Diễn
văn
Nobel 2003
J.
M. Coetzee
Thứ
Ba, 9 tháng Chạp, 2003
He
and his man
Anh
và người của anh.
Nhưng
hãy trở
lại với người bạn đường mới của tôi. Với anh
ta, thật là tuyệt vời.
Tôi dậy anh ta tất cả những gì cần để trở nên có ích,
tháo vát, có thể trông cậy;
thú nhất, tôi dậy anh ta nói, và hiểu tôi,
khi tôi
nói; và chưa từng có một người học trò nào tuyệt vời như vậy.
Daniel Defoe,
Lỗ Bình Sơn phiêu
lưu ký
Boston
là một
thành phố xinh xắn nằm trên bờ biển Lincolnshire,
người của anh ta viết. Người ta có thể thấy gác chuông cao nhất nước
Anh tại
đây; hoa tiêu thường dùng nó để định hướng tầu. Xung quanh Boston
là đầm lầy. Trâu nước nhiều vô số, và hằng hà những con chim khó chịu
với tiếng
kêu cách xa hai dặm đường vẫn còn nghe, như âm vang của một tiếng
súng....
Nổi
tiếng thế giới với điệp viên chiến tranh lạnh, nhưng cuốn mới nhất của
John Le Carré, Bạn Bè Tuyệt Đối, [Absolute Friends, hoàn tất tại Cornwall
ngày 9 tháng Sáu, xb tháng tới],
một mẩu khoa học
giả tưởng chính trị như ông mô
tả, nhắm thẳng vào đám diều hâu tân-bảo thủ ở Mỹ
[America's
"neo-conservative junta"].
Mô phỏng lời "nhật ký gia" [diarist] Do Thái gốc Đức, Victor Klemperer, từng ẩn
trốn Nazi dưới hầm nhà, tại Dresden, Le Carré nói: "Tôi đợi những người
Mỹ tốt trở lại đây". Ông khuyên vị thủ tướng Anh của mình, Mr Blair:
"Bớt mơ quyền lực thì mới bớt được ảo tưởng", và cảnh cáo: "Cái tội lỗi
ghê tởm nhất mà một chính trị gia phạm phải, là bịa đặt ra những 'tài
liệu giả' [ false
pretences] để đẩy cả đất
nước vào
một cuộc chiến."
Đừng
Quên Những Nhà Văn Bị Cầm Tù!
Nhà văn - cái lương
tâm mà đồng loại của nó có thể tin tưởng.
[Bản
tiếng Anh: The writer – that conscience in which his
fellow man can believe]
Normal
Manea
Nhân 80 năm ngày sinh Văn Cao
[15/11/1923]
Ba biến khúc tuổi 65
Tại sao tôi viết Tiến Quân Ca?
Mùa
Xuân nói chuyện Mậu Thân
Vườn Thú Tuổi Thơ
Cầm Tưởng
Vị
Hoàng Đế của Hoài Nhớ
Emperor of Nostalgia
“Áo
Hung không còn nữa”,
Sigmund Freud viết cho chính mình, vào Ngày Đình Chiến, năm 1918: “Tôi
không
muốn sống ở bất cứ một nơi nào khác… Tôi sẽ sống trong què cụt như vậy,
và
tưởng tượng mình vẫn còn đầy đủ tứ chi.” Ông nói không chỉ cho chính ông mà còn cho rất nhiều người Do Thái của văn
hóa Áo-Đức. Sự chia năm sẻ bẩy cựu đế quốc, và cùng với nó, sự vẽ lại
bản đồ
Đông Âu tạo nên những quê hương mới dựa trên sắc dân, chủng tộc làm bật
ra một
sự kiện thê thảm: Người Do Thái không làm sao chỉ ra, chỗ này, chỗ kia,
vốn xưa
kia là nhà của tổ tiên họ. Họ không có nhà riêng trong một Đông Ấu mới
mẻ đó.
Trước đó, họ vẫn coi cái đế quốc Áo Hung, như là nhà của họ, hay nói rõ
hơn,
cái nhà nước đế quốc siêu quốc gia cũ đó hợp với họ. Sự tái sắp xếp
thời hậu
chiến là một tai ương với người Do Thái. Và những năm đầu tiên của nhà
nước Áo
mới mẻ, ốm yếu bịnh hoạn, với sự thiếu hụt thực phẩm, nạn lạm phát làm
mất tiêu
bao chắt chiu dành dụm của tầng lớp trung lưu, bạo lực trên đường phố
giữa những
lực lượng địa phương, phe nhóm… chỉ làm
tăng thêm nỗi khốn khó của họ. Một số đã nhìn về Palestine như là một nhà nước [a national home]; những
người khác
quay qua cầu cứu chủ nghĩa siêu quốc gia cộng sản.
Hoài
nhớ quá khứ đã
mất, và nỗi
nhức nhối về một tương lai không nhà, là ở ngay tâm của mọi tác phẩm
chín mùi
[mature work], của tiểu thuyết gia Áo, Joseph Roth. “Kỷ niệm không làm
sao, không
thể nào quên được của tôi, là chiến
tranh và sự chấm dứt quê cha, ‘quê hương độc nhất’ mà tôi đã từng có:
vương quốc
Áo Hung”, ông viết vào năm 1932. “Tôi yêu quê cha đó”, ông tiếp tục
viết về nó,
trong lời mở tác phẩm The Radetzky March. “Nó cho phép tôi là một kẻ ái
quốc, và
là một công dân trong số tất cả những con người Áo, và cũng là người
Đức. Tôi yêu
những đức tính và những phẩm hạnh của cái quê cha đó, và giờ đây, khi
nó đã chết,
và đã rời bỏ, tôi yêu luôn cả những cái dởm dáng, những cái yếu
đuối của nó.” The Radetzky March đúng là
một bài thơ lớn, một ai điếu cho một xứ sở có tên là Hadsburg Australia,
được viết ở một miền ven biên của xứ sở vương giả này;
một cuốn tiểu thuyết lớn lao của một kẻ chỉ có một tí dấu chân của
mình, ở
trong cái cộng đồng văn chương Đức.
Tuổi
hai mươi yêu dấu
Chương Bốn
Giải
trí bình dân
Tất
cả
bọn con gái đều cố ra vẻ tự nhiên
khi
mặc quần áo bơi ướt đẫm dán chặt vào
người.