gau




Dec 16, 2003 
Thank You, Mr Grass

"After I die," Nikita Khrushchev said towards the end of his life, "they will place my actions on a scale - on one side evil, on the other side good. I hope the good will outweigh the bad." William Taubman does not find it easy to say which way the scales should eventually tip. After almost two decades of work on his exceptionally well-researched book, he found himself sharing both the "special affection" and the "special disdain" for Khrushchev that he encountered among his Russian friends.
"Sau khi tôi chết, " Nikita Khrushchev nói vào lúc cuối đời, "người ta sẽ đem tôi ra cân, xem nặng về phía tốt hay là xấu. Tôi hy vọng, cân nghiêng về phía tốt"; nhưng  William Taubman, người viết tiểu sử của ông, [Khrushchev: The Man and His Era by William Taubman 876pp, Free Press, £25], cho rằng thật khó mà biết được cân nghiêng về phía nào. Sau gần hai chục năm nghiên cứu về 'người có những chiếc vớ thủng', mà ông coi là một trong số những bạn bè Nga của mình, ông thấy tởm thì tởm nhưng thương thì cứ vẫn thương!

Cao Hành Kiện:
Không Có Chủ Nghĩa
Nghĩ về hội họa
Paz:
Hình Tượng


Phỏng vấn Thanh Vân, người dịch Coetzee

Đây là lần đầu tiên tôi dịch tác phẩm của một nhà văn Nam Phi. Tôi không "bỏ qua" được Ruồng bỏ [Disgrace], cũng vì niềm kính nể tác giả của nó, người đầu tiên và duy nhất đến nay trên thế giới hai lần giành Booker. Tôi là người ngoại đạo, không chuyên về ngôn ngữ, chẳng may tác phẩm tôi dịch được giải Nobel...
[Tin Văn gạch đít]


"Ở nơi đó, cũng vậy, giữa những ống khói, trong những quãng ngừng của khổ đau, có một cái gì giống như là hạnh phúc.... Vâng, đúng là nó đấy, hạnh phúc ở trại tập trung, điều mà tôi sẽ nói tới sau này, khi có người hỏi. Thì cứ giả dụ như sẽ có người hỏi. Thì cứ giả dụ như chẳng bao giờ tôi quên nổi, hạnh phúc"
Kertesz:
Mặt Trời Auschwitz

Diễn văn Nobel 2003
J. M. Coetzee
Thứ Ba, 9 tháng Chạp, 2003

He and his man
Anh và người của anh.

Nhưng hãy trở lại với người bạn đường mới của tôi. Với anh ta, thật là tuyệt vời.
Tôi dậy anh ta tất cả những gì cần để trở nên có ích, tháo vát, có thể trông cậy;
thú nhất, tôi dậy anh ta nói, và hiểu tôi, khi tôi nói; và chưa từng có một người học trò nào tuyệt vời như vậy.
Daniel Defoe, Lỗ Bình Sơn phiêu lưu ký

Boston là một thành phố xinh xắn nằm trên bờ biển Lincolnshire, người của anh ta viết. Người ta có thể thấy gác chuông cao nhất nước Anh tại đây; hoa tiêu thường dùng nó để định hướng tầu. Xung quanh Boston là đầm lầy. Trâu nước nhiều vô số, và hằng hà một giống chim, khó chịu với tiếng kêu, cách xa hai dặm đường vẫn còn nghe, như âm vang của một tiếng súng.
Đầm lầy còn là nhà của nhiều giống chim khác, người của anh ta viết; vịt nhà, vịt trời, nòng, két, bồ nông… và để bắt chúng, những con người của đầm lầy, the fen-men, họ dậy những con vịt mà gọi là vịt mồi.
“Fen” như vậy là những vùng đất úng nước, những đầm lầy có ở khắp Âu Châu, trên toàn thế giới, tuy nhiên ở những nơi khác, người ta không gọi là “Fen”. Đây là một từ tiếng Anh, nó sẽ không thiên di, như loài chim hay loài vịt.

Những con vịt mồi ở Lincolnshire, người của anh viết, được nuôi ở trong những cái ao. Người ta thuần hóa chúng bằng cách cho ăn bằng tay. Rồi tới mùa, chúng được đưa đi Hoà Lan, hay Đức. Tại những nơi này, chúng gặp bạn bè của chúng, vẫn những con vịt mồi này, hay khác. Nhìn thấy những vịt mồi Hoà Lan, Đức, chúng nhận ra rằng, đời sống của  bạn mình sao mà khốn khổ như vậy: mùa đông sông ngòi đóng băng, đất thì phủ đầy tuyết, và chúng không quên nói cho bạn mình hiểu, bằng thứ ngôn ngữ riêng của chúng, rằng ở Anh, nơi mà chúng từ đó tới, thật là một trời một vực so với ở đây....


The castaway
DJ Taylor on JM Coetzee's intriguing Nobel acceptance speech
Saturday December 13, 2003
The Guardian

Most distinguished writers, bidden to compose a Nobel Prize acceptance lecture, confine themselves to polite remarks about the nature of literature and the duties of the artist charged with creating it. JM Coetzee, on the other hand, has opted to file one of the devious little metafictional fragments of which his own fiction seems increasingly to consist. He called it "He and his man".
Một bài diễn văn Nobel khiến người đọc tò mò!
Thông thường mấy ông nhà văn được Nobel muợn dịp này để mà to tiếng, bằng  những lời lẽ rất ư là lịch sự, lẽ dĩ nhiên, về  văn chương và trách nhiệm nặng nề của nghệ sĩ. DJ Taylor trên tờ Guardian, qua bài viết "The castaway" [người bị đắm tầu ở một hoang đảo], cho rằng, J.M. Coetzee, thay vì vậy, đã  nói về những mẩu sáng tác có tính siêu giả tưởng của ông...



vancao

Nhân 80 năm ngày sinh Văn Cao
[15/11/1923]
Ba biến khúc tuổi 65
Tại sao tôi viết Tiến Quân Ca?
Mùa Xuân nói chuyện Mậu Thân
Vườn Thú Tuổi Thơ
Cầm Tưởng

  Vị Hoàng Đế của Hoài Nhớ
Emperor of Nostalgia

“Áo Hung không còn nữa”, Sigmund Freud viết cho chính mình, vào Ngày Đình Chiến, năm 1918: “Tôi không muốn sống ở bất cứ một nơi nào khác… Tôi sẽ sống trong què cụt như vậy, và tưởng tượng mình vẫn còn đầy đủ tứ chi.” Ông nói không chỉ cho chính ông  mà còn cho rất nhiều người Do Thái của văn hóa Áo-Đức. Sự chia năm sẻ bẩy cựu đế quốc, và cùng với nó, sự vẽ lại bản đồ Đông Âu tạo nên những quê hương mới dựa trên sắc dân, chủng tộc làm bật ra một sự kiện thê thảm: Người Do Thái không làm sao chỉ ra, chỗ này, chỗ kia, vốn xưa kia là nhà của tổ tiên họ. Họ không có nhà riêng trong một Đông Ấu mới mẻ đó. Trước đó, họ vẫn coi cái đế quốc Áo Hung, như là nhà của họ, hay nói rõ hơn, cái nhà nước đế quốc siêu quốc gia cũ đó hợp với họ. Sự tái sắp xếp thời hậu chiến là một tai ương với người Do Thái. Và những năm đầu tiên của nhà nước Áo mới mẻ, ốm yếu bịnh hoạn, với sự thiếu hụt thực phẩm, nạn lạm phát làm mất tiêu bao chắt chiu dành dụm của tầng lớp trung lưu, bạo lực trên đường phố giữa những lực lượng địa phương, phe nhóm…  chỉ làm tăng thêm nỗi khốn khó của họ. Một số đã nhìn về Palestine như là một nhà nước [a national home]; những người khác quay qua cầu cứu chủ nghĩa siêu quốc gia cộng sản.

 

Hoài nhớ quá khứ đã mất, và nỗi nhức nhối về một tương lai không nhà, là ở ngay tâm của mọi tác phẩm chín mùi [mature work], của tiểu thuyết gia Áo, Joseph Roth. “Kỷ niệm không làm sao, không thể nào quên được của tôi, là  chiến tranh và sự chấm dứt quê cha, ‘quê hương độc nhất’ mà tôi đã từng có: vương quốc Áo Hung”, ông viết vào năm 1932. “Tôi yêu quê cha đó”, ông tiếp tục viết về nó, trong lời mở tác phẩm The Radetzky March. “Nó cho phép tôi là một kẻ ái quốc, và là một công dân trong số tất cả những con người Áo, và cũng là người Đức. Tôi yêu những đức tính và những phẩm hạnh của cái quê cha đó, và giờ đây, khi nó đã chết, và đã rời bỏ, tôi yêu luôn cả những cái dởm dáng, những cái  yếu đuối của nó.” The Radetzky March đúng là một bài thơ lớn, một ai điếu cho một xứ sở có tên là Hadsburg Australia, được viết ở một miền ven biên của xứ sở vương giả này; một cuốn tiểu thuyết lớn lao của một kẻ chỉ có một tí dấu chân của mình, ở trong cái cộng đồng văn chương Đức.


Tuổi hai mươi yêu dấu
Chương Bốn
Giải trí bình dân
 Tất cả bọn con gái đều cố ra vẻ tự nhiên
khi mặc quần áo bơi ướt đẫm dán chặt vào người.