Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng
Tám, 1937
tại Kinh Môn,
Hải Dương.
Quê Sơn Tây
(Bắc Việt).
Vào Nam
1954.
Học Nguyễn
Trãi
(Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975
công
chức
Bưu Điện
(Sài-gòn).
Tái định cư
năm
1994 tại Canada.
Tác phẩm đã
xuất bản:
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm
Trắng,
Huỳnh
Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện,
Tạp luận
[Văn Mới,
Cali.
1998]
Nơi
Người Chết Mỉm
Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô
vụ lợi,
liên
lạc
email
Cần ghi rõ
xuất
xứ
[nguồn] khi sử dụng.
|
More Than Fit to Print: Inside the
Pentagon Papers.
Có lẽ cũng cần đọc cuốn trên, song song với Khi Đồng Minh Tháo Chạy.
Đã ba mươi năm trôi qua, liệu chúng ta cần một cuốn sách nữa, về Hồ Sơ Ngũ Giác Đài ?
Một trong những cái mới mẻ,
mê hoặc, của cuốn sách, Hồ Sơ Ngũ Giác Đài thoạt khởi thuỷ, do đâu mà
có? Cái mầm nào đẻ ra nó? [They begin with a description... new...
fascinating, of how the papers were prepared in the Pentagon].
Tin Văn sẽ tóm tắt bài điểm cuốn "Bên trong Hồ sơ Ngũ Giác Đài", John
Prados và Margaret Pratt Porter biên tập, nhà xb University Press of
Kansas, 248 trang, US 29.95, của Anthony Lewis trên tờ Điểm sách Nữu
Ước, số đề ngày 7 tháng Năm, 2005.
Richard Nixon
Hình như
Thượng Thanh Khí
Mận
Có nhau trong tan hoang
Đất trời càng
cô độc
Nghe âm u bật
khóc
Sực nhớ chưa
lạy em…
Kinh Âm
Nên em buồn như
mây chiều trôi?
1,
2
NMT viết,
Thơ về Pleiku thì nhiều, nhiều
lắm. Kim Tuấn, Diên Nghị, Du
Tử Lê, Võ Ý, Lê Bá Ðịnh, Lâm Hảo Dũng,... Trong bài viết
của ông, có nhiều dòng thơ thật đẹp về Pleiku. Tiếc thay, tại hạ chưa
từng được ghé thăm Plei... ku dài dằng dặc. Cũng không rành Pleiku của
thơ, và của những
nhà thơ, ngoài bài thơ của VHĐ, nếu không được Phạm Duy phổ nhạc,
thì
cũng chẳng biết, mặc dù bài thơ thật là tuyệt vời. Nhất là, chữ "lắc",
trong câu, "Mai xa lắc, bên đồn biên giới, còn một chút gì để nhớ, để
thương [hay.. để quên?].
Mai xa lắc, ôi chao, tuyệt thật.
Gấu còn có "cả một kỷ niệm" về chữ "lắc", này, với... cô bạn.
Nhưng Gấu biết,
có một nhà thơ khốn
khổ khốn nạn vì Pleiku.
Đó là bạn của Gấu, nhà thơ Cao Thoại Châu.
Không chỉ Pleiku, mà
còn nhiều nơi
Gấu này chưa được ghé thăm. Chuyến
về Việt Nam lần thứ nhì, đi qua ngã đường Lào, nhân thằng con muốn về
Sài Gòn, và chẳng có thể đi máy bay, Gấu bảo, hai bố con mình đi đường
bộ, ngã Đường Số Tám, qua ải Cầu Treo, vô Việt Nam bằng ngõ Thanh Hoá,
qua Vinh, quê nhà thơ Thanh Tâm Tuyền. Cho tới lúc đó, cho tới
lúc kêu tài xế ngưng xe, ghé một nhà hàng đi tiểu, sau đó, ra đứng tựa
vào một tấm biển có chữ Vinh, Gấu vẫn nghĩ, như vậy là mình được ghé
thăm quê hương nhà thơ lớn. Mới đây thôi, bạn Chất, ông em của nhà thơ,
cho biết, hồi đó đó, ông cụ làm việc ở Vinh, gia đình đi theo, bà cụ
sanh ông T. tại đó, nhưng Vinh không phải quê tụi này. Quê tụi
này là
Hà Đông.
The Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên
Thươn[g] Chúng Ta.
1 2 3
If you sit long on the bank
of the river, you may see the body of your enemy floating by.
Cách ngôn Trung Hoa (Joseph Brodsky trích dẫn trong bài viết
"Collector's Item").
[On finit toujours par voir passer le cadavre de son ennemi].
[Ngồi lâu bên bờ sông, có thể thấy xác kẻ thù trôi ngang qua....].
Câu trên, có một thời, Gấu nghĩ, nghĩa của nó, là, mình sẽ sống dai hơn
kẻ thù của mình. Hoặc "quân tử" trả thù, "trăm năm sau" vưỡn chưa muộn!
[Ru mãi ngàn năm, mà còn được nữa là!]
Nhưng dần dà, Gấu ngộ ra, xác kẻ thù trôi qua đó, chính là... Gấu!
Đây là ý nghĩa dòng sông sau cùng, mà Đường Tam Tạng phải vượt qua,
trên đường đi thỉnh kinh. Ông sư lẩm cẩm té xuống sông, may leo được
lên bè, nhìn ngoái lại, thấy một cái xác người trôi lềnh bềnh, hỏi,
được trả lời, xác nhà người đó.
Virtue, after all, is far from being synonymous with survival;
duplicity is.
J. Brodsky: "Collector's Item"
(Sống sót do nhập nhằng, không phải bởi đạo hạnh).
W.
Faulkner: Tại sao tui?
Nhưng, như
Karl, một trong
những người viết tiểu sử của F. cho thấy, còn một lý do sâu thẳm nữa,
là, F. không làm sao rứt ra khỏi bà vợ. Họ sinh ra là để làm khổ lẫn
nhau, và, nếu không có lý do làm khổ lẫn nhau thì làm sao giải thích
được chuyện họ sinh ra đời, và... lấy nhau?
[Sao mà giống hoàn cảnh thê lương của Gấu, đực và cái, thế!]
Con Bọ của
Kafka và chiến tranh
Việt Nam
Chúng ta đều
biết hình dáng con bọ khủng khiếp, hoá thân của một ông VC thực tình
tin vào Đảng, ngay sau ngày 30 Tháng Tư. Nhưng ngay cả Kafka cũng không
thể nào tưởng tượng ra nổi con bọ của ông. Ông không bao giờ muốn hình
dạng của nó được phô bầy ra trước độc giả.
Flaubert đã
từng muốn văng tục, khi nhà xb muốn một cuốn sách của ông có hình minh
họa. "Minh họa là phản văn chương". "Thà chết còn hơn là minh họa"
[Vous voulez que le premier imbécile venu dessine ce que je me suis tué à ne pas montrer ? Marthe Robert:
Livre de lectures]. Kafka đành phải chấp nhận bìa cuốn Hoá Thân có
hình, nhưng năn nỉ [Marthe Robert dùng chữ supplier] nhà xb, bằng mọi
cách, không được trương hình con bọ ở ngoài bìa. "Gì cũng được, nhưng
chuyện này nhất định không" ["Surtout pas cela, surtout pas cela!"],
ông khiếp hãi trước một chuyện thô bỉ như thế, trong thư gửi nhà xb.
Cuối cùng, độc giả có một con bọ Gregor vẫn còn mang dạng người, đứng
trơ cu lơ một mình, trong một căn phòng trần trụi, quay lưng về phiá
một cái cửa hé mở, trên một cái nền đen, tay ôm đầu.
Gấu tui
có đọc báo trong nước, câu chuyện một phụ nữ đi khắp một nửa đất nước,
tìm hài cốt người yêu, và một bà, chồng về, nhưng đã biến thành một con
bọ.
Rời mắt khỏi màn hình máy vi tính, chị bỏ con chuột, với tay lấy điều
khiển từ xa [remote control], bấm kênh truyền hình giải trí, tính xả
hơi một chút cho đỡ mỏi cổ. Sao hôm nay lên giao lưu toàn những phụ nữ
trông cũ kỹ thế nhỉ? Các hoa hậu, ngôi sao màn bạc, người mẫu hoặc các
nhà khoa học đi đâu hết cả rồi? Định chuyển kênh, nhưng không hiểu sao,
có phải là chất giọng miền Trung quê hương hay nỗi thống khổ trong ánh
mắt người phụ nữ đang nói đã níu kéo chị lại.
Chưa một lần
được biết đến niềm hạnh phúc làm vợ, làm mẹ, suốt 30 năm qua người phụ
nữ ấy chỉ sống với hy vọng tìm đưa được hài cốt người yêu về an táng
tại nghĩa trang liệt sĩ quê nhà. Vóc dáng tàn tạ, cử chỉ thô phác, vụng
về, song những lời thủy chung, tình nghĩa của người phụ nữ bất hạnh ấy
khiến chị trào nước mắt.
"Cứ làm lụng dành dụm được vài trăm ngàn đồng, là tui lại lên đường đi
tìm anh ấy... Còn sống ngày nào, tôi còn tìm anh ngày đó!"
Đang lặng đi
trong xúc cảm, chị bỗng giật bắn mình vì tiếng xô cửa quá mạnh. Anh đổ
xầm vào như một khúc gỗ, mặt tím lịm, miệng nồng hơi men lẫn mùi nước
hoa phụ nữ rất gắt...
Chị cũng từng yêu anh, từng chờ đợi anh qua suốt cuộc chiến tranh. Anh
của chị đã trở về, đã thành đạt... vậy mà chị vẫn chỉ là một hòn vọng
phu mòn mỏi đợi chờ....
Ái Quyên: Vọng Phu
Thượng Đế ở trong
Chi Tiết
Lời
cảm tạ khi được
vô Hàn Lâm Viện Đức
W.G.
Sebald [1944-2001]
Một lần tôi
nằm mơ, và cũng như Hebel, tôi có giấc mơ của mình ở trong thành phố
Paris, ở đó, tôi bị lột mặt nạ, và trơ ra, là một tên phản bội quê nhà,
và một tên lừa đảo.
W.G. Sebald
Vĩnh Biệt
Sebald
Không hẳn
những nhân vật của Sebald không thể đương đầu với khổ đau, mà là, khổ
đau cứ tự nó tiêu đi, nhưng lại chẳng cho hạnh phúc thế chỗ nó. Như
Ferber nhận xét về “phận mình”: “Tôi dần dần hiểu ra rằng, quá một điểm
nào đó, nỗi đau xóa sạch ý thức về nỗi đau, và có lẽ, tự xóa sạch luôn
chính nó; có vẻ như chúng ta cũng chẳng hiểu gì nhiều cho lắm, về
chuyện này.”
|
Độc giả Tin Văn
đón đọc
Bìa Khánh Trường
Văn Mới phát hành
Tháng Sáu, 2005
200 trang
14 Mỹ Kim
Thơ
Joseph
Huỳnh Văn
&
Nhân
lần giỗ thứ mười
Thơ Nguyễn
Lương Vỵ
Thơ
Trần Hữu Hoàng
Đi trong gió
Nỗi nhớ Sài Gòn buốt trên đầu ngón tay
Khoảnh Vườn
Thảo Trường
Phòng Tranh
Nguyễn Trọng Khôi
Email
Cali
Tháng Tư, 05
1 2 3 4 5
Mexico 1
Nguyễn
Ngọc Tư
1
2
Thơ văn
độc giả Tin Văn
Giới
Thiệu Sách Mới
|