|
Người hùng Virgil: Đi để
mà đừng bao giờ trở về.
Thời
gian,
như đỉa đói, bấu chặt lấy con người, và con người thì cứ già khòm, xấu
xí mãi
ra, chết, và biến thành “bụi” – “thịt của thời gian”, như Brodsky gọi.
Những từ
chià khóa của thơ ông là: “splinter”, “[cái gai, cái dằm: Gai chích vô
thịt thì
đau, thịt chích vô thịt nhớ nhau trọn đời], “shard”
[miểng kính bể],
“fragment” [ đoạn, mẩu]. Một
trong
những cuốn sách của ông có tên là Một Phần Lời, A
Part of Speech. Con người – nhà thơ, nói riêng – là một
phần của ngôn
ngữ, mà
ngôn ngữ thì già hơn anh ta, và sẽ còn cứ thế tiếp tục sống, sau khi đã
tính sổ với tên hầu của nó, là con người.
Nhưng
kệ mẹ
mọi thứ rác rưởi, kệ mẹ cả lò chủ nghĩa Cộng Sản [In spite of all
Communism], St. Petersburg của nhà thơ vẫn luôn luôn là
“thành phố đẹp
nhất
trên
thế
giới”. Sự trở về, là không thể, trước tiên là vì chế độ chính
trị khốn
kiếp đó, lẽ tất nhiên, nhưng sâu thẳm hơn, là yếu tố
tâm lý này: “Con
người chỉ
dời đổi theo một chiều. Và chỉ từ. And only from. Từ một nơi chốn, từ
một ý
nghĩ đã đóng rễ ở trong đầu, từ chính hắn ta hay là y thị… nghĩa là,
hoài hoài rời xa cái điều mà con người đã kinh nghiệm, đã từng trải....
Đã
Đến Lúc Phải Vinh Danh Roth
trong
Điện Chư Thần
Trên
tờ L'Express số mới nhất, đề ngày 8 Tháng Giêng, 2004, là bài viết của Daniel Rondeau,
và một đề nghị, un panthéon pour
[Joseph] Roth,
tác giả Khúc Quân Hành The
Radetzky March:
Sa plume, trempée
dans l'encre du courage, était celle d'un combattant, qui
mettait dans le même sac
communistes et nazis.... Il citait Heine: «Là où on brûle les livres,
on brûle aussi les hommes.»
Ngòi
bút của Roth, đắm mực can đảm, là của một chiến sĩ, người bỏ vào trong
cùng một rọ cả hai đám người Cộng Sản và Nazi... Ông trích dẫn nhà thơ
Đức, Heine:
"Nơi nào đốt sách, nơi đó đốt người."
Không,
tôi chỉ là một thằng ngu!
Tưởng
niệm nhà văn Phi Châu
đã từng là lính viễn chinh Pháp tại Việt Nam
Bạn
đã đọc Có Yêu Anh Không, của Khánh Trường chưa?
Bài
này,
tôi đã dự tính viết về nó từ lâu, ngay từ lần đầu tiên đọc truyện ngắn
trên, ở
trại cấm Sikiew, Thái Lan, hình như vào khoảng năm 90 hay 91 thì phải.
Cái duyên
của một truyện ngắn, với một độc giả của nó, và cái duyên của một người
viết,
với một người viết khác, là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, và có khi,
chúng
chỏi lẫn nhau, và đây có thể là lý do giải thích cho sự muộn màng của
bài viết
này.
Nhưng lạ
một điều, có tới ba sự kiện vừa mới xẩy ra, đối với tôi, chúng như hối
thúc, và còn có
vẻ bực mình, "Này, đã đến lúc viết về cái truyện ngắn của cái tay Khánh
Trường
rồi đấy!"
Sự kiện thứ
nhất, vừa mới đây, là một cái mail, không biết tại sao lại lạc vào mail
box của
tôi, cho biết về bài phỏng vấn của Miêng với Phan Huy Đường. Mò đọc thử
bài viết,
thấy có nhắc tới Có Yêu Anh Không, PHĐ dịch qua tiếng Pháp.
Sự kiện thứ
hai: Trong chuyến đi vừa rồi, qua Cali, gặp KT. Chàng
đang bịnh, có thể là
đi luôn!
Sự kiện thứ
ba: Gặp một trường hợp có thực, tương tự Có Yêu Anh Không, ở ngoài
đời, qua
kể lại của một người bạn thân, cũng mới tái ngộ, nhân chuyến đi Cali vừa qua,
mà tôi đã dự định viết về
nó, như ký sự một chuyến giang hồ vặt.
Nhưng cái tít trên tuyệt hơn nhiều.
Nhân 80 năm ngày sinh Văn Cao
[15/11/1923]
Trước một đứa trẻ chết đói, cuốn Buồn Nôn của tôi chẳng là cái thá gì
[Sartre].
Bài Tiến Quân Ca, với
sự căm giận của nó, "thề phanh thây uống máu quân thù",
đã
được phát
sinh ra như thế đó, nghĩa là từ cái chết của một đứa trẻ.
Một lời kinh cầu đầy
phẫn nộ dành
cho một đứa trẻ đã chết.
Một cách nào đó, nó là một nửa số phận một dân tộc.
Nửa còn lại kia, là do Trần Dần nhìn ra:
Tôi bước đi,
không thấy phố, không thấy nhà,
Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ.
Ba
biến khúc tuổi 65.
So, he was a
murderer and a saint. He had been set apart for great
things.
Joseph Roth:
Tarabas, a guest on earth.[Tarabas, vị khách mời trên thế gian này].
[Vậy đó, ông ta là
một kẻ sát nhân, và là một vị thánh.
Ông ta được ông Trời
dành riêng ra để làm những việc lớn lao, phi thường].
Tại sao tôi viết Tiến Quân Ca?
Mùa Xuân Đầu Tiên
Mùa
Xuân nói chuyện Mậu Thân
Vườn Thú Tuổi Thơ
Cầm Tưởng
Tuổi
hai mươi yêu dấu
Chương Bốn
Giải
trí bình dân
Tất
cả
bọn con gái đều cố ra vẻ tự nhiên
khi
mặc quần áo bơi ướt đẫm dán chặt vào
người.
|
|