Chỉ đến khi ngộ ra cõi thơ, thì
Gấu mới hiểu ra là, 1 Nobel văn
chương về tay 1 nhà thơ là 1 cơ hội tuyệt vời nhất trong đời một người…
mê thơ.
Người ta thường nói, thời của anh mà không đọc Dos, đọc Kafka… thí
dụ, là vứt đi, nhưng không được nhìn thấy 1 nhà thơ được vinh danh
Nobel thì
quả là 1 đại bất hạnh!
80 tuổi, bị
liệt từ năm 1990, mất tiếng nói, liệt
1 cánh tay phải, vậy mà vưỡn tiếp tục chiến đấu, làm thơ, chơi đàn, quả
là bảnh
quá.
Gấu thấy
người nghĩ đến mình, bèn hạ quyết tâm, sẽ viết 1 cuốn tiểu thuyết
để lại cho đời, và sẽ mở ra bằng cái hình ảnh lần đầu tiên được nhìn
thấy cái cảnh
tượng 1 ông quận trưởng "Việt Gian" đá tới tấp 1 anh du kích, tại một
cái
đồn
Tây + Bảo Chính Ðoàn ở trên 1 khúc đê sông Hồng, khi Gấu cắp sách đi
học.
Trường học ở
ngay trong Ðồn.
Thầy giáo, là cái ông quận trưởng đá túi bụi vào
anh du kích.
Ông đá 1 tua, xong, vô lớp dậy học.
Mở như thế,
được quá đi chứ?
Hà, hà!
Cảnh tượng
quê ta, the Greeneland, thì hư ruỗng. Những chi tiết trần trụi, ngay cả
khi lẩn
lút, vưỡn bầy ra điều này. Cuốn “The Power and the Glory” bắt đầu:
“Ngài Trench
bước ra ngoài đường, trong nắng chói lòa, và bụi trắng xóa của xứ
Mexico. Mấy
con kên kên, từ trên mái nhà, dửng dưng vô hồn nhìn xuống: thằng cha
này chưa
chết, thịt chưa rữa, chưa bốc mùi”. Tuy Greene vẫn được kể như là một
nhà văn với
con mắt của một nhà điện ảnh, những dòng trên cho thấy, quyền năng của
chúng,
không phải chỉ do sự quan sát sắc bén, mà còn do cay đắng đến dã man,
tàn bạo,
của dòng chót. Ở những nhà văn kém tài hơn, sẽ trở thành cải luơng,
thành hề,
thành vãi linh hồn, nhưng Greene, vốn là một chuyên viên bậc thầy, cắt
đánh rụp
ba cái thứ khóc lóc ỉ ôi, ngay cả khi ông ló mòi dễ dãi với chúng. Đây
là cái
chất dửng dưng vô hồn, của những loài chuyên ăn thịt người chết, được
đẩy lên đến
tận đỉnh, theo nghĩa, rắn độc không còn biết cắn ai, bèn nhè chính cái
lưỡi
mình mà cắn
Kể từ khi
Greene mất vào năm 1991, và lần kỷ niệm lần thứ 100, năm sinh của ông,
vào năm
2004, tiểu sử của ông được quá chú ý, như muốn hất bỏ phần sáng tác qua
một
bên. Tiểu sử, hồi ký, thêm bộ tiểu sử khổng lồ, “được phép của tác
giả”, gồm ba
cuốn, của Norman Sherry. Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi làm bực người
đọc, đó
là bản chất Ky Tô giáo của Greene, nó ra làm sao.
Ngay cả câu
khẳng định nổi tiếng của ông, đại ý, tôi phải kiếm ra một tôn giáo, để
đo lường
con quỉ ở trong tôi, câu này cũng gây bực mình, có khi còn là do sự cố
ý của
chính người nói ra: Greene vốn là một thầy, trong trò đùa hóm hỉnh như
vậy. Một
kẻ tự huyền hoặc, cứ lấp la lấp lửng về chính mình.
Những khuyng
hướng, sắc thái như thế, được sử dụng vào trong tiểu thuyết, làm nổi
bật cái
“mép bờ nguy hiểm”, the “dangerous edge” của chúng.
Về cuối đời,
Greene định nghĩa mình, kêu như chuông, một tay vô thần Ky Tô giáo, a
“Catholic
atheist”. Tuy nhiên, có một sự miễn cưỡng, về phần ông. Bởi vì, với
Greene cũng
như với nhiều người Ky Tô, niềm tin là một cái gì liên quan tới ước
muốn, ý
chí. Và ý chí, thì cũng có khi mờ nhạt đi, yếu đi, để rồi lại mạnh lên,
sau đó.
Nhiều người chỉ trích Greene, Ky Tô giáo của ông quá hạn hẹp, chỉ chú
trọng tới
địa ngục và sự trầm luân. Nhưng những bài tiểu luận tình cờ, tản mạn
của Greene
trong Aticles of Faith, cho thấy, khác. Niềm bí ẩn về Nhập Thế mới làm
Greene
đau đầu, hơn là Lửa Địa Ngục.
Khi đọc cuốn
Nửa Đêm của Julian Green, ông [Greene] viết, tay đồng nghiệp người Tây
của ông
“có thể tả một cái dù khô dần đi dưới ánh lửa bập bùng, làm sao cho trở
thành
hình ảnh của trọn một kiếp nhân sinh”. Điều này, Greene cũng đã làm.
Miền
Greeneland có những cú thần sầu như vậy. Thần sầu như ánh lửa chập chờn
hong ấm
một cây dù ướt sũng nước mưa.
Theo nghĩa
đó, ngay cả mấy chú kên kên đang ngồi trên đầu me-xừ Trench kia cũng
tượng
trưng cho những sự kiện khủng khiếp, the appalling facts, về Nhập Thế.
*
Khi
được hỏi, tại sao mi không viết hồi ký, tự
thuật, chẳng lẽ chính cuộc đời của riêng mi, trong có ta, và cả một lũ
Gấu con
Gấu cháu, với những cay đắng ngọt bùi, lên voi xuống chó, sống sót cả
hai chế độ,
trốn thoát một cuộc chiến, trốn thoát cả một lô bạn bè quí hóa như thế
đó, nếu
được viết ra, không xứng đáng giật Nobel văn chương hay sao, Gấu gật gù
trả lời:
-"Lẽ tất
nhiên", nhưng thử hỏi, ai là độc giả xứng đáng, để đọc nó?
Đúng hơn,
khiêm nhường hơn, cái gọi là the “domestic background” đó, liệu bõ công
viết
ra, và viết ra, liệu “nhàm mắt” độc giả?
*
The domestic
background là tên một bài viết của Greene, điểm cuốn hồi ký của bà vợ,
Jessie
Conrad, viết về chồng, [Joseph Conrad and his Circle].
Đọc, Gấu bỗng
nhớ đến lần phỏng vấn của tờ Sóng Văn, không phải những ông chồng nhà
văn, mà
bà xã của họ.
Lần đó, trả
lời câu hỏi, kỷ niệm đẹp nhất, đáng nhớ nhất, và biết đâu, buồn nhất,
trong đời
làm vợ Gấu nhà văn, Gấu Cái cho biết, đó là lần rời Cai Lậy, Mỹ Tho, về
nhà mới
ở Sài Gòn.
Đúng vào năm
có trận lụt lớn nhất, 1966. Quốc lộ số 1 bị lũ lụt, có quãng, phải đi
xuồng.
Và Gấu Cái
ngậm ngùi, trên xuồng có đủ cay đắng ngọt bùi cho cả hai.
Dư dả đến nỗi,
giá có thêm một đời nữa, vẫn chưa cạn!
*
Theo nghĩa
đó, kiếp sau ta cũng chưa tha cho mi đâu!
*
Hỏi, có rất
nhiều bóng dáng em này, em nọ trong, chỉ vài truyện ngắn của Gấu, bà
nghĩ sao về
họ?
-Ồi dào, chỉ
là những cái bóng, những bản sao, bản nháp thôi. Nguyên tác, bản chính,
bản xác
thực, bản được phép, the authorized version, là tui đây, chưa xuất
hiện.
Ông ta tập
viết. Chưa thực sự viết.
*
Cái bếp nhà
văn, cái sân sau nhà, quả có thú vị, không thể không. Nhờ nó, chúng ta
biết, bằng
cách nào, sự mẫn cảm, tinh tế đặc biệt của cái gọi là thiên tài, có thể
chịu nổi,
có thể giao lưu hòa giải được với cuộc sống gia đình. Chắc chắn phải có
tí hòa
giải, chịu đựng ở đây.
Có tay, như
Gấu chẳng hạn, cứ phải đợi cả nhà yên ngủ, mới len lén dậy, như một tên
trộm,
mò tới cái bàn ở góc nhà.
*
Greene kể, rất
ít nhà văn ích kỷ tàn nhẫn đến độ như Conrad, khi đứa con đầu lòng sắp
sửa ra đời,
được sai đi kêu bác sĩ, đã biểu ông này, hãy làm thêm một cú điểm tâm
thứ nhì,
vẫn còn kịp!
Nhưng Greene
cho biết, cái bếp của nhà văn chính là nguyên liệu ròng, thô, của hắn
ta, chẳng
khác chi cái thế giới bên ngoài.
*
Bà vợ
Conrad, khi phải nhìn lại cuộc hôn nhân dài, chẳng nhớ gì, bởi vì có gì
đâu để
mà nhớ. Chẳng có gì ngọt bùi, chẳng có gì đáng kể.
[Out of a
long marriage she has remembered nothing tender, nothing considerable].
*
Gấu Cái có
thể, và có quyền phát biểu như thế. Đúng ra, ta không nên lấy mi. Như
bao lần tủi
thân. Cả một hôn nhân dài như thế, mi chưa bao giờ mua quà cho ta một
lần, cho
bất cứ một kỷ niệm nào.
Ngày sinh của
ta, mi không nhớ, ta chửi mãi, mi vắt hết trí thông minh, tài toán, và
tìm ra một
cách nhớ thật giản dị: Cứ lấy của mi, [16.8] chia đôi, thành của ta
[8.4].
*
Ôi chao, nếu
như thế, chẳng lẽ ta ‘thực sự’ là một nửa linh hồn của mi chăng, hỡi
Gấu?
*
Cũng như bà
Conrad, Gấu Cái chẳng có một chút thiện cảm nào, đối với đám bạn bè của
chồng.
Nhưng khác hẳn bà Conrad, bà chưa bao giờ nói những lời tàn tệ, hoặc
ghê gớm
hơn nữa, viết ra những lời đó, như bà Conrad viết về ông chồng.
Theo bài viết
của Greene, chẳng có ai tệ bạc như bà này, cứ nhè ông chồng mà chửi:
Ích kỷ như
quỉ sứ, monstrously selfish, cho con cái, chỉ một đồng bạc thôi, cũng
tiếc hùi
hụi, trốn tránh trách nhiệm, không trung thành với vợ, ngay cả trong
tuổi già.
Chửi chồng
như thế, nhưng lại kết luận cuốn hồi ký bằng một câu thật xanh rờn:
[Tôi có] đặc
quyền và sự hài lòng lớn lao, được coi như là thiên thần gìn giữ hồi ức
của chồng
tui. [“the privilege and the immense satisfaction of being regarded as
the
guardian of his memory”].
*
Sự thực, tất
cả những truyện ngắn của Gấu, đều mang tính tự thuật. Đúng như một ông
bạn văn
đã từng nhận xét, chỉ có mỗi một truyện ngắn được viết đi viết lại, mỗi
lần viết
lại khác đi một chút, hoặc thêm, hoặc bớt, một vài chi tiết, sự kiện.
Hoặc cũng
sự kiện đó, nhưng được nhìn khác đi, do tuổi đời, hiểu biết, kinh
nghiệm.
Tất cả chỉ
là tự truyện, chỉ không có Gấu Cái ở trong đó. Hoặc có nhưng rất mờ
nhạt, rất…
tủi thân
*
Có một ông
nhận xét, cứ lải nhải, chỉ mỗi câu chuyện, đứa em trai tử trận, biến cố
Mậu
Thân, cú xơi mìn VC ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh nơi bờ sông Sài Gòn.
Một ông bạn
thân, rất rành về "domestic background" của Gấu, sau khi đọc Lần Cuối
Sài Gòn, khuyên, tự truyện đủ rồi, bắt đầu sáng tác, bắt đầu tưởng
tượng ra những
cuộc đời, những người khác đi là vừa.
*
Có lẽ, người
mà Gấu đang tưởng tượng ra, là một người mà mấy ông bạn này thật rành
rẽ.
*
"They
are my memories too, but I am not the character in the story". [Những
hồi ức
là của tôi, nhưng tôi không phải là nhân vật trong truyện]. William
Trevor, nhà
văn Ái-nhĩ-lan nhận xét về nghệ thuật giả tưởng.
Bạn đừng
mong trốn thoát cái kẻ là bạn đó, cho dù bạn không hề có ý định tra hỏi
về
chính mình, cho dù bản năng cho bạn biết, rằng, đừng để dấu tay của bạn
lên
trang sách chừng nào, tốt chừng đó.
Source