Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng
Tám, 1937
tại Kinh Môn,
Hải Dương.
Quê Sơn Tây
(Bắc Việt).
Vào Nam
1954.
Học Nguyễn
Trãi
(Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975
công
chức
Bưu Điện
(Sài-gòn).
Tái định cư
năm
1994 tại Canada.
Tác phẩm đã
xuất bản:
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm
Trắng,
Huỳnh
Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện,
Tạp luận
[Văn Mới,
Cali.
1998]
Nơi
Người Chết Mỉm
Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô
vụ lợi,
liên
lạc
email
Cần ghi rõ
xuất
xứ
[nguồn] khi sử dụng.
|
Ôi chao, thật nguy nan, cái
việc sửa thơ, và thật vô
cùng nguy nan, cái việc sửa thơ của người khác!
Những rừng
đèn chai đứng dậy trong đêm khuya
"Tui đoán chừng trận vừa rồi mình bị lọt ổ phục kích là
tại thằng này đưa tin cho địch đây".
"Thằng này nó câm đồng chí à!"
"Gì chớ gặp tay tui khỉ cũng phải biết nói huống hồ
người ta. Đồng chí khỏi lo."
Làm sao nhớ, một kỷ niệm quá nhỏ, về một lần suýt ăn
đòn, sau khi viết
giùm lời khai cho Bẩy Câm?
"Cuộc trấn nước bắt đầu..."
Tin Văn khai trương
Trang
Thiếu Nhi
Rất mong độc giả gửi bài
Có tới hai
cõi Thiên Thai.
Một của Văn
Cao, “Chúng em xin dâng [hai] chàng [bốn] trái
đào tiên”.
"Chốn đây
hoa xuân chưa từng gặp bướm trần gian”.
Và Thiên Thai, của cái tuổi chẳng bao giờ
lớn, chẳng bao giờ trưởng thành.
Gấu chọn
cả hai.
Và, bởi vì Gấu bắt cá hai tay, nên suy ra một điều là, có vẻ như những
tay chuyên viết chuyện nhi đồng đều có... vấn đề.
Lewis Carrol mê chụp hình bé gái. Ông viết Alice lạc vào xứ thần tiên,
là do một bé gái "order". Duyên Anh viết Con Sáo Của Em Tôi, nhưng còn
viết những bài đánh đấm dưới bút hiệu Thương Sinh. Lê Tất Điều của
Những Giọt Mực còn là Kiều Phong chuyên trừ... Tà!.
Nhưng ly kỳ nhất, có lẽ là trường hợp Hans Christian Andersen, tác giả
của những câu chuyện thần tiên dành cho con nít, mà bất cứ một người
lớn nào đều đọc, hoặc nghe đọc, ít ra là một chuyện, của ông. Nhân dịp
kỷ niệm hai trăm năm năm sinh của ông, tờ TLS điểm một số sách mới xb,
để tưởng niệm một con người viết, bằng sức mạnh của những cơn ác mộng,
những câu chuyện thần tiên dành cho nhi đồng, trước khi Freud lập ra
một số lý thuyết của ông về "tính ưu việt" của kinh nghiệm trẻ thơ [the
primacy of childish experience]. Xin giới thiệu bạn đọc trang web nhân
dịp kỷ niệm ông: Hans Christian Andersen 2005
Như TLS viết, trọn cả một thế giới ở trên đầu ông. Những thằng
người tuyết, những con vịt con, và còn rất nhiều điều quái dị tai ác
khác, của nỗi buồn [Snowmen, ducklings and other perverse fantasies of
sorrow].
Fake
Người viết
còn nhớ, ngay khi nhà Ngô sụp đổ, tại một phòng triển lãm ngay đường Tự
Do, một ông làm phòng thông tin đã cho chơi một bản nhạc chế nhạo miền
Bắc, đúng ra là chế nhạo ông Hồ, nhại theo điệu “son son son, mì son đố
mì, son son son mình yêu nhau đi, nhờ Bác Hồ mà ta mê ly”, nhưng chỉ
được một hai bữa, là có lệnh dẹp, vì người dân không có thói quen sỉ
nhục đối phương.
Những truyện ngắn miền nam mang tính kể nhiều hơn là mang tính viết.
Một phương cách chuyển tiếng nói, từ mồm miệng, thành con chữ. Hiện
tượng Nguyễn Ngọc Tư cho thấy, có vẻ như, độc giả trong nước đang cần
một thứ truyện ngắn như thế, để lấp khoảng trống của một thứ văn chương
ý thức hệ hiện thực xã hội chủ nghĩa, để lại.
Ngày xưa có một goá phụ có một đứa con trai tên là Jack. Khi
Jack được muời ba tuổi, cậu muốn rời nhà kiếm vận may. Bà mẹ nói, “Nhỏ
như con
ra đời làm gì được? Khi nào con đá một cái mà cái cây ở sau nhà té nhào
xuống,
thì mới ra đời được”.
Những con quỉ của
Einstein
Là tên bài điểm những sách
mới xb nhân 100 năm thuyết tương đối ra đời, trên tờ TLS.
"Một cái đẹp không thể so sánh, The theory is of incomparable beauty",
Einstein viết cho bạn.
Ngày mai đi nhận xác chồng
To die for
others is difficult
enough.
To live for
others is even harder.
G. Steiner: Errata
[Chết vì người, khó.
Sống vì người, quá khó]
Ông cụ Gấu ngày còn Tây, ra trường sư phạm, được bổ làm hiệu trưởng
trường tiểu học. Ông không ưa Tây. Chúng đầy cụ đi khắp các miền đất
nước. Đám chúng tôi mỗi đứa có một nơi sinh khác nhau. Ông cụ đặt
tên mấy thằng con, đều lót chữ "quốc". Sau cái cột trụ của nuớc, tới kẻ
sĩ
của nước, và sau chót, bảo vật của nước. Gấu cứ nghĩ là do cụ yêu
nước, ghét Tây, muốn truyền cái chí hướng đó cho mấy thằng con.
Nhưng, tới chót đời, Gấu mới ngộ ra, là, ông cụ cảnh cáo: Hãy coi chừng
"nước"!
Đây là chỗ ông cụ hồi
1945, bị một ông học trò thẩy xuống, khi đó chưa có cây cầu mà chỉ là
một bãi sông. Hồi đầu tân thế kỷ, Gấu về lại đất
Bắc, có tới đây, thắp hương, ở trong lòng, và khấn cụ, mong cụ phù hộ
cho bộ lạc nhà Gấu.
Lạ một điều, dân Bắc, sau này, rất mê tín. Ông Cơ, con bà chị của ông
cụ của Gấu, cho biết, có một lần đi cầu cơ, cô Đồng phán, xác ông cụ
trôi về một làng ở phía cuối sông, và được làng này vớt lên, làm mồ làm
mả tử tế....
Thượng Thanh Khí
Mận
The Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên
Thươn[g] Chúng Ta.
1 2 3 4
"Anh ta phải đau đầu với vấn
đề, là một người Việt Nam vào cái thời
thê lương của lịch sử của họ, khi nhìn quanh nhìn quẩn chẳng có gì, và
nếu có gì, thì đó là sự phản bội."
Bass: The
Spy Who Loved Us
[Ông Nguyễn Thành Trung nói],"Cha tôi bị giết
vì là người đi kháng chiến
và bị quân đội Nam Việt Nam giết, thời của Ngô Đình Diệm. Trước khi vào
Không Quân Nam Việt Nam, tôi đã là đảng viên cộng sản."
[Trả lời BBC]
Nhưng, từ năm 1978
nước ngoài bắt đầu biết ông là đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam; tính ra gần chục cuốn sách của các nhà báo
nước
ngoài viết về ông hay về chiến tranh ở Việt Nam, ít nhiều đều nhắc tới
tên ông. Loạt ký sự về ông đăng trên
Báo
Thanh
Niên tháng 10-11.2002 cũng đã được NXB Thế giới dịch ra tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, in thành sách.
Người gọi ông là "nhà tình báo dễ thương", người gọi ông là "một
trong những nhà tình báo vĩ đại của Việt Nam thế kỷ 20", hoặc "người
sinh ra để làm tình báo"...
- Chữ nghĩa tự nó giựt gân vậy đó, chớ việc làm
của tôi không có gì giựt
gân. Giựt gân phải là
chuyện của cậu Trung, hai lần bỏ bom, một ở sân bay Tân
Sơn Nhứt, một vào Dinh Độc Lập. Những người như điệp báo, tình báo
chính
trị mới giựt gân. Tôi chỉ là một nhà
phân tích tin bình thường. Tình báo chiến lược chúng ta có nhiều, tôi
chỉ là
một đầu mối.
Ông thấy con trai
mình làm việc thế nào?
- Thằng con tôi nó giỏi hơn tôi. Nó
học thông dịch 5-6 năm ở Mátxcơva, qua Mỹ
học thêm 5-6
năm nữa. Nghe nó kể, tụi Mỹ khen người
Nga đào tạo hay.
PXA trả
lời phỏng vấn
W.
Faulkner: Tại sao tui?
[Đây chính là điều mà
Gấu cái ca cẩm thường ngày: “Tài” của mi đâu phải để làm trang nhện!
Tài của
mi, là để viết “tỉu thết”, thứ để đời, nhờ đó mà ta được thơm lây!]
Con Bọ của
Kafka và chiến tranh
Việt Nam
To be a colonial was to know a kind of security; it was to inhabit a
fixed world.
Naipaul: Cái Bóng Tối của Conrad và Cái Của Tôi [Conrad's
Darkness and Mine]
Là một tên thuộc địa, là biết được một thứ an toàn nào đó.
Gấu tui sợ rằng, cái sự khám phá ra, cứu tinh, hoá ra là quỉ sứ, rồi ở
lì, cố bám vào nó, chủ nghĩa Cộng
Sản, đến rứt ra không nổi, vẫn chỉ là mong muốn đời đời, được là một
tên
cô lô nhần, cho nó chắc ăn!
|
Độc giả Tin Văn
đón đọc
Bìa Khánh Trường
Văn Mới phát hành
Tháng Sáu, 2005
200 trang
14 Mỹ Kim
Thơ
Joseph
Huỳnh Văn
&
Nhân
lần giỗ thứ mười
Thơ Nguyễn
Lương Vỵ
Thơ
Trần Hữu Hoàng
Đi trong gió
Nỗi nhớ Sài Gòn buốt trên đầu ngón tay
Khoảnh Vườn
Thảo Trường
Phòng Tranh
Nguyễn Trọng Khôi
Email
Cali
Tháng Tư, 05
1 2 3 4 5
Mexico 1
Nguyễn
Ngọc Tư
1
2
Thơ văn
độc giả Tin Văn
Giới
Thiệu Sách Mới
|