|
The
utopia of knowledge,
however, has utopia as its content. Benjamin called it 'the unreality
of despair'. Philosophy condenses into experience so that it may have
hope. But hope appears only in fragmented form... The price of hope is
life.
Theodor W. Adorno
A portrait of Walter Benjamin
[Không tưởng tri thức, than ôi, có không tưởng như là nội dung của nó.
Benjamin gọi đây là 'phi thực tại của tuyệt vọng'. Triết học đọng thành
kinh nghiệm, nhờ vậy hy vọng có thể có. Nhưng hy vọng chỉ xuất hiện
duới
dạng tản mạn, manh mún.... Giá của hy vọng là đời sống.]
Không,
tôi chỉ là một thằng ngu!
Đính
chính:
Trong
bài dịch bài viết của tác giả Jean-Claude Pomonti, trên tờ Le
Monde,
có một hai chỗ dịch sai, và được một độc giả [Talawas] cho biết :
"Ông Trụ dịch : 'Sự ưu ái này là từ câu tiếng
Pháp 'affectation qui sera..." Affectation không hề có nghĩa là ưu ái,
mà có nghĩa sự bổ nhiệm, bổ dụng."
Ô.. Trụ dịch : "... đúng lúc ông đang là chủ tọa những cuộc diễn thuyết
ở đại học".. từ câu tiếng Pháp: "... alors
qu'il est maitre de conferences à..." Maitre de conférences là một chức
vụ trong đại học Pháp, có thể dịch là giáo sư phụ giảng, là phó giáo sư."
Từ
affectation, sự bổ dụng, do đọc vội, đã lầm ra là từ
affection: ưu ái, trừu mến.
Còn từ sau, do dốt,
không rành mấy chức vụ của ngành đại học Pháp.
Chân
thành cảm ơn, về sự ưu ái chỉ ra những sai sót trên. NQT
Tưởng
niệm nhà văn Phi Châu
đã từng là lính viễn chinh Pháp tại Việt Nam
Có
phải em
là
Huyền Thư, Hà Nội?
Nghìn
năm sau
anh níu
áo Em, về!
NGÀY XƯA BẾN
ĐÒ GIÓ
"All
my poems are more or
less about the same thing – about Time.
About what time does to
Man."
Joseph Brodsky
[Bao thơ tôi đều về Thời Gian.
Về thời gian làm gì Con Người]
...có
cái đầu
chỉ toàn dấu hỏi
có con ma
tình đuổi miết không thôi
Cao
Thoại Châu (Nghĩa Trang)
Bên bờ
An giang một bến đò
một tàn cây già, không quán liếp
thuyền neo không bóng người
lá vàng khô lật mình cơn gió trốt
lao đao trong bụi mù
một chiều lê thê tôi tới đó
tôi không qua đò, tôi không biết đi đâu
Bến Đò Gió một thời
tôi đã tới
Bến Đò Gió như cơn mơ
tan hoang bầu trời màu chì xám
xơ xác bến sông cây trơ xương
gió tơi bời gió lộng
Quán lá đìu hiu,
chiều mênh mông
tôi không xuống thuyền, tôi không biết đi đâu
Chuông xe đạp liên hồi đường quạnh quẽ
ai nghe không sau hàng tre
ai nghe không
Bến Đò Gió se se heo
may
ngàn mây trôi, không nói
Hoang
mang chiều mưa dầm
ôm riêng niềm đau mưa bay
bay
Người ngày xưa cùng
tôi tới Bến Đò Gió
giờ đã ngày xưa
Một mình tôi tới Bến Đò Gió
hiu hắt chiều cuối đông
đợi một mình, không biết đợi ai
. 28-12-03
Nguyễn Hà Tuệ
Khai
Bút Đầu Năm
Setting
out on the voyage to
Ithaka
you
must pray that the way be
long,
Full
of adventures and experiences.
….
Be
quite old when you anchor at the island,
Rich with all you have gained on the way,
Not expecting Ithaka to give you riches.
Ithaka
has given you your lovely journey
Without Ithaka you would not have set out.
Ithaka has no more to give you now
Poor
though you find it, Ithaka has not cheated you.
Wise as you have become, with all your experience,
You will have understood the meaning of an Ithaka.
Ra
khơi một chuyến
nhắm Ithaka
Hãy cầu nguyện, chuyến viễn du sẽ thật dài,
Đầy phiêu lưu, đầy kinh nghiệm.
....
Ôi sướng làm sao, khi già, 'bèn' hạ neo tại đảo
Ithaka.
Túi chật cứng những mùa gặt trên đường.
Đâu có chờ mong, rằng Ithaka sẽ làm cho ta trở nên giầu có.
Ôi
Ithaka, cám ơn
mi về chuyến đi tuyệt vời.
Không có mi, làm sao ta ra khơi?
Vậy là đủ, mi đâu cho ta gì, vào lúc này.
Ithaka
đâu có lừa
gạt chi ta, cho dù mi nghèo nàn tới cỡ đó.
Khi ra khơi, ta mới là một kẻ nghèo nàn.
Nhờ mi, ta khôn ngoan, sau biết bao kinh nghiệm.
Bây
giờ ta hiểu
được, Ithaka nghĩa là gì.
Kinh Nghiệm Dịch: Eco
«Si je veux dire à M. Sharon
ou à M. Arafat qu’ils aillent en Enfer, j’écris un article, je n’ai pas
besoin
pour cela d’imaginer une allégorie. Mais si je veux raconter une
histoire, je
sors mes personnages de l’enfer avec humour et compassion. »
Amos
Oz, nhà văn Do Thái.
[Nếu tôi muốn nói với hai ông Sharon và Arafat, hãy
xuống Địa ngục cho rồi đi, tôi sẽ viết một bài báo, đâu cần tưởng tượng
ra một ẩn dụ. Nhưng nếu muốn kể một câu chuyện, tôi kéo nhân vật của
tôi ra khỏi địa ngục, bằng chút têu tếu, và với một tấm lòng cảm
thông."]
Đón đọc, trên Tin Văn, "Kẻ Phản Bội Nào" [Quel
Traitre?], hay quan niệm của Oz về, thế nào là yêu nước, thế nào là
[Việt] gian, là đâm sau lưng chiến sĩ:
Comment
devient-on traître? Un traître est-il nécessairement vil et cynique?
L'amour
donne-t-il tous les droits?
[Làm thế nào người ta trở thành một kẻ phản bội? Một
kẻ phản bội bắt buộc phải là một tên khốn kiếp? Liệu tình yêu cho phép
hắn làm như vậy?]
Bạn
đã đọc Có Yêu Anh Không, của Khánh Trường chưa?
Bài
này,
tôi đã dự tính viết về nó từ lâu, ngay từ lần đầu tiên đọc truyện ngắn
trên, ở
trại cấm Sikiew, Thái Lan, hình như vào khoảng năm 90 hay 91 thì phải.
Cái duyên
của một truyện ngắn, với một độc giả của nó, và cái duyên của một người
viết,
với một người viết khác, là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, và có khi,
chúng
chỏi lẫn nhau, và đây có thể là lý do giải thích cho sự muộn màng của
bài viết
này.
Nhưng lạ
một điều, có tới ba sự kiện vừa mới xẩy ra, đối với tôi, chúng như hối
thúc, và còn có
vẻ bực mình, "Này, đã đến lúc viết về cái truyện ngắn của cái tay Khánh
Trường
rồi đấy!"
Sự kiện thứ
nhất, vừa mới đây, là một cái mail, không biết tại sao lại lạc vào mail
box của
tôi, cho biết về bài phỏng vấn của Miêng với Phan Huy Đường. Mò đọc thử
bài viết,
thấy có nhắc tới Có Yêu Anh Không, PHĐ dịch qua tiếng Pháp.
Sự kiện thứ
hai: Trong chuyến đi vừa rồi, qua Cali, gặp KT. Chàng
đang bịnh, có thể là
đi luôn!
Sự kiện thứ
ba: Gặp một trường hợp có thực, tương tự Có Yêu Anh Không, ở ngoài
đời, qua
kể lại của một người bạn thân, cũng mới tái ngộ, nhân chuyến đi Cali vừa qua,
mà tôi đã dự định viết về
nó, như ký sự một chuyến giang hồ vặt.
Nhưng cái tít trên tuyệt hơn nhiều.
Thank You, Mr
Grass
“Tiểu
thuyết gia
không phải là
thằng hầu của sử gia”
[«Le
romancier n'est
pas un
valet des historiens»]
Milan Kundera
Cao Hành Kiện:
Không
Có Chủ Nghĩa
Văn
học là một thứ xa xỉ mà loài người sau khi lo toan sinh tồn được
rồi mới có;
con người sở dĩ cần thiết hưởng thụ chút xa xỉ đó,
ấy là
một chút kiêu ngạo của tác giả cũng như của độc giả.
Nghĩ về hội họa
Paz:
Hình Tượng
Diễn văn
Nobel 2003
J.
M. Coetzee
Anh
và người của anh
Ông
chủ và gã hầu
Salman
Rushdie đọc Ô Nhục,
Disgrace.
Đó
là bề
ngoài ra vẻ
sẵn
sàng, của cô con gái, rằng
tụi đen kia, chúng mày hãy hiếp tao đi, như một cách sử dụng cái
tấm
thân đàn bà
da trắng của mình, là một nơi cần thiết, cho lịch sử “trả thù” [chắc là
theo kiểu
“trả thù dân tộc” của đám da vàng mít, là chúng ta!]....
“Văn
chương
gạch vụn” đã không chỉ nạo đến xương đến tuỷ ngôn ngữ, nhưng còn đem
đến cho mớ xương tuỷ đó một lớp da thịt mới. Làm sao nó làm được
điều thần kỳ như vậy?
Có thể bởi vì những người thực tập thứ văn học gạch
vụn đó
cố nắm víu lấy một niềm tin, và hơn thế nữa, một tình yêu dành cho ngôn
ngữ. Và
cho cái thứ văn hóa đơm hoa kết trái từ những nấm mồ.
Nhân 80 năm ngày sinh Văn Cao
[15/11/1923]
Trước một đứa trẻ chết đói, cuốn Buồn Nôn của tôi chẳng là cái thá gì
[Sartre].
Bài Tiến Quân Ca, với
sự căm giận của nó, "thề phanh thây uống máu quân thù",
đã
được phát
sinh ra như thế đó, nghĩa là từ cái chết của một đứa trẻ.
Một lời kinh cầu đầy
phẫn nộ dành
cho một đứa trẻ đã chết.
Một cách nào đó, nó là một nửa số phận một dân tộc.
Nửa còn lại kia, là do Trần Dần nhìn ra:
Tôi bước đi,
không thấy phố, không thấy nhà,
Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ.
Ba
biến khúc tuổi 65.
So, he was a
murderer and a saint. He had been set apart for great
things.
Joseph Roth:
Tarabas, a guest on earth.[Tarabas, vị khách mời trên thế gian này].
[Vậy đó, ông ta là
một kẻ sát nhân, và là một vị thánh.
Ông ta được ông Trời
dành riêng ra để làm những việc lớn lao, phi thường].
Tại sao tôi viết Tiến Quân Ca?
Mùa Xuân Đầu Tiên
Mùa
Xuân nói chuyện Mậu Thân
Vườn Thú Tuổi Thơ
Cầm Tưởng
Đọc
Joseph Roth:
Emperor of Nostalgia
[Vị
Hoàng Đế của Hoài Nhớ]
Hành
Khúc Radetzky
Với những độc giả
Việt
Nam thường
quan tâm tới văn học Việt Nam, và số phận hẩm hiu của những nhà văn An
Nam khổ như chó, nhất là của những người
thuộc nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, đặc biệt là Văn Cao: họ đều mang bóng
dáng những
nhân vật của Roth, đều cưu mang những đề tài của Roth. Chúng ta cứ tự
hỏi, tại
sao ông [Roth] không thể đi Mẽo: hãy giả dụ một ông Văn Cao di cư vào Nam, và sau đó vượt biên rồi
nhập tịch
Mẽo, là thấy ngay sự tiếu lâm của nó! Đề tài cuốn Vị Khách Mời Của Trái
Đất [Tarbaras,
The Guest on Earth], của Roth, thật hợp với Văn Cao, nhưng với rất
nhiều khác
biệt. Đây là câu chuyện, một ông giết người sau đó trở
thành thánh, và vì ông giết người, sau thú tội, và là người độc
nhất thú tội, nên mới trở thành thánh!
Tuổi
hai mươi yêu dấu
Chương Bốn
Giải
trí bình dân
Tất
cả
bọn con gái đều cố ra vẻ tự nhiên
khi
mặc quần áo bơi ướt đẫm dán chặt vào
người.
|
|