*



















*

Tôi làm báo

Note: Bài viết thú vị.
Có 1 số chi tiết bổ sung.
Nguyễn Hoạt tham gia báo từ những ngày đầu, nhưng ông còn ở lại Đất Bắc, [Hải Phòng], để lo chuyển người di cư. Đa số những người viết quen nhau từ hồi còn ở Hà Nội, và có thể, ý định làm tờ báo cũng từ Hà Nội, như tờ Lửa Việt [?] của nhóm sinh viên di cư, tiền thân của Sáng Tạo. Tờ Tự Do có thể nói, là của nhóm nhân viên Bộ Thông Tin, trong đó là Mặc Thu, Nguyễn Hoạt. GCC biết Mặc Thu, từ Hà Nội, khi ông ghé nhà ông anh rể NH, bà vợ là chị họ của Gấu, khi ở Bạch Mai.
Những chi tiết về Như Phong, cũng thiếu 1 số thật thú vị. Ông là người của VNQĐ, như NH, và là đàn em của Hoàng Đạo. Tên Lê Văn Tiến là tên giả. Ông còn ký tên là Cô Thần, khi viết Tin Miền Bắc, hồi đầu di cư. Tình cờ, GCC, khi đi qua Mẽo, khi đi xe đò cùng ông bạn DTL qua Mexico chơi, trên xe gặp 1 tay là em ruột của Như Phong, và là Cameraman cho CBS của Mẽo, thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
GCC có viết về ông trong bài viết

Ẩn hả, nhớ chứ

"Ẩn hả nhớ chứ", câu trả lời của An, CBS' Cameraman, Hai Lúa tình cờ gặp trong chuyến đi Mexico, không ngờ mở ra đủ thứ chuyện. An là em ruột của Cô Thần, tức Như Phong, tức Lê Văn Tiến, bạn và đồng chí của ông anh rể HC. An cho biết, ngay cái tên Lê Văn Tiến cũng là tên giả. Ông họ Nguyễn, như Nguyễn An, là tôi, là em ông ấy. Như thế có thể An đã được xe buýt bốc đi tại đường Gia Long, phía trước nhà thương Grall, như nhiếp ảnh viên Hubert Van Es, người chụp bức hình trên, đã nói tới. An cho biết, trong chuyến đó,  anh còn mang giùm một đứa nhỏ thuộc dòng dõi Nguyễn Tường, do ông anh gởi gấm. Như Phong là em kết nghĩa của Hoàng Đạo.
Hai Lúa cũng chẳng hỏi, tên thật của Như Phong là gì.
Có thể nói, Hai Lúa biết Như Phong, là từ Hà Nội, cùng đám bạn của HC, như Lưu Đức Sinh, tức Mặc Thu, lâu lâu ghé Bạch Mai, khi Hai Lúa trọ học nhà chị Giậu, tức vợ ông HC. Cô Thần chuyên đưa tin miền bắc trên tờ Tự Do ngày nào, như thế, chắc chắn cũng là điệp viên của VNQDĐ. Hai Lúa còn nhớ, còn hai ông nữa, có tên là Thái Đen, Thái Trắng, một trong hai ông được lệnh ở lại Hà Nội. Có thể chính ông này mới là Cô Thần.
Một cách nào đó, Hai Lúa còn nhanh chân hơn cả Bass. Bởi vì, tuy bài viết của Bass đã được trù tính từ trước, nhưng dù sao, cũng xuất hiện sau khi Tin Văn viết về Cao Bồi, nhân đọc ông trả lời phỏng vấn trong nước, tự nhận, ông là người đã đánh bức mật mã bật đèn xanh cho đại quân Miền Bắc vô tư vô nhận hàng, là cả Miền Nam.
Trên tờ Khởi Hành, Mặc Đỗ, khi trả lời phỏng vấn, cũng cho thêm nhiều chi tiết về việc thành lập tờ Tự Do, và về nhóm Quan Điểm. HC, khi vụ di cư xẩy ra, nhẩy qua sĩ quan đồng hoá, lo việc đưa đồng bào vô Nam. Đám bạn phòng thông tin, như Mặc Thu, vô trước, làm tờ Tự Do, Khi HC vô Sài Gòn, ông trả lại lon cho quân đội, viết cho tờ Tự Do, khai sinh mục Nói Hay Đừng, rồi dính vào vụ lật đổ ông Diệm, đi tù, khi Diệm đổ, mới ra tù.
Bài Bass nhắc tới Greene, coi PXA như từ tác phẩm của Greene bước thẳng ra. Greene mới là người đưa ra cụm từ lực lượng thứ ba, mà ông cựu thủ tướng VC Víp Ka Ka nói tới, trong bài phỏng vấn gây chấn động, và do đó, bị thiến lên thiến xuống. Víp Ka Ka coi DVM thuộc lực lượng thứ ba, nhưng với Greene, từ này là để chỉ Trình Minh Thế.


ban_an

CBS's Cameraman & UPI's Radiophoto Operator
Đồng Nghiệp Thời Chiến

gau

Gấu đang gửi vô tuyến viễn ảnh cho hãng UPI.
Bên cạnh là ông Hưng, AP man.
[Hình chụp trước 1975 tại Sài Gòn]

nam

Gấu và Châu Văn Nam,
UPI's photographer. Hình chụp tại Vientiane Lào, cc 1997.

Gấu: Nhớ xừ luỷ không?
Nguyễn Ngọc An [CBS's Cameraman]: Ẩn hả? Nhớ chứ. Bữa nào mà chẳng gặp ở Press Center.

Cái Press Center này, ra đời, sau cú GCC ăn mìn VC ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, ở bờ sông Sài Gòn.

Trước đó, tụi báo chí Mẽo lên Đài Liên Lạc VTD/thoại Quốc Tế, tầng lầu trên cùng, building số 5 Phan Đình Phùng, Sài Gòn, là nơi Gấu làm việc, để liên lạc và chuyển tin tức. AP và UPI đặt máy chuyển hình vô tuyễn viễn ảnh ở đó. AP trước, sau tới UPI, và Gấu là người làm cho họ, cùng lúc làm cho Bưu Điện.
Làm ở đó, chuyển hình ảnh chiến tranh đi toàn thế giới từ đó, quen biết đám ký giả cũng nhờ đó, viết, cũng từ đó, nhớ BHD, nhớ cô bạn đúng hơn, cũng từ đó, bởi thế Gấu mơ tưởng viết cuốn tiểu thuyết đầu tay Mắt Bão, yên tịnh như mắt bão, chung quanh là giông tố.
Sau thờ Cô Ba, bỏ hết, bây giờ đọc thư gửi đảo xa của ông anh, thấy ông tính viết Mắt Bão, mới nhớ ra cái tít này.
GCC có lần ngồi Quán Chùa, và nói với ông anh về MB. Ông còn gật gù, cần tít đặt tên cứ đọc sách thiên văn, địa lý….

Sau khi ăn mìn VC, mất cây súng nhỏ, nhưng thoát chết, ông trưởng đài sợ quá, đề nghị Bưu Điện chuyển tụi Mẽo đi chỗ khác, vì không phải chỉ báo chí mà còn cả lính Mẽo cũng lên Đài nói chuyện với thân nhân.
Ông Trưởng Đài, sở dĩ thoát chết, là cũng nhờ 1 tay Quân Cảnh Mẽo thường hay lên Đài nói chuyện với gia đình. Tay này nhìn thấy ông nằm 1 đống, bèn cho chuyển ngay về bệnh viện dã chiến của Mẽo, sau gia đình chuyển về nhà thương Grall. Gấu được đám cảnh sát Ngụy đưa vô nhà thương Đô Thành, ở chỗ đường Lê Lợi, gần chợ Bến Thành. Vừa khiêng Gấu, chúng vừa chửi, tụi mày ham ăn nhậu làm khổ tụi tao. Gấu nhìn lên bầu trời Sài Gòn toàn sao, đến nhà thương thì ngất đi, trước khi ngất còn đọc được cái tên GCC cho 1 anh phóng viên, hình như báo Chính Luận. Sau được ông Tổng Giám Đốc Bưu Điện cho chuyển qua Grall.
BHD biết tin Gấu bị thương là do đọc báo, và, vì nhà báo để Gấu vô danh sách bị thương nặng, em khóc quá, nhưng toàn khóc lén, cũng không dám dụi mắt, sợ mắt đỏ, ông bố sẽ biết!
GCC đã từng viết cái cảnh một anh GI, từ phòng ghi âm bước ra, khóc ròng, vì nửa đêm gọi về, vợ không có nhà.

Cõi khác

Lại nói về vụ khóc quá.
Ông Trưởng Đài có một cô bồ, nữ điện thoại viên ở Đài, Cô Phụng, dì của cô Mai, trong Những Ngày Ở Sài Gòn. Chẳng ai biết hết. Chỉ tới khi ông bị thương, còn nặng hơn Gấu nhiều, cô thương quá, bật khóc, thế là đến tai bà vợ. Lần GCC về lại Sài Gòn, tính đi gặp nhưng vội quá, định lần sau, nhưng chẳng có lần sau, cứ tiếc mãi.
GGC cũng thương bà này. Bả không đẹp, nhưng có tiếng cười chết người. Gấu mê quá, có lần trực chung, tính làm tới, Bả không “thươn”, nhưng mà là “thươn” hại Gấu, buồn cười quá, nói, Cậu “Gấu”ơi, bề ngoài trông còn ngon dzậy, nhưng trong nát bấy rồi, hàng họ hư hết rồi!
Cái vụ Gấu mê bà Phụng này cũng ly kỳ lắm. Sau cú bị ăn mìn, đám nữ điện thoại viên được chuyển xuống Trung Tâm Bưu Điện, chỉ để lại hai cô già, là Cô Nga, và 1 bà nữa, Chị Linh, chuyên mạch tiếng Tây. Một lần, nhớ bà Phụng quá, Gấu phôn, nghe bà than, cái headphone ở đó ẹ quá, thế là Gấu bèn mang 1 cái ở trên Đài xuống, ngồi tỉ tê nói chuyện cũng thật là lâu, cả Trung Tâm ầm lên, đến tai bà vợ ông Trưởng Đài. Một bữa, nửa đêm, ông phôn cho Gấu, đang ca trực, mày làm ơn nói với vợ tao, mày tự ý mang cái headphone xuống cho bà Phụng, không phải tao ra lệnh cho mày!

Lần qua Mẽo gặp lại vợ chồng ông Trưởng Đài, bà vợ hỏi Gấu, về Sài Gòn có gặp cô Phụng của "cả hai anh em chú" không?

Món quà, con bọ hung màu nâu, có hai cái cánh, bấm vô hai cái tai, hay mắt, của nó, thì nó mở ra, để coi giờ, bà Phụng mua giùm Gấu, lần cùng đi Passage Eden, khi Thương Xá vừa khai trương, cho BHD.
Sau em gửi hết cho cô chị họ, cô tên Vy, ở Đà Lạt mà Gấu cũng có nhắc tới. Lần đầu tiên, có được số điện thoại của BHD, Gấu nhờ Cô Nga ở Đài gọi giùm. Gặp ông bố, đoán trước như vậy, ông căn vặn hoài, sau mới đưa cho con gái. Em mừng quá, kể đủ thứ chuyện, có cô Vy đứng bên, khi biết là phôn của Gấu, cô bèn chạy qua nhà kế bên cũng có điện thoại, và gọi cũng số điện thoại đó, để cùng nghe!

Gấu đi chơi với bà Phụng nhiều lần, sau đến tai cô cháu, khi đó không làm Bưu Điện nữa [Bạn có nhớ lần từ giã Gấu, cô viết cái note… (1)], làm nữ tiếp viên hàng không. Lần Gấu vô tận Gò Vấp, để thăm cô, cô nói, anh đừng có lẽo đẽo theo Cô Tám nữa, không phải là Mai ghen, nhưng mà để cô lấy chồng chứ. Anh muốn cô tôi thành gái già ư?
Sau 1975, GCC có lần gặp lại Cô Mai, ở nông trường cải tạo Phạm Văn Cội, Củ Chi. Cô đi thăm thằng em, cũng ở trong Trại như GCC.

(1)

Mai thôi làm việc. Những dòng chữ cuối cùng nàng viết cho tôi trước khi từ biệt, là trên mẩu giấy ghi điện đàm mạch Sài Gòn – Hoa Kỳ: một người lính Mỹ đang nói chuyện với người yêu: "I love you" – "Don’t say anything. Let’s me think good about you before leaving" (Đừng nói gì hết. Để Mai nghĩ tốt về anh trước khi từ biệt). Tiếng nói người lính đầy những lệ, người yêu của anh đang nói những lời vĩnh biệt…

Mai thôi làm việc. Khi chúng tôi chia tay nhau tại cầu thang, trong khi chờ thang máy, đột nhiên nàng nói: "Tôi sợ, tôi sợ lắm", nàng nói câu đó bằng tiếng Pháp. Tôi mở cửa thang máy cho nàng và bỗng chợt nhớ câu tôi hỏi vị bác sĩ người Pháp chữa trị cho tôi, khi còn nằm trong nhà thương Grall: Như vậy là chiến tranh đã chấm dứt đối với tôi? (Est-ce que la guerre est finie pour moi?).
Tôi chờ đợi khi ra khỏi nhà thương, khi đứng ở trước cổng nhà thương Grall nhìn ra ngoài đời và  khi đó chiến tranh đã hết.