'Beslan is
quietly going out of its mind' (1)
(1) Thành phố Beslan cứ lặng
lẽ biến thành rồ dại, mất linh hồn của nó.
Tưởng Niệm Anna Politkovskaya
KREMLIN, INC.
Why are Vladimir Putin’s
opponents dying?
Theo nghĩa đó, kiếp sau ta cũng chưa tha
cho mi đâu!
Tản mạn về Ba
Người Khác
Thời thế thay đổi. Bây giờ, nhiều người khi nói đến lai lịch dòng họ,
luôn nhắc người ông địa chủ, người bác cường hào bằng một giọng kiêu
hãnh. Tự hào vì cha ông từng là chủ, từng biết chữ, từng bị chết tức
tưởi bởi cán bộ cải cách. Rõ ràng những con cháu ông Tư Râu trong
Ba
Người Khác không còn phải sống chui sống lủi trong căn phòng
tăm
tối nào. Ngay kết thúc câu chuyện của Tô Hoài đã cho thấy điều đó. Phải
thừa nhận là một kết cục đau lòng, gần như truyện Tấm Cám. Kẻ ác thực
sự bị trả thù, đền tội bằng âm mưu thâm độc. Nhưng kết cục hơi ác đó
hoàn toàn phù hợp với thực tế. Thế thì ai đó còn kiêng kị, bí mật ngăn
chặn những sự thực như
Ba Người Khác làm gì?
Cũng nhiều người miền Bắc không may họ hàng phân tán chia ly trong
chiến tranh, bây giờ hay nhắc đến chú bác cô dì, ông nội ông ngoại đã
từng làm tướng tá hay viên chức trong chính phủ Việt Nam Cộng Hoà một
cách công khai, đôi khi pha lẫn tự hào. Điều đó cho thấy bằng một cách
nào đó, sự thật đã được hé lộ, buộc mỗi người Việt Nam phải “xét lại”.
Những từ ngữ gắn liền với cuộc Cải cách ruộng đất: cường hào, ác bá,
tay sai… giờ đây được mang ra làm trò đùa mỗi khi tếu táo. Song hình
như đấy chỉ là bề nổi. Những khuất lấp bên trong vẫn còn bí ẩn như
chính sự thật về cái gọi là đường lối, chiến lược mà bộ phận cấp cao
thực thi nửa thế kỷ trước. Còn nhớ, lần đầu tiên tôi phải tự khai vào
bản sơ yếu lý lịch, đến chỗ thành phần gia đình, tôi không biết khai
thế nào, bèn hỏi bố. Ông cười. Tiếng cười của ông chỉ khi lớn thêm một
chút, tôi mới có thể cắt nghĩa. Cách đây vài tháng, tôi lại làm một sơ
yếu lý lịch khác, vẫn thấy câu hỏi đó, tôi đành để trống. Vì tôi không
hiểu mục đích người ta hỏi làm gì.
Đỗ Hoàng Diệu: Con ngáo ộp là có thật !
*
Buổi sáng
cuối cùng cùng với Sài-gòn, ngồi một mình trong quán vắng, nghe giọng
ca Thanh Tuyền... Cũng vẫn giọng hát cũ, bài ca xưa mà sao nghe lòng
mình thay đổi. Cảm giác đắng cay, tủi nhục những ngày tháng Tư nay đã
hết hẳn rồi. Người Sài-gòn đọc trong mắt kẻ thắng trận nỗi thèm khát,
mong sao được là Nguỵ. Giờ này, tiếng hát như được cất lên từ đáy mồ
biển cả, từ quần đảo ngục tù, như được sống lại từ một con ngựa thành
Troie mà Cộng sản miền Bắc trong cơn điên cuồng vơ vét đã vô tình rước
về. Nàng Mỵ Nương đang nhỏ lệ hòa tan bao nỗi tủi hờn của những anh
chàng Trương Chi suốt đời không biết hát, suốt đời chưa từng được nghe
một người hát cho một người...
Và tôi bỗng thấy bớt nhớ Sài-gòn.
Lần
Cuối Sài Gòn
Tưởng
nhớ Thanh Tâm
Tuyền
[13.3.1936
- 22.3.2006]
Chiều không xanh, không
tím, không hồng.
Những ống khói tầu mệt lả.
Này xanh này,
Này tím này,
Này hồng
này...
Em đã biết tay anh chưa? [chửi tục].
Cái
nhịp này, này ... làm bật ra ca dao:
Lấy chồng
từ tuổi muời lăm,
Chồng chê
tôi bé,
Không nằm
với tôi.
Đến khi
mười chín đôi mươi
Đương nằm
dưới đất,
Chồng
lôi lên giường.
Một rằng
thương,
Hai rằng thương.
Có bốn chân
giường,
Gẫy một còn
ba.
Không đa đa
siêu thực
Khởi từ ca
dao qua tự do.
Đọc
thơ Cao Thoại Châu
"If a man could pass through Paradise in a dream, and
have
a flower presented to him
as a
pledge that his soul had really been there, and if he found that flower
in his
hand when he awoke—Ay!—and what then?"
Gấu,
nhà văn
Q- Vous travaillez sur plusieurs textes en même temps ?
JLB - Oui, c'est une forme de la paresse.
Hỏi: Ông viết lảm nhảm, tản mạn đủ thứ, cùng một lúc?
Borges: Vâng, đó là do lười biếng.
[Jorge Luis Borges : Le goût de l'épopée.
Propos recueillis par Robert Louit in magazine littéraire n°125 - Juin
1977
]
*
Mi cứ viết ba cái lăng nhăng, nó lậm tới xương, tới tuỷ, làm độc tới
cái phần ngu ngơ nhất của trái tim của mi rồi, Gấu ơi!
Gấu Cái phán.
Oanh kích vs Pháo
kích
*
"Bạn ta", suốt đời viết văn, dịch văn nuôi đầu nậu, quê một cục, nực vô
cùng, với đám nhà văn Mít hải ngoại. Tụi mi qua bên ni, tiền bạc rủng
rỉnh, bầy đặt bỏ tiền tự in sách, tự phong nhà văn lưu vong. Gấu đọc
bài ông trả lời báo trong nước, hết sức bàng hoàng, có vẻ như bạn ta
không ưa đám bạn cũ, những thằng nhanh chân bỏ chạy quê hương, nào là
tôi sẽ suốt đời là người Việt Nam, sẽ suốt đời không làm nhà văn lưu
vong, lên giọng di chúc gửi nhà văn trẻ, thế hệ đàn em, hãy làm người
trước khi làm nhà văn.
Gấu, nhân đó, đi một đường tự kiểm, thấy bản thân có nhiều điều không
ổn, ở cả hai mặt, làm người, và làm nhà văn.
*
Ngoài những chuyện xưa tích cũ [cho hưởng tí xái, có mấy NQT], mới đây
thôi, cũng chừng vài năm trở lại, còn bị đệ tử một ông "bạn thân", cũng
văn hữu, gửi i meo đi tứ lung tung, tố cáo, thằng cha Gấu, đi đến chỗ
nào, là có vụ táy máy tiền bạc chỗ đó.
Cái vụ này, y như một cuốn phim trinh thám, mãi sau này, Gấu mới lần ra
được nguyên do, và đoán ra được là thủ phạm. Đoán thôi, nhưng chắc là
không sai. Kể hầu độc giả Tin Văn, như là một trong những câu trả lời
câu hỏi, có mấy NQT.