầu viết về những kỷ niệm tuyệt vời nhất trong đời một
người, bằng
những lời lẽ cay đắng về một người bạn từ thuở tuyệt vời nhất đó?
Ông
ta viết tiểu thuyết ở quán cà phê, vào những thời hạn chót, giữa những
biến động đánh dấu bước đi của Âu Châu, từ Đệ Nhất qua
Đệ Nhị Thế Chiến.
Joseph
Roth: Vị sư phụ bị lãng quên, a forgotten master, chữ của The New
Yorker,
vừa được kiếm thấy lại, ở cả hai bên bờ
đại dương.
Tại Pháp, trên tờ L' Express số
đề ngày 8 Tháng Giêng, 2004, là bài viết của Daniel Rondeau,
và một đề nghị,
Đã
Đến Lúc Phải Vinh Danh Roth
trong
Điện Chư Thần [un
panthéon pour Roth].
Sa plume, trempée
dans l'encre du courage, était celle d'un
combattant, qui
mettait dans le même sac
communistes et nazis.... Il citait Heine: «Là où on brûle les livres,
on brûle aussi les hommes.»
[Ngòi
bút của Roth, đắm đẫm mực can đảm, là của một chiến sĩ, người bỏ vào
trong
cùng một rọ cả hai đám người Cộng Sản và Nazi... Ông trích dẫn nhà thơ
Đức, Heine:
"Nơi nào đốt sách, nơi đó đốt người."]
Tại
Mỹ, Joan Acocella, trên tờ
Người Nữu Ước số đề ngày Jan 19, 2004, sống lại những giấc mơ Âu Châu
của ông.
Đón đọc bản dịch tiếng Việt, bài của Joan
Acocella, trên Tin Văn. Trong khi
chờ đợi, bạn có thể đọc bài viết của nhà văn Nobel 2003, J.M. Coetzee:
Joseph
Roth: Vị Hoàng Đế Của Hoài Nhớ
Joseph
Brodsky:
Đi để
mà đừng bao giờ trở về.
The best part of me
is already there: my poetry.
Cái
phần
đẹp nhất của tôi, thì đã ở đó. Rồi: Thơ Của
Tôi.
Bạn
đã đọc Có Yêu Anh Không, của Khánh Trường chưa?
Bài này,
tôi đã dự tính viết về nó từ lâu, ngay từ lần đầu tiên đọc truyện ngắn
trên, ở
trại cấm Sikiew, Thái Lan, hình như vào khoảng năm 90 hay 91 thì phải.
Cái duyên
của một truyện ngắn, với một độc giả của nó, và cái duyên của một người
viết,
với một người viết khác, là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, và có khi,
chúng
chỏi lẫn nhau, và đây có thể là lý do giải thích cho sự muộn màng của
bài viết
này.
Nhưng lạ
một điều, có tới ba sự kiện vừa mới xẩy ra, đối với tôi, chúng như hối
thúc, và còn có
vẻ bực mình, "Này, đã đến lúc viết về cái truyện ngắn của cái tay Khánh
Trường
rồi đấy!"
Sự kiện thứ
nhất, vừa mới đây, là một cái mail, không biết tại sao lại lạc vào mail
box của
tôi, cho biết về bài phỏng vấn của Miêng với Phan Huy Đường. Mò đọc thử
bài viết,
thấy có nhắc tới Có Yêu Anh Không, PHĐ dịch qua tiếng Pháp.
Sự kiện thứ
hai: Trong chuyến đi vừa rồi, qua Cali, gặp KT. Chàng
đang bịnh, có thể là
đi luôn!
Sự kiện thứ
ba: Gặp một trường hợp có thực, tương tự Có Yêu Anh Không, ở ngoài
đời, qua
kể lại của một người bạn thân, cũng mới tái ngộ, nhân chuyến đi Cali vừa qua, mà tôi đã dự định viết về
nó, như ký sự một chuyến giang hồ vặt.
Nhưng cái tít trên tuyệt hơn nhiều
Tản Mạn về
Tuổi
Hai Mươi Yêu Dấu
tiểu thuyết
của NHT
Mừng cho ông!
Có một lần, tôi đọc một bài viết của một độc giả của ông, tỏ ra rất là
thất vọng về thần tượng của mình. Thành thực mà nói, tôi mừng cho cả
hai.
Tôi đã chờ một bài viết thế từ lâu rồi.
[Từ khi nào nhỉ? Từ lần gặp tại HN?]
Liệu không có bài Giã Từ đó, ông sẽ còn phải đeo gánh nặng thần tượng
tới
khi nào?
Phải chăng nhờ vậy mà có Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu?
|
|