*
Nhật Ký









*

“Hãy đánh chết nó đi, thằng khốn, vì nó là một nhà phê bình văn học”, câu nói cực đoan của J.W. Goethe được MC Mai Chi sử dụng nhằm đẩy đưa cuộc trò chuyện "Phê bình văn học trên báo chí - Lý tính và cảm tính" tối 22/6.
Nguồn
Câu của Goethe nghe máu quá, không biết ông nói trong trường hợp nào, và nguyên văn ra sao.
Vô net, search, chỉ được câu sau đây của ông:
Against criticism a man can neither protest nor defend himself; he must act in spite of it, and then it will gradually yield to him.
[Dịch kiểu phóng tác: Đếch thèm để ý đến mấy thằng cha phê bình, cứ việc viết, rồi tụi nó cũng mò tới, năn nỉ, xun xoe viết về bạn, nếu bạn có tài!]
Johann Wolfgang von Goethe
German dramatist, novelist, poet, & scientist (1749 - 1832)
Phê bình
Nhân loại chưa tạc tượng phê bình gia nào!
Pay no attention to what the critics say... Remember, a statue has never been set up in honor of a critic!
Jean Sibelius (1865 - 1957), quoted in Bengt de Torne "Sibelius: A Close-Up" 1937
*
Những câu sau đây, thì từ một bài viết của Steiner:
Khi ngoái lại, nhà phê bình thấy cái bóng viên quan hoạn ở sau lưng. Ai chịu làm phê bình gia, nếu có thể làm nhà văn?
 Phê bình gia sống kiểu tầm gửi. Anh ta viết "về". Phải thí cho anh ta một bài thơ, một cuốn tiểu thuyết hay một vở kịch; phê bình gia sống, nhờ ân huệ thiên tài, của những kẻ khác.
Nhà phê bình thực sự, là đầy tớ cho nhà thơ.
Nhân Văn
*
...Tổng kết cuộc trò chuyện, MC Mai Chi, lại dẫn lời của một tác giả nước ngoài cho rằng, phê bình luôn nằm trong trạng thái khủng hoảng vĩnh viễn.
MC phê bình dẫn lời tào lao như thế này, chẳng cho biết nguồn, "phê bình luôn nằm trong tình trạng khủng hoảng vĩnh viển", tại sao luôn, tại sao khủng hoảng?
Nhảm thật!
*
Theo Gấu, phê bình gia, như định nghĩa về ông ta truớc đây, đã hết thời. Phê bình gia hiện thời, đều là nhà văn. Những Banville, [tác giả Biển được nhắc tới trong bài viết], Coetzee, Murakami, Amis, Rushdie... hầu hết những nhà văn nổi tiếng hiện nay, mà họ là những đại diện, đều là những nhà phê bình, nhà tiểu luận bậc thầy. Họ hiểu rất rành về công việc của họ, về văn chương, về phê bình, và một cách đó, họ làm cho nhà phê bình cổ điển biến mất.
Thảm thương thay, chúng ta chưa có được một phê bình gia như thế, và cũng theo nghĩa đó, thảm thương thay, chúng ta chưa có nhà văn, xứng đáng tầm vóc những nhà văn nước ngoài, kể trên.
Đó mới là cơn khủng hoảng trầm trọng của chúng ta, nhà văn Mít, phê bình gia Mít.
*
Trong cuộc trò chuyện, có nhắc tới "bóng tối", và, làm nhớ tới Steiner:
Chúng ta tới "sau", và đây là [vấn đề] cân não của thân phận chúng ta. Sau, là sau cái điêu tàn chưa từng có trước đây - do tính thú vật chính trị của thời đại chúng ta - về những giá trị con người, và những hy vọng.
Điêu tàn là điểm khởi đầu của bất cứ một suy nghĩ nghiêm túc về văn chương và chỗ đứng của văn chương trong xã hội. Văn chương đụng - một cách thiết yếu, một cách liên tục - tới hình ảnh của con người, tới vóc dáng và động cơ hành xử của con người. Bây giờ, chúng ta không thể xử sự - cho dù là nhà phê bình hay giản dị là một con người hữu lý - như thể chẳng có một liên quan riết róng nào đã xẩy ra cho sự cảm nhận của chúng ta, về khả năng của con người; như thể việc làm cỏ - bằng cái đói và sự hung bạo - cỡ chừng 70 triệu đàn ông, đàn bà, và trẻ con tại Âu Châu và Nga Xô trong thời kỳ 1914 và 1945: chuyện như vậy đã không lay động tới gốc rễ phẩm chất nỗi quan hoài, niềm âu lo của chúng ta. Chúng ta không thể giả đò rằng [trại tù] Belsen chẳng liên quan gì tới cuộc sống có trách nhiệm của trí tưởng tượng. Điều con người làm tổn thương con người, vào ngay đúng lúc này, đã ảnh hưởng tới chất liệu đầu tiên của nhà văn - cái giếng sâu không thể cạn của hành vi, cách xử sự mang tính người - và nó đè lên não, một vết đen mới.
*
Cái gọi là bóng tối, chính là hậu quả của bóng sáng.  Sau chiến thắng là điêu tàn "chưa từng có' trước đây".
Thảm thế đấy!

Miền Cỏ Hoang
Truyện này, Gấu thấy ở Diễn Đàn Forum, lâu rồi, nay post lại, tính đi một đường lèm bèm, nhưng sợ hư mất truyện, chỉ lọc ra vài câu, tuyệt bút, với riêng Gấu.
Cỏ léc vẫn rập rờn xanh biếc một màu, ngàn ngàn lớp sóng xô đuổi nhau chạy qua, xôn xao, khấp khởi. Heo may thổi lồng lộng buốt lên tận óc. Lại mưa phùn hay đổ vào buổi chiều tối, giăng mắc lên làng mạc một màn sương mờ dày đặc....
Trong hơi may, trên những triền đồi hoang chỉ còn độc mỗi lũ trẻ chăn trâu. Chúng co ro trong áo tơi, da tái xám giữa lồng lộng gió. Trên muôn triệu lá léc xanh xuyên qua lớp lớp mưa phùn là trong trẻo, là réo rắt, là huyền hoặc tiếng sáo. Chưa bao giờ tiếng sáo nổi (1) niềm da diết đến thế. Không đứa nào lên tiếng. Chúng nắm chặt tay nhau nhìn về hướng ngôi nhà nhỏ bên kia đồi. Phía đó, một làn khói bếp mỏng bay lên, vẽ một đường cong mềm mại, rồi tỏa tỏa vào trong chiều muộn.
(1) Nguyên là "nỗi", Gấu sửa lại là "nổi", sử dụng như một động từ, giống như "trổi", không biết có đúng ý của người xưa hay không? NQT
Trang Trần Thanh Hà

Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền

Người thứ ba
Dẫn nhập
Người Mỹ Trầm Lặng
Norman Sherry, người viết tiểu sử Greene, cũng đã từng viết về Conrad, [Thế giới Tây phương của Conrad, Cambridge University, 1971]. Liệu có gì tương tự, giữa Conrad và Greene? Cả hai cùng quan tâm đến... trái tim của bóng đen?
*
Greene không ưa Mẽo, [làm sao ưa?], và đã có lần trả lời, nếu được chọn, sẽ sống những ngày cuối đời của mình, ở Liên Xô thay vì Mẽo.
Sự tình không đơn giản như vậy. Trong bài viết về Greene, mở ra tác phẩm Visiting Mrs. Nabokov, Amis kể chuyến đi thăm Greene, hỏi, và ông này trả lời:
-Ý tôi muốn nói, là, ở đó, họ tưởng thưởng nhà văn một cách thật là xứng đáng, khi coi nhà văn như là một hiểm nguy, because they pay writers the compliment of regarding them as a danger. Nói rõ hơn, tôi muốn chấm dứt những ngày cuối đời của mình ở Gulag hơn là ở California.
Cũng trong bài viết, Martin Amis kể một giai thoại thật thú vị: Greene đã từng gia nhập Đảng Cộng Sản, cùng với Claud Cockburn, chỉ để "hy vọng một chuyến đi Moscow miễn phí"!

Dọn

Ác Mộng
Tại sao họ tin tưởng vào Stalin?
Why They Believed in Stalin
By Aileen Kelly
Tear Off the Masks! Identity and Imposture in Twentieth-Century Russia
by Sheila Fitzpatrick
Princeton University Press, 332 pp., $24.95 (paper)
Revolution on My Mind: Writing a Diary Under Stalin
by Jochen Hellbeck
Harvard University Press, 436 pp., $29.95
In a work published after he was expelled from the Soviet Union, the dissident writer Alexander Zinoviev depicted a new type of human being: Homo sovieticus, a 'fairly disgusting creature' who was the end product of the Soviet regime's efforts to transform the population into embodiments of the values of communism. In recent years the term has acquired a more neutral sense, as material emerging from the archives of the former Soviet Union - confessions, petitions and letters to the authorities, personal files, and diaries - has given scholars new insights into the ways Russians responded to the demand to refashion themselves into model Communists.
NYRB April 26, 2007
*
Nikolai Bukharin by David Levine
Trong một tác phẩm, viết sau khi bị tống xuất ra khỏi nước mẹ Liên Xô, nhà văn ly khai Alexander Zinoviev đã mô tả con người mới xã hội chủ nghĩa, Homo sovieticus, ''một sinh vật hơi bị ghê tởm', sản phẩm sau cùng của tất cả những cố gắng của chế độ Xô Viết nhằm chuyển hóa nhân dân nhập thân vào những giá trị ưu việt của Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Những năm gần đây, do những nguồn tài liệu mới, con người mới XHCN [thì cứ nói đại, con bọ] Homo Sovieticus đó, đã có một cái ý nghĩa trung tính hơn, và chúng ta có được những tia sáng mới mẻ, về cung cách, đường hướng người dân Nga đáp ứng với đòi hỏi của nhà nước Xô Viết, trong cái việc đẽo gọt chính họ, cho đúng khuôn với cái giường Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Lạ làm sao, là, con người mới XHCN đó, có những tiền kiếp, nằm trong những tầng sâu hoang vắng của văn hoá Nga trước Cách Mạng. Hiện tượng Chúa Sẩy Thai đó, đã được tiên tri, "trù ẻo", từ đời thuở nào, giống như tiền căn của một thứ cỏ, của một miền đất.
Note: Bản scan "Ác Mộng lắc", từ báo trong nước, đã được làm lớn ra, theo yêu cầu của một độc giả Tin Văn. Thân. Kính. NQT

Faulkner trẻ
Bảnh hơn chúng ta
Miền Faulkner, hay Thị trấn, Quận Yoknapatawpha County, dân số của nó, Faulkner cho biết, khi cho xuất bản Absalom,Absalom!, vào năm 1936, gồm: Trắng 6298. Đen 9313.
Chúng ta mắc nợ sáng kiến lạ lùng của Faulkner, nở rộ từ 1928 tới 1936, theo cái nghĩa thật bảnh, mà trên một chục nhà xb đã quẳng cuốn tiểu thuyết thứ ba của ông vô thùng rác.

Ba thằng lăng nhăng
Nhà thơ THT, trong một thư ngỏ gửi nhà văn VC tác giả Nỗi Buồn Chiến Tranh, qua đó, ông tỏ ra rất bực vì những điều ông nhà văn VC viết về lính thám báo, bởi vì, là thám báo, ông có thể quả quyết, viết như vậy là sai, là vu khống cho thám báo.
Nỗi Buồn là tiểu thuyết. Và, giả như không phải là tiểu thuyết, thì, một cá nhân ông THT, không thể nào đảm bảo cho cả lực lượng thám báo được.
Bởi vậy, đâu có cần phải lên tiếng.
*
Nhưng, trường hợp ngược lại, giả tưởng, cho dù là "giả tưởng của giả tưởng", có khi lại 'bảnh' hơn sự thực.
Và, theo nghĩa đó, những đoạn viết về thám báo, quả đã không làm được điều Ngọn Núi Thần Kỳ của Thomas Mann đã làm được.
*
Christia Wolf, một nhà văn [CS] Đông Đức, trong bài viết Di chuyển cái nghĩa [Shift of meaning]: Thomas Mann, trong đó, bà kể, một lần bà bị sốc, khi một người bạn rất thân, kể, vào lúc 18 tuổi, bị bắt đưa vô Lò Thiêu, Auschwitz, trong tất cả những nhà văn, Thomas Mann là người đã giúp bà  sống sót.
Nhờ, chỉ một dòng trong Ngọn Núi Thần Kỳ, dòng đó, đại khái như vầy: "Chẳng quan trọng chi chuyện liệu anh ta có sống sót hay không?" [It is not so important whether he survives].
Câu văn đó đã giúp bà ngộ ra rằng thì là làm người có nghĩa là đừng tự coi mình là cái rốn của vũ trụ. Mình là cái quái gì cơ chứ? Nhờ vậy, bà có thể nhìn một cách bình thản [calmly, đó là từ bà bạn tôi dùng. Wolf], cái gì sẽ chảy ra từ cái vòi trong nhà tắm kia, là nước, hay là hơi độc?
Thomas Mann có thể không viết dòng trên, và bà bạn tôi rốt cuộc cũng nhận ra như vậy.
*
Câu văn chìa khoá của Một Chủ Nhật Khác, chính là câu trên:
-Mình là cái quái gì cơ chứ?

Kiểu câu kệ dài thòng, trong văn Mít, trước Gấu, chưa hề có.
Lần đầu đọc Faulkner, Gấu, như Bác Hồ, lần đầu đọc Lenin, la lớn, nó đây rồi!
Bác Hồ thì nhìn ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Mít, Gấu nhìn ra con đường giải phóng văn chương Mít!
Bác cháu ta là nhất, là số một, thưa Bác!
Đây là câu chuyện tiền kiếp của Gấu, mê một em nhà giầu, đài gương chẳng thèm soi đến dấu bèo, bèn bịnh đến đi tầu suốt, trước khi đi, chỉ xin được hửi tay người đẹp, đến mãi mãi kiếp sau sau, đúng vào khi xẩy ra cuộc chiến Việt Nam, trước khi lừng lững khốc liệt đi vô Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, thì được toại nguyện.

Vài kỷ niệm về Mai Thảo