gau


Nhật Ký

Ngày 25 Tháng Tám 2003:

Báo văn học Pháp, Magazine Littéraire số đúp, tháng 7 & 8, 2003, là về đề tài "l'Angoisse, du péché originel à l'anxiété moderne" [Âu lo sao xuyến, từ tội tổ tông tới ưu tư  hiện đại].  Angoisse là một trong những từ chìa khóa của trào lưu hiện sinh, và mỗi tác giả thuộc trào lưu này lại cho nó một nghĩa đặc biệt, thí dụ Kierkegaard là người đầu tiên coi angoisse không phải là nỗi sợ, hoặc hãi (la peur ou la crainte). Với ông, angoisse hết còn là một phạm trù tâm lý mà là một quan niệm triết học. Sau ông, là những khai phá của Heidegger và Sartre.
Và đây là niềm lo âu sinh tồn, l'angoisse d'exister.

Trong bài mở đầu, báo trên cho rằng, Adam mới là người đầu tiên kinh qua nỗi lo âu sinh tồn, khi bị đá văng ra khỏi vườn địa đàng, và con "vai rớt" này xâm nhập, và trở thành một phần không thể thiếu, của phận người...

Tờ báocòn có bài phỏng vấn Alberto Manguel, 'người đọc" [l'homme qui lit", nhại theo "người cười", của Hugo], một cư dân Toronto - như kẻ hèn này - và cuốn sách mới nhất của ông, "Ở nhà Borges" [Chez Borges], thuật lại kinh nghiệm, ngay từ khi còn là một đứa trẻ 16 tuổi, ông gặp Borges và trở thành một người đọc cho ông. Một kinh nghiệm, theo đó, con người có thể sống mà không viết, nhưng không thể sống mà không đọc.


Tờ L'Express số từ 21 tới 27 tháng Tám, có bài phóng sự bị cấm đoán, reportage interdit, về những người Hmong ở Lào: những kẻ bị Nhà Trắng thí bỏ, les oTubliés de Washington. Vì phóng sự này mà phóng viên Thierry Falise của báo đã bị nhà nước Lào bỏ tù năm tuần lễ, có thể hơn nữa nếu không có sự can thiệp của thế giới.

"Ở nơi các bạn, sỏi đá cây cỏ thú vật  đều có giá trị. Ở đây, chúng tôi chẳng có một giá trị gì.. Tuy nhiên, chúng tôi là những con người. Chúng tôi đã là đồng minh của người Mỹ trong mười lăm năm. Tại sao họ bỏ rơi chúng tôi?..."  Những hình ảnh kèm theo phóng sự, là của nhiếp ảnh viên Philip Blenkinsop thuộc hãng Agence Vu, trong trong chuyến đi trước đó, cùng một tay ký giả của tờ Thời Báo Á Châu.

 Ngoài ra còn phóng sự về một nước Ấn Độ không muốn con gái [Inde, le pays qui ne veut pas de filles].
Để trừ khử những cô gái Ấn, họ sử dụng phương pháp phá thai. Nhưng sự hiếm thiếu cả một nửa "nhân loại" như vậy, trở nên kinh khủng tới độ nhà nước phải ra lệnh mấy ông y sĩ, bệnh viện, nhà thương đẻ... cấm không được tiết lộ giới tính của thai nhi.

2. 9. 2003

Nhà văn Nam Phi Coetzee có tên trong danh sách dài, long list, của giải thưởng Booker năm nay, gồm 23 mạng, lọc từ 117 đầu vào (entries).

Chủ tịch hội đồng giám khảo nhận xét: Đúng là một danh sách dài, khó chơi, đa dạng, và có nhiều ma mới. Khó hơn nữa, là làm sao lọc ra chỉ còn 6 mạng, cho danh sách chót, năm nay sẽ được công bố vào ngày Tuesday, 14 October trong một buổi lễ tại Đại Sảnh Đường Viện Bảo Tàng Anh.

Booker Prize (từ 2002, Man Group là tân bảo trợ cho giải, nên đổi tên thành Man Booker) dành cho giả tưởng được thành lập năm 1968, chỉ dành cho công dân trong khối thịnh vượng Anh (Commonwealth) hay Cộng Hoà Ái Nhĩ Lan.

Cotzee đã đoạt hai lần, nay lại có tên trong danh sách dài, với cuốn Elizabeth Costello. Nhân vật chính là một nhà văn Úc, nổi tiếng thế giới ngay từ lúc mới ra lò. Và thế là “nàng” không làm sao trốn thoát khỏi danh tiếng lẫy lừng của mình, đời nàng trở thành “đề tài” nghiên cứu, ngưỡng mộ sùng bái… Đến những năm tháng cuối đời, đến lượt chính nàng, nay là bà già,  lôi ra nghiền ngẫm, hy vọng lòi ra một viễn ảnh cho chính mình, và biết đâu, trở thành một “verdict” (phán quyết) cho những thế hệ tương lai.


Cách độc nhất để biết chuyện gì đã xẩy ra tại một restaurant  trên tầng lầu 107 Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, vào buổi sáng 11 Tháng Chín, vào lúc 8h...,  là: Bịa nó ra!
Frédéric Beigbeder: Của Sổ Nhìn Ra Thế Giới.

Ông còn là tác giả
Bản Phong Thần Cuối Cùng Trước Khi Cúng Hết Cho Bà Hoả
Tin Văn đang giới thiệu:
Phải chăng văn chương đề nghị với chúng ta,
 điều mà "cái còn lại" không [thể] đề nghị?


Bản Danh Sách Của Orwell, gồm
những người "ăn cơm... tư bản thờ ma cộng sản", tức
những cộng sản nằm vùng [crypto-communists),
đã được bật mí, trong  số đó, là vua hề Charlot...
Tin Văn sẽ có bài viết về Danh Sách Đen này.


Edward Teller, cha đẻ bom H, mất ngày 9 tháng 9, 2003, thọ 95 tuổi.
Còn là người biết đùa, ông tuyên bố, chỉ là cha của hai đứa con của mình.
Ông tin rằng, bom H là chuyện không thể tránh được, nhưng nếu thiếu ông, chắc chắn sẽ lâu hơn. Là một người yêu nước, hơn thế nữa, yêu nước Mỹ là quốc gia đã cưu mang những người di dân như ông, vốn gốc Hungary, một xứ sở trải qua phát xít, Đệ Nhị Chiến, rồi chủ nghĩa Cộng Sản. Mỹ quốc là tấm khiên sáng ngời của thế giới chống lại chế độ bạo chúa. Và bom H. là lưỡi gươm đáng tin cậy của nó. Ông là người đã từng phản đối huỷ diệt một thành phố Nhật Bản bằng bom nguyên tử vào năm 1945. Theo ông, chỉ cần cho bom nổ lơ lửng ở trên không, để chứng minh sức tàn phá khủng khiếp của nó. Nhưng Robert Oppenheimer, người phụ trách chế tạo bom, không đồng ý. Sau này, sau khi đã "nếm mùi tội lỗi", [chữ của chính Oppenheimeir], ông phản đối việc sản xuất bom H., và cho rằng bom nguyên tử không thôi, là đủ khủng khiếp rồi.

Nhật Ký của một ông Trùm Đỏ:
The Diary of Georgi Dimitrov 1933 - 1949 

Những Ông Trùm Đỏ ít khi viết nhật ký, theo Vladimir Tismaneanu, trên tờ Phụ Trang Văn Học Thời Báo London, TLS, số đề ngày 5 tháng Chín 2003, khi điểm cuốn nhật ký của Dimitrov, một trong những thần tượng quốc tế của phong trào bài phát xít, một tay Cộng Sản Bulgaria, sau trở thành chủ tịch nước từ 1945 đến 1949, là năm ông mất. Đây là một trong bản kết toán nóng hổi về sự thảm bại của cả một thế hệ chính trị bị ăn nhầm bả độc là chủ nghĩa Cộng Sản, và cùng với nó, là giấc mơ về một cuộc cách mạng trên toàn thế giới, và bị hớp hồn bởi trò sùng bái Bôn sê vích, từ đó, Đệ Tam Quốc Tế (Comintern) biến thành Stalin Tế (Stalintern). Tin Văn sẽ có bài viết về cuốn nhật  ký trên  [Ivo Banác  biên tập, dịch từ tiếng Đức, tiếng Nga, và tiếng Bulgaria, nhà xb  đại học Yale  University Press]

JT