*
Nhật Ký









 &

*

*

Vaclav Havel
The Freedom Tower
Tháp Tự Do
Tôi phải thú nhận là, không biết có nên nói ra điều này không, vào lúc này: Tôi cực kỳ thù ghét cái tháp đôi ở Trung Tâm Thương Mại Thế Giới. Chúng là một thứ kiến trúc ngu đần hết chỗ nói, chẳng có một tư tưởng nào ở đằng sau nó. Hơn thế nữa, chúng làm hỏng bầu trời thành phố: Chúng ngoi lên, chẳng ra làm sao, vượt ra khỏi khối thuỷ tinh đẹp đẽ Manhattan. Đúng là hai công trình được dựng lên vì lợi nhuận, với bất cứ giá nào: bất cần để ý hình dạng của chúng sẽ ra làm sao, chỉ cần làm sao có thật nhiều phòng ốc, trong một không gian cực kỳ nhỏ hẹp.
Tôi đã có lần ăn tối ở một nơi ở trên đỉnh, và tôi khám phá ra rằng cả một khối công trình kiến trúc như thế đó, cứ thế đung đưa nhè nhẹ. Và tôi coi đây như là một dấu hiệu, có một điều gì không đúng, có một điều gì xẩy ra ở đây ngược hẳn lại với lẽ thông thường, với sự tự nhiên. Một con thuyền, một cái tầu có thể đong đưa. Nhưng một toà nhà đừng nên đong đưa, rún rẩy, cho dù nhẹ nhàng cỡ mấy. Từ trên đó nhìn xuống, thấy thật ngu si đần độn, ảm đạm. Nó không còn là một cái nhìn xuống bên dưới, từ một căn nhà chọc trời, và còn lâu mới là một cái nhìn từ trên máy bay, xuống cõi trần.
Và đây là điều tôi sợ: rằng, vì thế giá [làm sao tao có thể thua thằng chó nào], mà, họ sẽ xây dựng một cái gì đó còn cao hơn cả cái cũ, ở ngay chỗ đó, một cái gì đó sẽ làm hư hoại Nữu Ước, hơn cả cái cũ nữa, rằng, họ sẽ sẵn sàng ăn thua đủ với khủng bố, cho dù phi lý, cho dù ngu xuẩn tới cỡ nào; và sau cùng, ai sẽ thắng, những tên cuồng tín tự sát, hay là một cái tháp còn cao hơn cả Tháp Babel?
Bạn phải uýnh lộn với khủng bố bằng quân đội, bằng cảnh sát, bằng tình báo; với những cảm tình viên của khủng bố, thì bằng chính trị, bằng khoa học có tính chính trị, bằng xã hội học, bằng tâm lý học. Nhà cửa, bìu đình, xây lên để làm giầu thêm mái ấm gia đình, đâu phải để làm cho chúng cù lần thêm. Tại sao không thể xây những bìu đình mới hòa nhập với những cái hiện có, với không gian bầu trời?
Cũng theo ý nghĩ đó, tôi không nghĩ là tại mảnh đất khởi từ con số không này [Ground Zero] lại mọc lên những công trình làm nhớ tới vụ đánh bom. Điều đã xẩy ra tại đây cần tưởng niệm, [làm sao không?], nhưng phải theo cái nghĩa gừng cay muối mặn, tức là vừa phải, có tình, có lý, giống như Đài Tưởng Niệm những người đã ngã xuống tại Việt Nam, hay tại Triều Tiên,
ở Washington, hay giản dị, chỉ là một khoảng không gian rộng, một căn phòng rộng, nó làm gợi nhớ tai ương, và cùng lúc ôm lấy nó, cưu mang nó, ở trong lòng không gian rộng lớn này.
Vaclav Havel
Vaclav Havel: Vĩnh Biệt Chính Trường

Tưởng niệm TCS
Hồ sơ TCS bị VC hăm làm thịt

Tản mạn về Ba  Người  Khác
Cũng nhiều người miền Bắc không may họ hàng phân tán chia ly trong chiến tranh, bây giờ hay nhắc đến chú bác cô dì, ông nội ông ngoại đã từng làm tướng tá hay viên chức trong chính phủ Việt Nam Cộng Hoà một cách công khai, đôi khi pha lẫn tự hào.
Đỗ Hoàng Diệu: Con ngáo ộp là có thật !


Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền
[13.3.1936 - 22.3.2006]
"They wanted what they got. They wanted the worst."
[Chúng muốn điều chúng có. Chúng muốn điều tồi tệ nhất]
Bài Ca Của Tên Đao Phủ
Tại sao ta không tin được, điều chúng tin; yêu, điều chúng yêu? Nếu chúng chiếm được cuộc đời, ta chọn hư vô.
[Ghi theo trí nhớ. NQT]
TTT: Cát Lầy

The Old Days
ZINOVY ZINIK
đọc
THE SOLZHENITSYN READER

Đọc thơ Cao Thoại Châu
"If a man could pass through Paradise in a dream, and  have a flower presented to him as a pledge that his soul had really been there, and if he found that flower in his hand when he awoke—Ay!—and what then?"

Trang thơ Cao Thoại Châu

*
Hình Gấu con, thằng lớn nhất, trước khi vượt biên. Gấu nhớ lộn, hình chụp trước Toà Đô Chính.
Đây là hình bà cụ giúi vào tay Gấu, trước khi ông con bị tống đi tập trung cải tạo tại Đỗ Hải, Nhà Bè, khoảng đầu thập niên 1980.
*
Lần bị bắt đúng lúc có chuyến vượt biên đường bộ, ngả Căm Bốt. Gấu Cái cho thằng lớn đi thế. Gấu được tin, trước khi bị đưa đi tập trung cải tạo. Bà cụ đi thăm, vừa vui vừa buồn, đưa cái hình thằng lớn chụp trước Tòa Đô Chính, trước khi từ giã Sài Gòn, nói nhỏ vô tai Gấu, nó đi thoát rồi.
Hóa ra không. Thằng nhỏ bị bắt, đưa từ biên giới về Sài Gòn, giam tại khám Chí Hòa. Lúc Gấu đi Đỗ Hải, là Gấu Cái đang tất tả lo cho nó, thành thử chẳng có ai đi thăm, bà cụ đâu biết Đỗ Hải hay Bến Hải hay Cà Mâu, đến khi hỏi ra, thì đã mấy tháng trời, Gấu vừa đói, vừa lo, không biết gia đình như thế nào, thế là liều lĩnh vượt trại. Khi Gấu Cái lên thăm, là lúc Gấu đang ở "tù trong tù."
Nhà Hội
Bài Ca Của Tên Đao Phủ