*


















9 Tiểu Chú

Nói, đám HV không đọc được, dù chỉ mấy cái tiểu chú về bìa sách là nói thành thực. Chẳng ông Trùm nào đọc “quá” được bản văn. Hai ông Trùm, 1 ông chuyên nghề bịp, viết tiểu luận, phê bình, thì “tiểu chú” như rừng, kê hết tác giả này, đến tác phẩm nọ, nào Foucault, nào Barthes…trong khi thực tế, 1 câu tiếng Anh [trong bài viết của Barthes, “Cái chết của tác giả”, thí dụ], ông ta không dịch nổi. Còn 1 ông chuyên nghề làm cớm, tố ngụy tạo tài liệu, tố đạo văn, bây giờ đến “độc giả” của nó cũng nhiễm độc “tố”!
Đâu có phải, mở 1 diễn đàn để làm công việc nhơ bẩn đó.
Bao nhiêu năm rồi, cả 1 diễn đàn, không có nổi, chỉ 1 bài viết, một nhà văn, một nhà thơ?

Cái chuyện dịch dọt ở trong nước, phải đứng thật cao, thật xa mà nhìn, thì mới thấy ra vấn đề của nó. Khác hẳn Miền Nam trước 1975, Miền Bắc gần như không có dịch thuật, ngoài mớ sách dịch của những dịch giả rành văn hóa Tây, đám cựu trào, và mớ sách dịch văn Nga, thứ văn chương “vệ quốc”, nhưng với xứ Mít, nó biến thành văn chương ăn cướp. Chỉ đến sau 1975, thì mới có dịch thuật. Cho nên sai sót là chuyện bắt buộc. Từ từ sẽ có những tác phẩm dịch tốt, có sao đâu, có còn hơn không. Cái sự kiện xúm lại chửi những dịch giả ở trong nước có gì rất ư là đê tiện, theo GCC.
Một diễn đàn văn học có nhiều chuyện để làm, đâu có phải chỉ có mỗi 1 chuyện gây xì căng đan.

Tin Văn có mấy vị độc giả, thật thân thiết và đều rất bực vì cái chuyện ‘dọn’. Nhưng mấy vị này đâu có hiểu cho GCC.
Ngay từ khi còn trẻ, bị nhà thơ NS, rồi nhà văn TS, tức DA chửi ròng rã cả 1 năm trời, Gấu đâu có trả lời. Khi ra ngoài này, ngay những ngày đầu khi Chợ Cá, khi nhóm HV xuất hiện là Gấu đều hăm hở xin viết, dù không được mời.
Khi bị cả hai xúm lại chửi, vẫn không trả lời.
Vậy mà bây giờ đành phải xông vào chốn gió tanh mưa máu, là cái chuyện cực chẳng đã.

Đức Phật phán, phi Ta ra, thằng nào dám vô Địa Ngục?
Gấu, thuổng Đức Phật, ... nhỏ nhẻ thưa:
Phi Gấu Cà Chớn ra, thằng nào dám dọn… Kít?

CHAPTER THIRTY-TWO

Nine Notes on Book Covers

1. If a novelist can finish a book without dreaming of its cover, he is wise, well-rounded, and a fully formed adult, but he's also lost the innocence that made him a novelist in the first place.
2. We cannot recall the books we most love without also recalling their covers.
3. We would all like to see more readers buying books for their covers and more critics despising books written with those same readers in mind.
4. Detailed depictions of heroes on book covers insult not just the author's imagination but also his readers'.
5. When designers decide that The Red and the Black deserves a red and black jacket, or when they decorate books entitled Blue House or Chateau with illustrations of blue houses or chateaux, they do not leave us thinking they've been faithful to the text but wondering if they've even read it.
6. If, years after reading a book, we catch a glimpse of its cover, we are returned at once to that long-ago day when we curled up in a comer with that book to enter the world hidden inside.
8. Successful book covers serve as conduits, spiriting us away from the ordinary world in which we live, ushering us into the world of the book.
8. A bookshop owes its allure not to its books but to the variety of their covers.
9. Book titles are like people's names: They help us distinguish a book  from the million others it resembles. But book covers are like people's
faces: Either they remind us of a happiness we once knew or they promise a blissful world we have yet to explore. That is why we gaze at
book covers as passionately as we do at faces.

Orhan Pamuk: Other Colors

Chín ghi chú

Chín ghi chú này, sự thực, là để dành cho những người tính viết văn, viết tiểu thuyết, đúng hơn.
Người dịch không nắm được tinh thần này, nên dịch loạn cào cào, vậy mà không thấy ghi “TV hiệu đính”?

GCC sợ đám Hậu Vệ cũng không đọc nổi chín ghi chú này!

Hà, hà!

Thí dụ, ngay ghi chú đầu, là đã khó hiểu đối với một độc giả bình thường, mê đọc không mê viết.

1. If a novelist can finish a book without dreaming of its cover, he is wise, well-rounded, and a fully formed adult, but he's also lost the innocence that made him a novelist in the first place.

• Nếu một nhà văn có thể viết xong cuốn sách mà không mơ mộng đến cái bìa, thì ông ta là một người khôn ngoan, đầy hiểu biết, và là người hoàn toàn trưởng thành, nhưng ông ta cũng đã đánh mất đi cái nét thơ ngây đã từng giúp ông trở thành một nhà văn ngay từ thuở ban đầu.
Đoàn Khương Duy chuyển ngữ

Note: Pamuk dùng từ "tiểu thuyết gia". Không phải nhà văn.
Ngay ghi chú đầu là đã làm nhớ đến “con bọ” của Kafka rồi. Ông năn nỉ thiếu điều quỳ lạy nhà xb, đừng vẽ bìa con bọ! (1)

GCC dịch:
Nếu một tiểu thuyết gia có thể hoàn tất một cuốn sách mà không mơ cái bìa, thì anh ta khôn ngoan, hiểu biết rộng rãi và phong phú, và hoàn toàn trưởng thành, nhưng anh ta cũng mất đi sự ngây thơ, nó làm anh ta thành tiểu thuyết gia, vào lúc bắt đầu viết.

Chúng ta đều biết hình dáng con bọ khủng khiếp, hoá thân của một ông VC thực tình tin vào Đảng, ngay sau ngày 30 Tháng Tư. Nhưng ngay cả Kafka cũng không thể nào tưởng tượng ra nổi con bọ của ông. Ông không bao giờ muốn hình dạng của nó được phô bầy ra trước độc giả.
Flaubert đã từng muốn văng tục, khi nhà xb muốn một cuốn sách của ông có hình minh họa. "Minh họa là phản văn chương". "Thà chết còn hơn là minh họa" [Vous voulez que le premier imbécile venu dessine ce que je me suis tué à ne pas montrer ? Marthe Robert: Livre de lectures]. Kafka đành phải chấp nhận bìa cuốn Hoá Thân có hình, nhưng năn nỉ [Marthe Robert dùng chữ supplier] nhà xb, bằng mọi cách, không được trương hình con bọ ở ngoài bìa. "Gì cũng được, nhưng chuyện này nhất định không" ["Surtout pas cela, surtout pas cela!"], ông khiếp hãi trước một chuyện thô bỉ như thế, trong thư gửi nhà xb. Cuối cùng, độc giả có một con bọ Gregor vẫn còn mang dạng người, đứng trơ cu lơ một mình, trong một căn phòng trần trụi, quay lưng về phiá một cái cửa hé mở, trên một cái nền đen, tay ôm đầu.

Gấu tui có đọc báo trong nước ở trên lưới [tờ Người Lao Động thì phải], câu chuyện một nữ cán bộ, trong lúc mệt nhọc vì công chuyện, bật cái máy TV nghỉ xả hơi, và một giọng nói vùng địa phương của bà khiến bà chăm chú theo dõi, câu chuyện một bà, suốt từ 30 Tháng Tư, đi khắp một nửa đất nước, tìm hài cốt chồng. Bà đau lòng nghĩ, mình may mắn hơn, mà sao thê lương quá. Bởi vì chồng bà có về, nhưng đã biến thành một... con bọ. Đúng lúc đó, con bọ bò về nhà, sặc sụa mùi rượu Tây, mùi nước hoa nữ loại thượng hảo hạng... (1)

Sách của Tẩy, thứ bảnh nhất, collection blanche, nrf, bìa trắng, không minh họa minh hiếc gì, là vậy.

Ghi chú thứ nhì, bạn nhớ cuốn sách bạn yêu nhất, thì liền tù tì, bạn nhớ đến cái bìa của nó, câu này làm GCC nhớ đến cái kỷ niệm lần đầu đọc Bếp Lửa khi nó được đem bán xôn, “solde”, trên vỉa hè Sài Gòn: Bìa màu vàng, nhớ hoài cái bìa, lạ thế!

*

Đọc chín ghi chú mà có thêm cuốn mới ra lò cũng của Pamuk, “Nhà tiểu thuyết ngây thơ và tình cảm”, thì mới thú, và trong cuốn này, đọc cái bài Epilogue, Bạt, mới cực thú, với ai chưa biết, nhưng hẳn với GCC, vì từ trước tới giờ, GCC cứ nghĩ, ngoài ta ra, chưa ai từng lèm bèm về cuốn Lý Thuyết về Tiểu Thuyết của G. Lukacs. Và bây giờ, có 1 ông, và ông này, Pamuk, thì thật khó mà nghĩ, ông ta quan tâm tới… Mạc Xít.

Pamuk viết, trong Epilogue:

Vào tháng 10, 2009, [sau khi được đề nghị đọc Norton Lectures, tại Harvard University, qua lời mời của H.B. (Homi Bhabha), từ Cambridge], trên đường đi gặp ông HB này, tại New York, tôi [Pamuk] nghĩ tới hai cuốn sách có thể thưổng, để viết những bài đọc văn học [two books that could serve as models for these lectures]. Cuốn thứ nhất Aspects of Novel, Những khía cạnh của tiểu thuyết [GCC cũng có cuốn này, hà, hà!] của E.M. Forster, mà tôi, Pamuk, nghĩ là đã hết thời [outdated]. Nhưng sau khi tôi đọc lại cuốn...
*
Nói, đám HV không đọc được, dù chỉ mấy cái tiểu chú về bìa sách là nói thành thực. Chẳng ông Trùm nào đọc “quá” được bản văn. Hai ông Trùm, 1 ông chuyên nghề bịp, viết tiểu luận, phê bình, thì “tiểu chú” như rừng, kê hết tác giả này, đến tác phẩm nọ, nào Foucault, nào Barthes…trong khi thực tế, 1 câu tiếng Anh [trong bài viết của Barthes, “Cái chết của tác giả”, thí dụ], ông ta không dịch nổi. Còn 1 ông chuyên nghề làm cớm, tố ngụy tạo tài liệu, tố đạo văn, bây giờ đến “độc giả” của nó cũng nhiễm độc “tố”!
Đâu có phải, mở 1 diễn đàn để làm công việc nhơ bẩn đó.
Bao nhiêu năm rồi, cả 1 diễn đàn, không có nổi, chỉ 1 bài viết, một nhà văn, một nhà thơ?
Cái chuyện dịch dọt ở trong nước, phải đứng thật trên cao, thật xa mà nhìn, thì mới thấy ra vấn đề của nó. Khác hẳn Miền Nam trước 1975, Miền Bắc gần như không có dịch thuật, ngoài mớ sách dịch của những dịch giả rành văn hóa Tây, đám cựu trào, và mớ sách dịch văn Nga, thứ văn chương “vệ quốc”, nhưng với xứ Mít, nó biến thành văn chương ăn cướp. Chỉ đến sau 1975, thì mới có dịch thuật. Cho nên sai sót là chuyện bắt buộc. Từ từ sẽ có những tác phẩm dịch tốt, có sao đâu, có còn hơn không. Cái sự kiện xúm lại chửi những dịch giả ở trong nước có gì rất ư là đê tiện, theo GCC.
Một diễn đàn văn học có nhiều chuyện để làm, đâu có phải chỉ có mỗi 1 chuyện gây xì căng đan.

Tin Văn có mấy vị độc giả, thật thân thiết và đều rất bực vì cái chuyện ‘dọn’. Nhưng mấy vị này đâu có hiểu cho GCC.
Ngay từ khi còn trẻ, bị nhà thơ NS, rồi nhà văn TS, tức DA chửi ròng rã cả 1 năm trời, Gấu đâu có trả lời. Khi ra ngoài này, ngay những ngày đầu khi Chợ Cá, khi nhóm HV xuất hiện là Gấu đều hăm hở  xin viết, dù không được mời.
Khi bị cả hai xúm lại chửi, vẫn không trả lời.
Vậy mà bây giờ đành phải xông vào chốn gió tanh mưa máu, là cái chuyện cực chẳng đã.