Du Tử Lê,
Màu-Xanh-Vàng-Phai
Đặng Phú Phong
Du Tử Lê, làm thơ, chẻ chữ, ghép chữ,
rồi bây giờ ghép chữ
(thơ) với màu. Chữ biến màu, màu hóa chữ. Bàng bạc nhưng cuốn hút. Xa
xăm nhưng
cận kề. Gợi cảm. Đó là cảm xúc của tôi sau khi xem khoảng 20 bức tranh
của ông.
Cảm xúc đó vẫn còn nguyên vẹn trong
tôi, khi viết bài nầy.
Người nghệ sĩ chân chính, tài năng là
những người luôn luôn
có nhiều đam mê, khát vọng. Suốt đời, họ, lúc nào cũng cảm thấy chưa
đủ. Mằn
mò, mải mê tìm kiếm cái đẹp, cho mình, cho đời.
Họ làm nghệ thuật với toàn vẹn yêu
thích nó, vì nó. Du Tử Lê
không ngoại lệ. Ông đã làm giàu cho văn học Việt Nam
bằng một gia tài (chưa hết) thơ
văn khá đồ sộ. Bây giờ Du Tử Lê còn muốn đóng góp thêm qua nghệ thuật
tạo hình.
Chữ tìm chữ. Màu gọi màu. Du Tử Lê
đang ở trong cõi
“Chữ-gọi-màu-màu-tìm-chữ.” Những trăn trở, suy, nghiệm mà cõi thơ của
Du Tử Lê
không, hay chưa thanh thõa, được ông đưa vào hội họa. Nhưng nếu nói như
vậy thì
cũng oan cho ông. Thật ra Du Tử Lê đã đến với hôi họa ngay từ những bài
thơ ký
tên Du Tử Lê xuất hiện khoảng 1957. Trong tập “Thơ Du Tử Lê 1”, xuất
bản tháng
3,1964, ở “Bài Huyền Châu” ông vẽ những:
“kè đá xanh tiếng quạ biển xa vời”, “cánh dơi nào
quắp hồn tôi về
động”, “ chiều du ca đuổi bắt bóng điêu
tàn”, và, ông gọi đích danh là tranh
trừu tượng: “em trừu tượng như những ngày rét mướt”. Toàn thể bài thơ
khiến ta
liên tưởng đến sự đánh đố giữa thực tại và trừu tượng.
Hay, trong bài “Tình Yêu Thành Phố”
dùng toàn những từ ngữ
mạnh bạo,
những hình ảnh nồng cháy (của thời bấy
giờ) và những màu sắc
rất thật (
pure colors):
“Vì đêm thành phố là đôi mắt
buồn của người thiếu
phụ
Đường Bàn cờ muôn lối – hẻm
Nguyễn Tri Phương rối tơ
Hàng cây cao vút ven bờ
Như những cột giáo đường lờ mờ
ánh sáng
Tôi yêu thành phố với những chiều
vàng lá rụng
Về chiều thành phố là bộ ngực
nở căng của người
thiếu nữ
Bụi tung bay mỏi mắt thế nhân
Thành phố bùng lên muôn màu quyến
rũ
Khi ánh sáng nhạt dần
Những âm thanh cuồn cuộn xô nhau
trên đường nhựa
Căn nhà xanh, vàng mở toang từng
cánh cửa
Và những người con gái trong
thành phố
Tóc ngắn uốn, nõn nà khuôn cổ
Áo vạn màu phất phới hoa bay.”
Để rồi cuối bài ông hé lộ, tình yêu
của ông là sự thèm
thuồng dã thú:
“Cúi hôn em lòng dã thú thèm
thuồng.”
Bài thơ làm ta hình dung đến những bức
tranh theo Trường
phái Dã Thú (Fauvism).
Trong khoảng hơn 20 tập thơ của Du Tử
Lê có thật nhiều những
bài thơ là những bức tranh như thế.
Nếu coi những bài thơ của Du Tử Lê là
hạt giống tranh ,
những dòng chữ vừa mạnh mẽ vừa bay bướm trên đồ gốm mà Du Tử Lê đã thực
hiện
cách đây khoảng hơn 10 năm là mầm thì những bức tranh ông đang vẽ hiện
giờ
chính là những cây non đang khoe lá.
Thơ văn cũng như hội họa của Du Tử Lê
không trường lớp chính
quy, nhưng cả hai phía đều là sự khám phá và tìm thấy.
“Tìm thấy” trong thơ của Du Tử Lê, như
Lê Huy Oanh trong một
bài viết trên Tạp chí Văn Học tháng 1 năm 1974, là chủ trương chia lại
nhịp thơ
lục bát . Trước Du Tử Lê thơ lục bát chia theo nhịp 2 đều hay nhịp
chẵn(1). Du Tử Lê tìm và thấy âm điệu
mới cho thơ lục bát bằng cách thay nhịp chỏi hay nhịp lẻ. Thổi một sinh
khí mới
cho điệu lục bát chừng như đã bắt đầu nhạt đi hương vị vì đơn điệu.
Nhiều người
trong giới phê bình văn học, giới báo chí như Nguyễn Hưng Quốc, Bùi Bảo
Trúc…
cũng có ý kiến tương đồng với Lê Huy Oanh.
“Tìm thấy” trong thơ Du Tử Lê là chẻ
chữ, ghép chữ. Những
dấu hỏi không hẳn là nghi vấn. Những đổi mới từ hình thức đến nội dung
để đến
được với nhiều lứa tuổi, nhiều tầng lớp người đọc.
“ Tìm thấy” là “…có
những câu thơ thành ngôn ngữ hằng ngày… .” như nhà bỉnh bút Đỗ Quý Toàn
đã viết
(2)
“Tìm thấy” trong thơ Du Tử Lê còn
nhiều nhiều hơn nữa, nhưng
đây không phải chủ đề của bài viết này.
“ Khám phá” trong hội họa của Du Tử Lê
qua cái nhìn của tôi:
Cây cọ, con dao của Du Tử Lê có khuynh hướng đi theo chiều dọc. Chiều
dọc là
trên dưới, âm dương, là sự giao thoa của trời và đất để tạo ra cuộc
sống. Trong
tranh của Du Tử Lê, nó còn ý nghĩa của sự kết hợp hài hòa giữa các màu
nóng
lạnh tương phản như xanh và đỏ, tím với vàng… . Du Tử Lê dùng màu xanh
khá
nhiều cho tranh của ông. Trong thư gửi cho người viết, ông tâm
sự:“...Tôi đang
loay hoay đi tìm một mầu xanh, khác hơn mầu xanh của những họa sĩ
chuyên
nghiệp, nổi tiếng. Đó là ‘Màu xanh lá mạ.’ Có thể tôi thất bại. Nhưng
nó sẽ là
mầu xanh chủ đạo trong tranh của tôi, chí ít cũng nhiều tháng tới..."
Nguyễn Trung, Đinh Cường, Cao bá Minh
và Nguyễn Đình Thuần
là những họa sĩ có những màu xanh rất đẹp, rất tài tình. Tôi gọi màu
xanh của
Nguyễn Trung là Màu-xanh-vô-cùng. Màu Xanh của Đinh Cường:
Màu-xanh-miên-viễn .
Màu Xanh của Cao Bá Minh : Màu-xanh-ký ức. Màu Xanh Nguyễn Đình Thuần:
Màu-xanh-thạch-nhũ.
Và, Màu Xanh của Du Tử Lê tôi gọi là
Màu-xanh-vàng-phai.
Trước Du Tử Lê là Nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn, trước nữa là Thi
sĩ Bùi Giáng là những nghệ sĩ lớn đã không cần trường lớp, ung dung
bước thẳng
vào thế giới hội họa. Nhưng tranh của hai người nghệ sĩ này đã để lại
dấu ấn
lung linh sắc mầu cho nghệ thuật và sự yêu, thích của giới thưởng ngoạn.
Còn Du Tử Lê thì sao?
Câu hỏi rơi vào hư vô?
Câu hỏi như một đánh động?
Hay, câu hỏi như một lời chờ xem?
Riêng với tôi. Du Tử Lê, chỉ mới cầm
cọ và đang tìm kiếm,
tuy nhiên ông đã cho chúng ta những bức tranh giàu màu sắc, đầy ấn
tượng , và
nhất là hơi thơ bát ngát, khi lãng đãng , khi trầm tích trong tranh. Đó
sẽ là
sức sống bền bỉ cho tranh của ông. Du Tử Lê còn tiến triển nhiều hơn
nữa, ít
nhất, sẽ có một cõi riêng của Du Tử Lê trong hội họa./.
(Aug. 10. 2011)
Chú thích:
(1) dutule.com
(2) BNS Ngày Nay, số 608 ngày 15-11-07
Một Số Tranh Tiêu Biểu Của Du Tử
Lê: