Đàn anh
Tolstoy phán:
Nè, Chekhov, mi viết
truyện ngắn bảnh lắm đó. Nhưng mà mi viết kịch, ẹ
quá.
Mi viết kịch
còn ẹ hơn cả Shakespeare!
Russian
Portraits
The
portraits that follow are from a large number of photographs recently
recovered
from sealed archives in Moscow, some-rumor has it-from a cache in the
bottom of
an elevator shaft. Five of those that follow, Akhmatova, Chekhov (with
dog),
Nabokov, Pasternak (with book), and Tolstoy (on horseback) are from a
volume
entitled The Russian Century, published early last year by Random
House. Seven
photographs from that research, which were not incorporated in The
Russian
Century, are published here for the first time: Bulgakov, Bunin,
Eisenstein (in
a group with Pasternak and Mayakovski), Gorki, Mayakovski, Nabokov
(with mother
and sister), Tolstoy (with Chekhov), and Yesenin. The photographs of
Andreyev,
Babel, and Kharms were supplied by the writers who did the texts on
them. The
photograph of Dostoyevsky is from the Bettmann archives. Writers who
were
thought to have an especial affinity with particular Russian authors
were asked
to provide the accompanying texts. We are immensely in their debt for
their cooperation.
The Paris
Review Winter 1995
Chân Dung
Nga
Những bức hình
sau đây là từ một lố mới kiếm thấy, từ những hồ sơ có đóng mộc ở
Moscow, một vài
bức có giai thoại riêng, thí dụ, đã được giấu kỹ trong ống thông hơi ở
tận đáy
thang máy! Năm trong số, Akhmatova, Chekhov [với con chó], Nabokov,
Pasternak
(với sách), và Tolstoy (cưỡi ngựa), từ một cuốn có tên là Thế Kỷ Nga, xb cuối năm
ngoái [1997], bởi Random House. Bẩy trong cuộc tìm kiếm đó không được
đưa vô cuốn Thế Kỷ Nga, và
được in ở đây, lần thứ nhất: Bulgakov, Bunin,
Eisenstein (trong một nhóm với Pasternak and Mayakovski), Gorki,
Mayakovski,
Nabokov (với mẹ và chị/em) Tolstoy (với Chekhov), and Yesenin. Hình
Andreyev,
Babel, và Kharms, do những nhà văn kiếm ra cung cấp, kèm bài viết của
họ về chúng.
Hình Dostoyevsky, từ hồ sơ Bettmann. Những nhà văn nghe nói có giai
thoại, hay mối
thân quen kỳ tuyệt về những tác giả Nga, thì bèn được chúng tôi yêu
cầu, viết đi,
viết đi, và chúng tôi thực sự cám ơn họ về mối thịnh tình, và món nợ
lớn này.
Và đây là 1
giai thoại, và cũng là 1 mối thân quen kỳ tuyệt:
-Ta đếch phải
là con gái của Mayakovski!
-Có thể passport giả?
-Ở Mẽo người ta không làm
passport giả!
Chekhov và Tolstoy.
Như tất cả mọi người,
Chekhov đã làm một chuyến hành hương
tới Iasnaia Poliana. Đó là ngày 8 tháng Tám 1895. Nhà văn của chúng ta
đi lang
thang trên những đại lộ, hai bên đường có những hàng cây bu-lô [một
loại cây
hàn đới, lá nhỏ]. Và trước mặt ông, là ai kia?
Con người vĩ đại. Đầu đội
nón, mặc áo choàng trắng, khăn vắt
vai, Tolstoy đi tắm sông, và kéo Chekhov cùng đi tới "khúc nước lười
biếng", của con sông nhỏ Voronka. Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa hai nhà văn
là
như sau: cả hai đều khoả thân, giấu mình ở dưới nước, chỉ thò đầu lên
khỏi mặt
sông. Sau đó, họ về nhà, tại một nơi được chủ nhân gọi là "một góc nhỏ
êm
ái dành cho những câu chuyện nghiêm túc".
Chekhov ở Iasnaia Poliana
hai ngày. Bạn bè của Tolstoy đọc
cho ông nghe đoạn mở đầu tác phẩm "Phục Sinh", đang đương thời vào
lúc đó. Chekhov, vốn chuẩn xác, khui ra liền một hạt sạn. Nhân vật nữ ở
trong
truyện bị kết án hai năm lao động khổ sai tại Sibérie. Với một tội như
trong
trường hợp này, ít lắm cũng phải bốn niên. Để đáp lễ, Tolstoy vớ ngay
cuốn viết
về đảo tù Sakhaline. Ông bạn viết về, nào là cuộc sống của những tù khổ
sai,
đưa ra hàng loạt những thống kê… nhưng còn thiên nhiên? Chẳng có một
miêu tả
nào về thiên nhiên cả. Chekhov lắc đầu, tôi có tới đó để vui thú điền
viên đâu,
đây là một cuộc điều tra, và nó phải [làm cho người đọc] nhức nhối. Vẫn
không
lọt tai Tolstoy.
Nhưng Chekhov tới Iasnaia
Poliana để làm gì?
Vào thời kỳ đó, Chekhov
hết còn mê Tolstoy. Nói rõ hơn, cái
thái độ, "ai vả má phải đưa má trái cho người ta vả tiếp", tức chủ
trương "không-chống trả" (non-résistance) của Tolstoy đã hết còn
quyến rũ ông. Trước đó, đã có thời, sách Tolstoy thuộc loại gối đầu
giường,
rảnh chút nào là lôi ra ghi ghi chép chép. Ông mê lý tưởng khắc kỷ
thanh tịnh
của Tolstoy. Nhưng cứ ra khỏi ngõ là đụng đầu với nỗi đau khổ của con
người,
ông bắt đầu nổi loạn chống lại chủ nghĩa Tolstoy, nếu không muốn nói là
chống
lại Tolstoy. Bởi vì, dù thế nào, ông vẫn tiếp tục coi đây là một nhà
văn hàng
đầu.
-Khi Tolstoy mất đi, mọi
chuyện đều phó thác cho quỉ sứ, ông
nói với Ivan Bounine.
-Kể cả văn chương?
-Ờ, kể cả văn chương!
Ông tuyên bố trước
Lazarevski:
-Có những người sợ, không
dám làm những hành động xấu xa,
chỉ bởi vì, Tolstoy vẫn còn đang sống.
Vào năm 1897, ông viết
thư cho Souvorine, "Đúng rồi,
chúng ta là những tài năng lớn, chúng ta đại diện cho nhân loại, chúng
ta luôn
luôn có một điều gì để mà nói, nhưng nói phỉ phui, Tolstoy vừa nằm
xuống, là
chẳng ai viết nổi, dù chỉ một bài viết nho nhỏ."
Hay là đoạn này, vào năm
1900, cho Menchikov, "Tôi lo
ngại cái chết của Tolstoy. Nếu ông mất đi, là có một khoảng trống lớn ở
trong
đời tôi. Thứ nhất, tôi chưa hề quí một người nào nhiều như quí ông ta;
tôi là
một kẻ vô thần, nhưng trong tất cả những kẻ hữu thần, chỉ có ông ta là
gần gụi
với tôi. Thứ nữa, trong đám nhà văn, nếu có một Tolstoy, như vậy ai
không cảm
thấy áy náy, rằng mình "cũng là nhà văn"!
Vả chăng, làm sao mà
không biết tới Tolstoy cho được?
Rozanov, tác giả cuốn "Bộ mặt u tối của đấng Christ", vốn là một
trong những cộng sự viên và bạn của Souvorine, có nói, "Là người Nga mà
không biết Tolstoy thì cũng buồn như là người Âu châu mà không biết dẫy
núi
Alpes."
Với Chekhov, nếu ông yêu
con người nhưng chống lại những tư
tưởng của Tolstoy, bởi vì đã từ lâu ông quá chán "sự thôi miên của tay
phù
thuỷ già". Điều này thật rõ ràng, trong một số tác phẩm của ông. "Một
câu chuyện tầm thường" ("Une banale histoire", còn được dịch ra
tiếng Pháp là "Une morne histoire"), chống Tolstoy, ngay cả trong sự
mô phỏng "Cái chết của Ivan Ilitch". Bởi vì, nếu Ilitch, sau khi biết
những nỗi khủng khiếp của cái chết, đã nhìn ra ánh sáng, nhân vật
Nicolai
Stépanovitch cũng sa xuống tận đáy cuộc đời, nhưng chẳng hề có một ảo
tưởng về
một cứu rỗi, cứ thế lạc lối trong cõi âm u, như Katia, người yêu bé nhỏ
mà anh
ta đã để mặc cho lang thang lưu lạc cùng với đám bụi đời. Tolstoy,
trong chuyện
kể "Con người cần bao nhiêu đất" ("Combien de terre l’homme
a-t-il besoin"), đã đưa ra câu trả lời: ba tấc là đủ; Chekhov đáp lại,
trong truyện vừa (nouvelle), "Những cây lý chua" ("Les
Groseilliers"): "Ba tấc là dành cho một xác chết, không phải dành cho
một con người".
Tolstoy, khi quay mình về
với tông giáo, đã cho rằng Chekhov
thiếu chất "tâm linh" (spiritualité). Ông than thở, "Làm cho
Gorky vào đạo, còn có thể, với Chekhov, thật vô phương." Đối lại,
Chekhov
tuyên bố, "Tất cả những nhà hiền giả lớn lao đều đáng tởm như những
viên
đại tướng, và cũng vô lễ, vô ơn như là họ, bởi vì họ tin chắc, chẳng ai
dám
đụng tới họ. Diogène dám nhổ vào mặt người khác, bởi vì biết sẽ chẳng
xẩy ra
chuyện gì cho ông ta. Tolstoy thì cũng là một Diogène. Đâu có ai dám
xách cổ
ông ta tới đồn cảnh sát, hay tấn công ông ta trên báo chí."
Tolstoy tỏ ra ngạc nhiên,
khi thố lộ với Lydia Avilova:
-Tôi quí ông ấy, nhưng
tôi không hiểu tại sao ông ấy lại
viết kịch.
Có lần, Chekhov đến thăm
Tolstoy tại Gaspra, vùng Crimée,
trong toà lâu đài mà nữ bá tước Panine nhường cho ông. Ông nhà văn già
còn nằm
trên giường. Khi Chekhov cáo lui, ông già nói: "Hãy ôm hôn tôi".
Chekhov cúi xuống, Tolstoy ôm hôn, và thừa dịp, thì thầm vào tai
Chekhov:
"Bạn biết đấy, tôi không chịu nổi Shakespeare, nhưng những kịch của bạn
còn tồi tệ hơn nhiều."
Một lần, vào tháng Tư năm
1887, khi Chekhov đau nặng, phải
vô bệnh viện, Tolstoy đến ngồi ngay bên giường. Ông nói gì với bệnh
nhân? Tương
lai.
"Nhiều khi trong cái rủi
có cái may: L.N. Tolstoy đã
đến thăm tôi ở bệnh viện. Chúng tôi đã có một cuộc trao đổi thật thú
vị. Cực kỳ
thú vị, đối với tôi, bởi vì tôi lắng nghe nhiều hơn là nói. Chúng tôi
nói về
bất tử."
Bất tử, bất diệt: khi cá
nhân tan hoà vào với đám đông, một
đám đông to tổ bố. Chekhov không thể hiểu được [điều này], có thể là
do, một
bất tử bất diệt như thế chẳng nói lên được một điều gì đối với ông, và
Tolstoy
hoàn toàn ngạc nhiên [về thái độ của Chekhov].
Phải mãi sau đó, thật quá
trễ, bởi vì phải tới khi
"Chekhov từ giã cõi đời’, vào tháng Chín 1904, Tolstoy mới đưa ra lời
tuyên bố, với phóng viên đặc biệt của tờ Rous, tới tận Iasnaia Poliana
để phỏng
vấn ông, "Những hình thức mới mẻ đã được Chekhov sáng tạo ra, và, hãy
vứt
bỏ mọi thói khiêm nhường giả tạo, tôi xác định ở đây, điều này: về
phương diện
kỹ thuật, ông ta hơn hẳn tôi."
Và sau đó, "Hai ngày nay,
tôi đọc Chekhov, và sướng
điên lên." ("Je lis Chekhov depuis deux jours, et je suis en
extase". Nhật Ký, 29 tháng Ba, 1907).
Theo Tolstoy,
"Douchetchka" là số một, vượt hẳn
mọi truyện ngắn khác, cũng của Chekhov. (Tatiana Tolstoy cho biết, ông
đã đọc
đi đọc lại bốn lần, đọc lớn giọng, cùng trong một ngày, và khẳng định,
nó làm
cho ông sáng mắt sáng lòng – intelligent - thêm ra!)
"[Truyện đó] giống như
một dải lụa, dệt bởi một cô gái
trong trắng. Ngày xưa, có những cô gái cứ mãi mãi là những cô gái trong
trắng,
suốt cả cuộc đời của họ. Tất cả những giấc mơ, họ chuyển vào trong
những tấm
lụa mà họ dệt. Những giấc mơ về những gì thật quí giá, thật trong
trắng, và
cũng thật mơ hồ…"
Đây là câu chuyện một
người đàn bà không thể sống mà không
yêu. Bà tiếp nhận một cách thật ngây ngô, lố bịch những tư tưởng, những
thói này
tật nọ của những người đàn ông mà bà yêu. Chúng thật nhiều, mà cũng
chẳng thể
nào giống nhau. Cuối cùng, trơ trọi, bà hết còn tỏ ra tức cười nữa, và
kể như
tiêu luôn, và mọi người muốn cùng khóc với bà.
Jennifer Tran